221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1050091
Cân nhắc khi điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội
1
Article
null
Cân nhắc khi điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội
,

  - "Điều chỉnh lại chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Quốc hội đã đề ra là điều chưa có trong tiền lệ và nên cân nhắc với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô", Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho biết.

Mô tả ảnh.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: T.S

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phát đi tín hiệu sẽ trình QH xem xét lại việc giảm chỉ tiêu tăng trưởng và điều chỉnh lại chỉ tiêu lạm phát đã được Quốc hội thông qua cuối năm 2007 cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều này liệu có được cân nhắc xem xét ngay trong kỳ họp QH thứ ba vào tháng 5 sắp tới?

Cho đến bây giờ, bản thân Chính phủ cũng đã thấy rằng việc đạt được các chỉ tiêu như Nghị quyết QH đã thông qua là không thể được. Nhưng xử lý vấn đề này thế nào?

Theo tôi, vẫn có nhiều cách để cân nhắc. Có cách tiếp cận là điều chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng và lạm phát để nay mai so sánh, đánh giá sẽ có căn cứ rành mạch hơn.

Tôi nghiêng về cách tiếp cận thứ hai, đó là chỉ tiêu không quan trọng. Mà trong tình huống này, cần tập trung cao nhất để giảm lạm phát ở mức thấp nhất và duy trì tăng trưởng ở mức cao hợp lý, đảm bảo được yêu cầu giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

- Nếu đem ra bàn bạc tại kỳ họp sắp tới, Quốc hội có tiếp tục ấn định một chỉ tiêu lạm phát hoặc tăng trưởng cố định mới nữa hay không?

Điều chỉnh lại chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu lạm phát đã được QH ra Nghị quyết là điều chưa từng có trong tiền lệ. Điều chỉnh hay không còn liên quan đến mục tiêu.

Xác định tầm quan trọng của ổn định vĩ mô là nhân tố quyết định. Nên Chính phủ đã ưu tiên tập trung cho kiềm chế lạm phát, một tay kéo tiền về, tay kia nâng cao thúc đẩy sản xuất.

Duy trì tăng trưởng liên quan đến đời sống người dân. Vì vậy nếu tăng trưởng thấp sẽ tác động đến vấn đề việc làm. Mất việc, thu nhập thấp, đời sống lại càng thêm khó khăn. Đừng để tăng trưởng tụt quá thấp trong khi lạm phát có thể kiềm chế được...

Chính phủ đã đưa ra cả gói biện pháp, cần theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh chứ đây không phải là một biện pháp cố định.

Làm thế nào để tránh tình trạng đề ra các chỉ tiêu, QH ra Nghị quyết để rồi sau đó phải điều chỉnh vì không phù hợp thực tế? 

- Có mấy vấn đề cần quan tâm. Thứ nhất, đánh giá phải chuẩn xác. Thứ hai, dự báo tốt. Thứ ba, trong chỉ đạo, phải bám sát nghị quyết mà các cơ quan đề xuất và thể hiện bằng nghị quyết. Tránh tình trạng không bám vào nghị quyết QH, nên kết quả thấp.

Kế hoạch về sản xuất, kinh tế chỉ là kế hoạch định hướng. Vì vậy khi thực hiện có thể rất linh hoạt. Có năm đạt cao hơn, có năm thấp hơn. Như vậy sau mỗi năm phải có đánh giá cụ thể về tình hình thực hiện chỉ tiêu để từ đó chủ trương làm tốt hai khâu quan trọng.

Cân nhắc chương trình giám sát về lạm phát

Rất nhiều vấn đề về đời sống người nghèo, nông dân, công nhân... đang được đặt ra do tác động của tăng giá và hàng loạt chính sách như cấm bán hàng rong, cấm xe ba gác, rét đậm rét hại. QH có dự kiến bổ sung vào chương trình giám sát năm 2008 khảo sát thực tế về vấn đề này?

"Nói kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, có nghĩa là không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng đã đặt ra từ cuối năm 2007 mà phải tập trung sức để kiềm chế bằng được lạm phát, phấn đấu bảo đảm tốc độ tăng giá giảm dần. Theo tinh thần đó, Chính phủ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét giảm chỉ tiêu tăng trưởng và điều chỉnh lại chỉ tiêu lạm phát cho phù hợp với tình hình thực tế. Sự điều chỉnh này là cần thiết nhằm hướng các giải pháp vào mục tiêu ưu tiên hàng đầu, bảo đảm tiền đề cho tăng trưởng cao và bền vững những năm tiếp theo. Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo điều hành để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và mục tiêu ưu tiên hàng đầu này". (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
- Quốc hội có giám sát tối cao, giám sát của UBTVQH, giám sát của đại biểu. Đây vẫn còn là một khâu hạn chế trong hoạt động QH. Dù không có tình hình phức tạp như vừa qua thì QH khóa XII cũng phải đẩy mạnh giám sát. 

Còn trong tình hình nhiều biến động như từ đầu năm tới nay liên quan trực tiếp đến dân sinh, làm ảnh hưởng đến mục tiêu QH đề ra thì rõ ràng QH sẽ cân nhắc lựa chọn các chương trình giám sát phù hợp.

Trong gói giải pháp mà Thủ tướng vừa ban hành có nhắc đến việc rà soát lại các dự án đầu tư kém hiệu quả. Đây và vấn đề đã được QH cảnh báo trong nhiều năm qua. Vậy theo ông, lần này Chính phủ nên có biện pháp nào để xử lý dứt điểm vấn đề này?

- Giải pháp này không có gì mới. Cách đây 4 năm khi có chương trình giám sát về dự án đầu tư công, QH đã cảnh báo phải đầu tư tập trung, khắc phục hiện tượng những dự án kém hiệu quả, tràn lan. Tình hình có chuyển biến nhưng không như mong muốn.

Chính phủ lần này đã có được sự đồng thuận cao nhưng cần làm mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Việc thành lập một cơ quan riêng phụ trách vấn đề rà soát lại các dự án không quan trọng vì thêm bộ máy chỉ thêm cồng kềnh. Quan trọng là sự phối hợp giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp. Đây chỉ là cách làm và hiệu lực trong chỉ huy, điều hành.

  • Lê Nhung (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,