221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1030144
Đại sứ Nhật: Dự án cao tốc Bắc Nam ít khả thi
1
Article
null
Đại sứ Nhật: Dự án cao tốc Bắc Nam ít khả thi
,

 - Trước khi rời Việt Nam kết thúc quãng thời gian hơn 5 năm trên tư cách Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Norrio Hattori khẳng định tình yêu và mối quan tâm của ông với đất nước này. Ông tư vấn, với dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tính khả thi thấp. Tốt hơn Việt Nam nên chọn ưu tiên làm những tuyến ngắn như Hà Nội - Vinh hoặc TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang thay vì Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.

3 năm nữa, tôi sẽ trở lại đất nước này, Đại sứ Nhật Bản Norio Hattori khẳng định. Ảnh: PL

3 năm nữa, tôi sẽ trở lại đất nước này, Đại sứ Nhật Bản Norio Hattori khẳng định. Ảnh: PL

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: tính khả thi thấp

Trước băn khoăn Việt Nam phải làm gì để tránh việc các nhà đầu tư ồ ạt vào và rút ra như thời điểm những năm 90, Đại sứ Nhật Bản cho rằng quan trọng nhất là đảm bảo sự ổn định chính trị, dù ở hình thái chính trị nào.

Tương lai Chính phủ Việt Nam liệu có sự thay đổi nào hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Việt Nam. Các nước láng giềng của Việt Nam có chế độ chính trị thay đổi thất thường, do đó, việc giữ ổn định về mặt đầu tư rất khó. 

Riêng với dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, một trong 3 dự án lớn Chính phủ Nhật hỗ trợ, Đại sứ Hattori cho biết, phía Nhật đang tiến hành các khảo sát. Dự kiến kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào mùa Thu 2008. Khi đó, Chính phủ hai nước sẽ cùng trao đổi và đề ra kế hoạch tiếp theo.

Tuy nhiên, ông cho rằng, tàu Shinkansen tốc độ nhanh nhất cũng chỉ 300km/h, không thể cạnh tranh với máy bay, nhất là với tuyến đường dài như Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc xây dựng Shinkansen Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, tính khả thi thấp. 

Ông Hattori khuyên, Việt Nam nên chọn ưu tiên làm dự án đường cao tốc Hà Nội - Vinh hoặc Hồ Chí Minh - Nha Trang. Như vậy, hiệu quả kinh tế, xã hội sẽ cao hơn. Ở Nhật Bản, nước này tiến hành xây dựng Shinkansen với chiều dài 550 km nối liền Tokyo với Osaka. 

3 năm nữa, tôi sẽ trở lại Việt Nam

Nhìn lại hai nhiệm kỳ Đại sứ tại Việt Nam, ông Hattori nhấn mạnh, có rất nhiều mốc quan trọng, nhưng mục đích cơ bản là thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. 

Năm 2007, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam gấp 10 lần tổng đầu tư của 3 năm trước đó cộng lại.

Cùng năm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là quốc khách duy nhất trong năm của Nhật Bản.

Tuy nhiên, ông Norio Hattori cho rằng, trong lĩnh vực văn hóa vẫn còn rất nhiều công việc dang dở. Chương trình phổ cập giáo dục tiếng Nhật tại các trường ở Việt Nam theo đề nghị 4 năm trước của Đại sứ vẫn còn ít. 

Khi PV đề nghị bình luận về việc, nhiều người cho rằng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam là những người quyền lực trong chính trường Nhật, Đại sứ Hattori cười: Quyền lực chỉ đối với các chính khách. Tôi chỉ là quan chức Chính phủ. Với tư cách Đại sứ, tôi cố gắng làm thế nào thực hiện tốt chỉ thị của các chính khách, các nhà lãnh đạo mà thôi.

Tuy nhiên, ông cho biết, bản thân ông có nhiều quan hệ với các chính khách Nhật và khi gặp khó khăn, ông luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của họ.

5 năm trước, Đại sứ Hattori đưa mục tiêu tăng số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản gấp 10 lần nhưng sau 5 năm, con số này vẫn chỉ khiêm tốn ở mức tăng gấp đôi.

Chia sẻ cảm nhận về Việt Nam, Đại sứ Hattori cởi mở "việc sống ở Việt Nam rất dễ chịu, dễ kết bạn. Chỉ cần một lần tới Việt Nam, bất cứ người Nhật Bản nào cũng thích đất nước này". 

Từng công tác tại nhiều nước châu Á, ông Hattori thấy người Việt Nam gần gũi nhất với người Nhật về tinh thần cũng như vẻ ngoài.

Rời Việt Nam 3 năm sang Paris làm Đại sứ Nhật Bản tại OECD, ông Hattori tin tưởng, ông sẽ sớm quay trở lại.

"Với tôi, Việt Nam đã thực sự là quê hương thứ hai của mình", ông nói. 

Các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam đều khẳng định Việt Nam coi ông là một người bạn thân, một người thân trong gia đình.

  • Phương Loan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,