- Mặt trận Tổ quốc cần có tiếng nói độc lập tương đối, phải là nơi để người dân gửi gắm. Ông Trần Trọng Tân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ TP.HCM, góp ý như trên cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc.
"Đòi hỏi của người dân về một xã hội dân chủ là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và đoàn thể - những nhân tố đảm bảo dân chủ - còn thiếu sức nặng" ông nói.
MTTQ giám sát thực thi pháp luật của mọi cơ quan
- Thưa ông, giám sát và phản biện là hai nhiệm vụ trọng yếu của MTTQ, cũng là hai vấn đề được dư luận quan tâm khi đóng góp cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ. Cần có chủ trương gì, bổ sung điều gì trong Luật MTTQ để MTTQ thực hiện tốt hơn nữa hai nhiệm vụ trên?
- MTTQ được hình thành từ hiệp thương, không phải do dân bầu lên, nên không phải là cơ quan quyền lực, nhưng là cơ quan lên tiếng, với hoạt động giám sát, phản biện. MTTQ có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Hoạt động giám sát, phản biện ở mức độ cao nhất là buộc các cơ quan Đảng, Nhà nước từ trên xuống dưới phải tôn trọng Hiến pháp; khi phát hiện vi phạm Hiến pháp, lập tức lên tiếng buộc xử lý.
Dân chủ thể hiện qua việc tôn trọng Hiến pháp, pháp luật, nhiều trường hợp hiện nay đã không thực hiện được. Trong khi đó, nhiều nước đi trước đã làm được điều này. Tôi từng chứng kiến một Tổng thống Hàn Quốc khi tuyên thệ nhậm chức chỉ nói một cách ngắn gọn: Tôi tôn trọng Hiến pháp. Muốn thực hiện được điều đó tại Việt Nam, cần đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của MTTQ.
"Càng chịu lắng nghe, uy tín của Đảng sẽ càng lớn"
Vậy, cần làm sao để MTTQ không đối lập với Đảng nhưng vẫn giữ sự độc lập tương đối, không hoàn toàn phụ thuộc vào Đảng, tránh việc toàn bộ lực lượng của MTTQ là đảng viên.
Mặt khác, Đảng cần thống nhất nhận thức: Càng chịu lắng nghe, uy tín của Đảng sẽ càng lớn; cần chấp nhận phanh phui cái xấu; giấu cái xấu chính là điều nguy hại.
Buộc xin ý kiến
- Vẫn có hiện tượng nhiều quyết định, chính sách lớn không xin ý kiến MTTQ khi bắt đầu soạn thảo. Không rõ tiếng nói của MTTQ trong chính sách cấm xe tự chế; hoặc tiếng nói trước hiện tượng chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi không được thực hiện nghiêm. Theo ông, cần bổ sung quy định gì cho hoạt động phản biện của MTTQ?
- Xây dựng dự án bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám (TP.HCM), chính quyền không hề hỏi ý kiến MTTQ TP.HCM. Khi mọi việc đã đâu vào đấy, MTTQ TP mới làm việc với đại diện một số sở về vấn đề trong quá trình xây dựng, nhổ cây tại công viên như thế nào? Có thể trồng lại được không?
Điều đáng nói là có nhiều điểm gây lo ngại trong dự án này. Chúng tôi hỏi chủ trương xây dựng bãi đậu xe này có từ đâu cũng không được trả lời rõ ràng. Bãi đậu xe này sẽ có nguy cơ nổ bình xăng xe dẫn tới nổ toàn bộ tầng hầm. Nơi đây không gần một khu vực, đơn vị nào có nhu cầu gửi xe cao. Các dịch vụ tại bãi gửi xe sẽ tập trung người đến, và sẽ trở thành điểm kẹt xe. Tuy nhiên, đó chỉ là nói việc đã rồi.
Cần quy định rõ vấn đề quan trọng đến cỡ nào thì buộc phải xin ý kiến của MTTQ. Cần có chế tài xử lý vi phạm quy định này.
Đối thoại trực tiếp với người có trách nhiệm
- Đó là quy trình phản biện. Theo ông, về cách thức phản biện, cần có thay đổi, bổ sung gì?
- Công tác phản biện của MTTQ cần có tính tranh luận. Từ trước đến nay, phản biện thường được tiến hành theo hình thức: các nhân sỹ ngồi lại, nói một lèo, một người ngồi ghi lại rồi gửi đến các cơ quan. Cách phản biện như vậy không hiệu quả.
Cần vận dụng hình thức đối thoại trực tiếp giữa các nhân sỹ và đại diện của chính quyền. Chẳng hạn, trước một vấn đề lớn của đất nước, MTTQ tập hợp một số nhân sỹ, trí thức hàng đầu trong lĩnh vực đó, gặp trực tiếp Thủ tướng. Thủ tướng lắng nghe và trao đổi để làm rõ vấn đề. - Nhìn từ vai trò trên của MTTQ, cần có thay đổi gì về thành phần, cách thức hoạt động? -
Về tài chính, MTTQ cần độc lập, có thể kinh doanh và phát hành báo Mặt trận. Nếu Nhà nước hỗ trợ MTTQ thì không trả lương công chức mà cấp kinh phí trọn gói, để MTTQ tự tính cách dùng số tiền phục vụ hoạt động của mình. MTTQ phải là nơi để người dân gửi gắm - Có ý kiến cho rằng, MTTQ chưa phải là tổ chức đáng tin cậy để người dân gửi gắm bức xúc. Hoạt động của MTTQ chưa tương xứng với sứ mệnh là một nguyên nhân của tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài. Ông nghĩ sao về vấn đề này? - Tình trạng người dân đi khiếu kiện nhiều, trong trạng thái "bơ vơ" thế này, đúng là có trách nhiệm của MTTQ. Lẽ ra MTTQ phải là nơi để người dân bảy tỏ thắc mắc: ông quan chức nọ, ông quan chức kia có dinh cơ xa hoa, rộng lớn thế này, thế nọ. MTTQ có trách nhiệm tham gia thu thập chứng cứ, kiểm chứng nguồn thông tin, can thiệp để các cơ quan chức năng giải quyết. Nếu thông tin mà người dân đưa ra không chính xác thì MTTQ có trách nhiệm giải thích lại với người dân.
Như vậy, cần xem lại quy định về vấn đề các cơ quan trả lời yêu cầu của MTTQ. Phạm Cường (thực hiện)
Về vấn đề cán bộ, người lãnh đạo MTTQ cần mang tính chất rộng rãi, tốt nhất là người ngoài Đảng nhưng có tri thức, uy tín, bề dày, và không kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào. Người đứng đầu MTTQ có thể là một luật gia uy tín, một học giả có tầm ảnh hưởng... Có như vậy, người lãnh đạo MTTQ mới không mang danh nghĩa tổ chức, đơn vị nào ngoài MTTQ.
"Người đứng đầu MTTQ cần mang tính chất rộng rãi, tốt nhất là người ngoài Đảng nhưng có tri thức, uy tín và không kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào"