221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1057607
Sẽ thành lập cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính
1
Article
null
Sẽ thành lập cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính
,

 - Ngày 23/4, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ tục hành chính (TTHC) Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội thảo góp ý lần cuối cho Dự án Luật TTHC. Dự kiến, luật sẽ được trình ra Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.

Mô tả ảnh.
Người dân đến tìm hiểu thủ tục khai sinh tại phường Trung Hòa. Ảnh: L.N
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (VPCP), dự thảo luật nêu rõ cơ quan chủ trì soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), khi ban hành các thủ tục hành chính phải đánh giá tác động của thủ tục, làm rõ chi phí, nguồn nhân lực và thời gian cần thiết cho việc thực hiện.

Đồng thời, để bảo đảm các thủ tục đều được thẩm định trước khi ban hành, Luật quy định các thủ tục hành chính dự kiến phải thông qua cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.

Ngoài nội dung trên, 5 chương của Dự thảo Luật còn quy định chi tiết về: thẩm quyền quy định và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; các bước thực hiện thủ tục hành chính và quy trình đăng ký thủ tục hành chính.

Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính dựa trên các căn cứ như: Tính hợp pháp của thủ tục hành chính; Sự cần thiết của thủ tục hành chính; Chi phí vật chất và thời gian thực hiện thủ tục; Những thay đổi về kinh tế, xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác khiến thủ tục hiện hành không còn phù hợp; Kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với các thủ tục hành chính hiện hành; Liệu các thủ tục hiện vẫn cần thiết có thể được đơn giản hóa và rút gọn, và có thể đơn giản hóa và rút gọn đến chừng mực nào?.

Vấn đề đáng lưu ý nhất, đó là để bảo đảm các thủ tục đều được thẩm định trước khi ban hành, Luật quy định các thủ tục hành chính dự kiến phải thông qua cơ quan kiểm soát TTHC.

Cơ quan sẽ có các chức năng tổ chức nghiên cứu và cho ý kiến đối với những TTHC dự kiến quy định, được cơ quan soạn thảo gửi đến lấy ý kiến; tiếp nhận đăng ký và đôn đốc các Bộ, UBND tỉnh đăng ký kịp thời, đúng thời hạn các TTHC đã ban hành. Cơ quan này dự kiến sẽ đứng độc lập để rà soát TTHC một cách chủ động, khách quan, có hệ thống.

Tuy nhiên, một đại diện của Ngân hàng Nhà nước VN bày tỏ băn khoăn, các thủ tục hành chính ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, thì trước hết phải tuân thủ theo phạm vi điều chỉnh của Luật văn bản quy phạm pháp luật. Các bộ ngành cũng đều có bộ phận pháp chế. Lần này, nếu lại có thêm một cơ quan kiểm soát, sẽ không tránh khỏi có văn bản sẽ được thẩm định tới 2 lần, thậm chí 4 lần.

"Như vậy thì liệu quy trình có được đơn giản hơn đi như mục tiêu không", vị này đặt vấn đề.

Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: "Thực tiễn cải cách ở VN và kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy việc thành lập cơ quan kiểm soát TTHC là nhân tố bảo đảm sự thành công trong cải cách".

Trong 9 lần lấy ý kiến trước đó, ban soạn thảo đã nhận được nhiều góp ý về việc nên giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp hoặc Bộ Nội vụ đảm nhận nhiệm vụ của cơ quan này. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chủ trương của ban soạn thảo là "nếu đặt cơ quan này thuộc bất kỳ bộ nào cũng sẽ không bảo đảm sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng cũng như ảnh hưởng tới tính bền vững của thủ tục".

  • L. Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,