221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1046539
"Muốn giám sát, phản biện tốt, cần độc lập tài chính"
1
Article
null
'Muốn giám sát, phản biện tốt, cần độc lập tài chính'
,

  - Tiếp sau những góp ý thẳng thắn cho dự án sửa đổi Luật MTTQ của ông Trần Trọng Tân, nguyên Trưởng Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương, VietNamNet gặp gỡ với hai phó Chủ tịch MTTQ TP.HCM, ông Lê Hiếu Đằng và bà Võ Thị Dung.

"Chính Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) với tư cách giám sát, lên tiếng, giúp cho Đảng thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình. Từ nhận thức này, nên thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ, tạo hành lang pháp lý cho MTTQ có sự độc lập tương đối" - ông Lê Hiếu Đằng nói.

Dùng tiền tài trợ: Chưa quy định cụ thể

Mô tả ảnh.
Ông Lê Hiếu Đằng. (Ảnh: PC)

- Có ý kiến cho rằng, muốn có vai trò và vị trí như thế, MTTQ phải có tự chủ nhất định về tài chính. Cần xây dựng quy định gì cho vấn đề trên? 

- Ông Lê Hiếu Đằng: Hiện nay, MTTQ hoạt động dựa vào kinh phí được cấp. Trong luật nên xác định rõ hệ thống tài chính riêng cho MTTQ. Từ chỗ độc lập về tài chính, MTTQ mới có sự độc lập tương đối về vai trò, vị trí.

Theo điều lệ, MTTQ có các nguồn tài chính sau: ngân sách, ủng hộ của người dân, ủng hộ của nước ngoài.

Tuy vậy, chưa có sự cụ thể hoá điều lệ này. MTTQ hoàn toàn có khả năng vận động nguồn tài trợ trong, ngoài nước. Người dân thấy hoạt động của MTTQ mang lại lợi ích cho mình, muốn đóng góp vật chất cho MTTQ. Trong những trường hợp như vậy, chưa rõ MTTQ có được nhận không.

- Bà Võ Thị Dung: Hiện nay, điều kiện hoạt động không tương ứng với vai trò của MTTQ. Chưa có cơ chế cụ thể sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho MTTQ. Cấp MTTQ cơ sở càng gặp khó khăn về chính sách, chế độ của cán bộ, nên không thu hút được những người có trình độ, năng lực tham gia.

Tạo hành lang cho MTTQ

Bà Võ Thị Dung. (Ảnh: PC)
Bà Võ Thị Dung. (Ảnh: PC)

- Đặc biệt là ở cấp cơ sở, hầu như không có biểu hiện giám sát, phản biện của MTTQ. Đâu là nguyên nhân của việc này? 

- Ông Lê Hiếu Đằng: Vì những người làm công tác MTTQ còn ngại đụng chạm đến chính quyền. MTTQ ở cấp cơ sở hoàn toàn phụ thuộc vào cấp uỷ Đảng, chính quyền. Hoạt động MTTQ ở đây chủ yếu là từ thiện.

Mặt khác, có những ý kiến tâm huyết đã không được tiếp thu. Các nhân sỹ, trí thức thấy ý kiến của mình không có tác dụng nên không nhiệt tình đóng góp. Ngay ở cấp MTTQ TP, có nhiều khối tư vấn không hoạt động.

Hiện nay, công tác MTTQ phụ thuộc vào rất nhiều vào cấp uỷ Đảng, cái gì cũng phải xin ý kiến.

MTTQ cần hành động dựa trên pháp luật chứ không theo ý kiến một vài cá nhân có chức, có quyền. Sự lãnh đạo của Đảng, biểu hiện ở mức cao nhất, vẫn là sự tôn trọng pháp luật. Vấn đề là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của MTTQ, tạo hành lang cho MTTQ hoạt động.

TIN LIÊN QUAN
Cần nhận thức, phản biện, nêu ý kiến khác nhau để chọn phương án tốt là điều cần có với bất kỳ xã hội nào. Việc mỗi người hàng ngày phải cân nhắc, lựa chọn phương án hành động cũng là tự phản biện với chính mình.

Mặt khác, người làm công tác MTTQ cần dám hành xử theo quyền được hiến định của mình.

- Dư luận đánh giá, quyền của MTTQ có nhiều, nhưng còn thiếu chế tài để bảo vệ quyền này. Cụ thể là thiếu chế tài gì?

- Ông Lê Hiếu Đằng: Nghị định 50 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định: Những quyết định gì liên quan đến quyền lợi của người dân thì trước khi ban hành buộc phải xin ý kiến của MTTQ. Bây giờ cần bổ sung chế tài không thực hiện quy định trên thì chịu xử lý thế nào và quy định rõ những chủ trương, chính sách lớn liên quan đến cuộc sống của người dân thì buộc phải xin ý kiến của MTTQ.

Bầu những người thật sự của quần chúng

Mô tả ảnh.
Sự trì trệ của dự án Dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị đánh giá còn thiếu tiếng nói của MTTQ. (Ảnh: Tấn Thuấn)

- Nhưng ngược lại, hoạt động của MTTQ có xu hướng bị hành chính hoá. Khi nào MTTQ nhận được công văn từ các cơ quan đề nghị cho ý kiến, MTTQ mới lên tiếng, MTTQ còn ít tính chủ động?

- Ông Lê Hiếu Đằng: Đúng là công tác MTTQ đang bị hành chính hoá. MTTQ ít tự mình khảo sát, phát hiện những vấn đề trong cuộc sống.

- Bà Võ Thị Dung: Muốn tiếng nói của MTTQ mạnh hơn cần tập hợp, phát huy đội ngũ nhân sỹ, trí thức tốt hơn nữa. Quan trọng là làm sao tổ chức và có cơ chế làm việc tốt để những người tham gia cảm thấy tiếng nói của mình có trọng lượng, được lắng nghe, được đóng góp vào xây dựng đất nước. Phương thức tổ chức hoạt động phải đa dạng, cách tiếp cận với các nhân sỹ, trí thức phải thể hiện rõ tinh thần trọng thị.

- Vậy, lại phải nhìn vào đội ngũ cốt cán của MTTQ, những người giữ vai trò tổ chức?

- Ông Lê Hiếu Đằng: Luật MTTQ cần quy định rõ bầu lên những con người thật sự của quần chúng, không chỉ định sẵn. Có thể người đó không phải Đảng viên, miễn sao có uy tín với quần chúng và có năng lực. Người làm công tác MTTQ phải có tâm huyết, kiến thức và dũng khí.

  • Phạm Cường (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,