221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1068301
Chất vấn để bộ trưởng thấy rõ hơn trách nhiệm
1
Article
null
Chất vấn để bộ trưởng thấy rõ hơn trách nhiệm
,

 - "Chất vấn, trước hết là để các bộ trưởng sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình. Cũng là để  ĐB và nhân dân quan tâm sẽ nhìn thấy việc này làm tốt, việc kia chưa tốt để bộ trưởng kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệm", Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn trao đổi ngắn với báo giới bên lề phiên thảo luận chiều 25/5.

* Những câu hỏi xung quanh vụ PMU18 sẽ được trả lời bằng văn bản

Mô tả ảnh.
Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn: "Nhiều câu hỏi gửi tới Thủ tướng CP". Ảnh: Lê Nhung
- Thưa ông, cho đến nay, các câu hỏi chất vấn của ĐBQH tập trung vào những vấn đề gì?

ĐB quan tâm nhiều đến quản lý lưu thông tiền tệ. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cũng sẽ tham gia trả lời. Bộ trưởng trả lời chất vấn vừa để cho ĐBQH nắm tình hình, vừa để nhân dân hiểu được vì sao giá cả lại tăng, tại sao xảy ra lạm phát, các vấn đề về an sinh xã hội, các dự án lớn liên quan mà ĐB quan tâm.

Trong đó, ĐB đặt ra cho Thủ tướng nhiều vấn đề về kiềm chế lạm phát, tập trung vào 3 nhóm như giải pháp về quản lý tài chính, tiền tệ, tổ chức phát triển, đẩy mạnh sản xuất và về an sinh xã hội.

Về các giải pháp kiềm chế lạm phát mà Thủ tướng đã nêu đầu kỳ họp, ĐB muốn Chính phủ làm rõ hơn nguyên nhân chủ quan, đặc biệt muốn tìm hiểu rõ là do yếu tố cụ thể nào, tổ chức bộ, ngành, địa phương...

Về tài chính, tiền tệ, thành viên chính phủ nào có liên quan cũng đều đã thừa nhận. Nhưng ở đây cũng cần xem lý do khách quan lớn, như giá cả thế giới tăng. Tất nhiên, Chính phủ vẫn thừa nhận yếu tố về quản lý.

- Kỳ họp trước, Văn phòng QH có báo cáo giám sát về việc trả lời của các bộ trưởng. Lần này, Văn phòng QH có báo cáo cho ĐBQH kết quả giám sát này không?

Kỳ này thì chưa báo cáo với ĐBQH mà chỉ thông báo với các bộ trưởng. Chẳng hạn vừa qua Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trả lời tại Ủy ban Thường vụ QH về  vấn đề tài chính. Bây giờ sẽ xem Bộ trưởng giải thích như thế nào về tình hình tài chính, tiền tệ vừa qua, kết quả ra sao.

- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu có nói từ sau kỳ họp trước đến kỳ này đã soạn thảo xong Luật Bảo hiểm y tế, các bộ trưởng khác thì sao?

Thực ra làm được như thế cũng phải có một quá trình. Hiệu quả sau các phiên chất vấn cũng khá rõ. Trước hết là các bộ trưởng sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình. Cũng là để  ĐB và nhân dân quan tâm sẽ nhìn thấy việc này làm tốt, việc kia chưa tốt để kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệm.

- Thực tế, nhiều vấn đề đã đặt ra từ phiên chất vấn này đến phiên khác nhưng vẫn không được xử lý dứt điểm?

Cũng có nhiều việc khó chưa thể giải quyết ngay giữa hai kỳ họp. Chẳng hạn như vấn đề tiền thì liên quan đến dự án, liên quan đến giải ngân và liên quan ở nhiều bộ, nhiều địa phương.

Mô tả ảnh.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh vừa đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH tháng 3 vừa qua về tình hình lạm phát. (Ảnh: M.C)

- Nếu sau phiên trả lời mà xác định rõ hơn trách nhiệm thì QH sẽ ứng xử thế nào?

Cái này tùy thuộc vào nội dung phiên chất vấn. Chính phủ cũng đã họp để rút kinh nghiệm, và Thường vụ QH cũng đã có ý kiến đóng góp.

- Nhưng ngay từ kỳ họp trước, nhiều ĐB đã nêu ý kiến về lạm phát, tiền tệ song tình hình không được cải thiện mà lạm phát còn trầm trọng hơn?

Không. Cũng có cải thiện khá đấy chứ. Lạm phát thì như giải thích của Thủ tướng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn trong đó có tình hình kinh tế thế gới, tình hình điều kiện ở nước ta, chứ cái này cũng không thể đổ lỗi cho người điều hành.

Người điều  hành mà có thiếu sót thì họ cũng phải chịu trách nhiệm. Chính phủ cũng đã thấy vấn đề này nên vừa rồi đã đưa ra nhóm giải pháp là tổ chức quản lý tiền tệ để tiền tệ lưu thông tốt, kích thích sản xuất và đảm bảo đời sống nhân dân.

Việc cải thiện phụ thuộc vào kết quả trả lời của Bộ trưởng, và điều chỉnh trong quản lý điều hành. Nhưng với tư cách ĐB, tôi thấy họ đã cố hết sức nhưng trong tình hình thế giới như vậy thì mình hạn chế thế nào cũng phải có quá trinh không thể làm ngay được.

- Vậy để giám sát có kết quả cao hơn, QH có đặt ra vấn đề ra nghị quyết về hậu chất vấn không?

Nếu ĐBQH đã chất vấn mà không có chuyển biến thì cũng có thể yêu cầu ra Nghị quyết. Nhưng theo luật thì cũng phải có tỷ lệ đồng ý nhất định.

Phiên chất vấn diễn ra vào hai ngày cuối tuần 30 & 31/5, sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1. 
- Liên quan đến những vụ án lớn mà Thủ tướng yêu cầu phải xử lý nhanh chóng, chẳng hạn như vụ PMU 18, đã có ĐB nào chất vấn Chính phủ chưa?

Cái này có đấy. Nhưng trả lời bằng văn bản.

- Vì sao vụ PMU18 đang được cử tri và nhiều ĐBQH quan tâm mà lại không đưa ra chất vấn trực tiếp tại hội trường, thưa ông?

Cái này do Ủy ban Thường vụ QH quyết định. Có vấn đề trả lời trực tiếp tại Hội trường, có vấn đề trả lời bằng văn bản.

Bây giờ cũng đang có nhiều việc lớn cần phải bàn nên Ủy ban Thường vụ QH đã yêu cầu phải trả lời bằng văn bản rồi. Nhiều việc ta phải bàn trong thời điểm này, cho nên cân nhắc việc nào đưa ra, việc nào tiếp tục giao cơ quan chức năng điều chỉnh, làm sáng tỏ.

- Cử tri kỳ vọng hoạt động chất vấn tại diễn đàn QH ngày càng đổi mới. Vậy cùng với việc rút gọn lại thời gian, phương thức chất vấn  lần này có gì khác?

Chất vấn kỳ này rút từ hai ngày rưỡi xuống còn hai ngày vì nhiều vấn đề đã chất vấn tại Ủy ban Thường vụ QH.

Các Bộ trưởng sẽ phải gửi văn bản trả lời tới các ĐBQH chứ không lên đọc văn bản như trước nữa. Do đó, phần lên trả lời trực tiếp sẽ ngắn gọn hơn, sau đó ĐB hỏi gì, Bộ trưởng sẽ trả lời luôn, nếu không đạt yêu cầu là ĐB sẽ hỏi tiếp để có thể đối thoại ngay tại diễn đàn QH.

  • Lê Nhung (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,