221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1055771
Quốc hội: Hai năm, vẫn loay hoay với bệnh tả
1
Article
null
Quốc hội: Hai năm, vẫn loay hoay với bệnh tả
,

 - "Về dịch tả đang hoành hành, phải nói là qua hai năm rồi chúng ta vẫn loay hoay", ông K’so Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội bức xúc, trong phiên thảo luận sáng 18/4 về kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi đề cập đến từ "dịch tả", ông Phước lại nói ngay: "công tác phòng chống bệnh tiêu chảy cấp làm chưa tốt". 

Trong khi đó, trao đổi với báo giới bên hành lang phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đã từ chối trả lời câu hỏi: "đã đến lúc gọi đúng tên và công bố cho toàn dân biết về dịch tả hay chưa?".

"Chi 1 tỷ đồng phòng dịch, đỡ mất 4 tỷ đồng chống dịch"

Mô tả ảnh.

Theo đánh giá của WHO, VN xếp thứ 183/194 nước về công bằng trong chăm sóc sức khỏe.  (Ảnh chụp tại trường Tiểu học Lóng Luông, xã Lóng Luông, Mộc Châu, Sơn La.  Lê Anh Dũng)

Kết quả giám sát cho thấy, tại một tỉnh phía Bắc, khi có dịch tả, tỉnh này đã phải chi ra 4 tỷ đồng chống dịch. Cán bộ y tế dự phòng đã phản ánh với đoàn giám sát rằng nếu ngay từ đầu năm, tỉnh cấp 1 tỷ đồng để chủ động phòng dịch thì sẽ đỡ phải mất 4 tỷ đồng chống dịch.

Theo bà Trương Thị Mai, chủ trương "phòng bệnh hơn chữa bệnh tuy được nói đến nhiều nhưng chưa hề có quy định tỷ lệ hay lộ trình cụ thể".

Ngân sách địa phương dành cho công tác này chỉ đạt 10 - 15%, trong khi đó, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ này ít nhất phải đạt 30%. Hầu hết các tỉnh chỉ xuất ngân sách khi có dịch cấp bách xảy ra.

Ông K’so Phước kiến nghị: "Từ khi có chương trình y tế dự phòng đến nay, kết quả đạt được thế nào? Bộ Y tế cần có thống kê con số. Quốc hội phải được biết nhờ chương trình này, tỷ lệ dịch bệnh đã giảm được bao nhiêu?".

Cùng với việc chỉ ra những bất cập của chính sách "coi trọng dập dịch hơn phòng dịch", kết quả khảo sát của UBTVQH cũng ghi nhận, nhiều cán bộ y tế khẳng định, chi phí truyền thông về y tế rất đắt, việc tuyên truyền đến người dân bị hạn chế nên người dân không có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin về chăm sóc sức khỏe.

Theo PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, với mức độ lây lan dịch như hiện nay, Bộ Y tế nên thẳng thắn gọi chính xác tên bệnh tả thay vì tiêu chảy cấp nguy hiểm. (Theo Người lao động).

Trong khi đó, người dân ở nhiều nơi vẫn duy trì nếp sống không hợp vệ sinh, gà chết dịch vứt ra nơi công cộng, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh rất thấp. Báo cáo ở nhiều nơi là 80% nhưng thực tế chỉ đạt 20 - 30%.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu thừa nhận: "Phân bổ ngân sách chưa thực sự ưu tiên cho y tế dự phòng. Sở Y tế chưa phát huy đúng vai trò tham mưu cho HĐND khi phân bổ ngân sách y tế cho phòng bệnh và các nhiệm vụ y tế cấp bách".

Xã hội hóa: Tránh lẫn lộn công - tư

Hiệu quả của chủ trương xã hội hóa y tế đến đâu? Cổ phần hóa cả bệnh viện hay cổ phần hóa từng bước...  cũng là những vấn đề gây tranh cãi trong suốt phiên thảo luận.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu tổng kết: "Cơ sở y tế ngoài công lập nhiều nhưng quy mô còn nhỏ, chỉ thực hiện việc khám và chữa bệnh thông thường. Những bệnh viện "khách sạn" cung cấp dịch vụ chất lượng cao không nhiều... Tuy đặt mục tiêu đến 2020, mỗi tỉnh có ít nhất 1 bệnh viện tư song việc huy động các nguồn lực đầu tư cho y tế chưa đạt kết quả như mong muốn do các rào cản về thuế, cơ chế tín dụng, đất đai".

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền khẳng định: "Không nên cổ phần hóa các bệnh viện nhà nước vì cơ sở khám chữa bệnh nhà nước hiện vẫn còn ít". Ông Hiền cho rằng, nên xây mới thêm bệnh viện và cổ phần hóa các bệnh viện này ngay từ đầu, không nên cổ phần hóa từng phần để tránh lẫn lộn công tư: "Chẳng lẽ, trong bệnh viện, cũng phân biệt, cái máy này là cổ phần hóa, còn máy kia vẫn của nhà nước", ông Hiền nói.

Tán đồng ý kiến này, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh thiếu niên và nhi đồng QH Đào Trọng Thi bổ sung thêm: "Việc cần làm là khuyến khích xây dựng bệnh viện tư".  Vừa qua, chủ trương cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) và bệnh viện Thành phố Thanh Hóa đã "vấp" phải sự phản ứng quyết liệt của cán bộ, nhân viên và dư luận.

Trưởng ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cũng phân vân: "Khi cổ phần hóa, khó tránh tình trạng lợi ích tập trung hết vào một nhóm người".

Ông Tuyên đề xuất, nên có quy chế công khai minh bạch khi thực hiện cổ phần hóa từng phần trong bệnh viện công. "Liên doanh, liên kết, đầu tư máy móc, xây mới cơ sở như thế nào cần có quy định", ông Tuyên nói.

Báo cáo kết quả thực hiện chủ trương này, bà Trương Thị Mai cho biết, đây là lĩnh vực nhạy cảm, lại chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng và chưa có sự đồng thuận cao về chính sách nên hầu hết vừa làm vừa rút kinh nghiệm: "Hành lang pháp lý cho chính sách xã hội hóa qua liên doanh, liên kết tại bệnh viện công chỉ mới dừng ở chủ trương, nghị quyết QH, chưa quy định trong văn bản luật nào", bà Mai cho biết.

Chưa kể, theo bà Mai, việc xã hội hóa chỉ thuận lợi cho bệnh viện tuyến TƯ vì đây là tuyến cuối, buộc phải chi trả. Hệ thống bác sĩ, do tập trung nguồn lực sẽ lơ là trong hỗ trợ tuyến dưới, ảnh hưởng đến sự hỗ trợ trong toàn hệ thống y tế công.

  • Lê Nhung 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,