221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1022190
"Đem đại nghĩa để xóa hung tàn"
1
Article
null
Kỷ niệm chiến thắng họa diệt chủng Polpot:
'Đem đại nghĩa để xóa hung tàn'
,

(VietNamNet) - Đó là lời đúc kết của Đại tướng Lê Đức Anh khi hồi tưởng chiến thắng họa diệt chủng Polpot ở Campuchia ngày 7/1/1979. Cho dù đã từng có những đánh giá khác nhau, thế giới đã phải thừa nhận rằng: chính Việt Nam đã cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi một trong những thảm họa diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử thế kỷ XX.

 

Đại tướng Lê Đức Anh
29 năm đã trôi qua nhưng ký ức vẫn còn sống động trong tâm tưởng của vị Đại tướng đã trực tiếp cầm quân ở chiến trường Campuchia nhiều năm trời.

 

“Quyết định ngày 23/8/1978  tiến công vào Campuchia để đánh tan lực lượng quân sự Polpot và xóa bỏ chế độ diệt chủng là quyết định mang tính lịch sử, không thể nào khác được”, Đại tướng khẳng định.

 

“Vào thời điểm đó, chế độ diệt chủng Polpot, sau hơn 3 năm, đã giết hại gần 3 triệu người. Xã hội Campuchia từ một ốc đảo hoà bình trong thập kỷ 60 đã bị Polpot biến thành một trại khổ sai khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người.

 

 

 Ai cũng phải thừa nhận là việc VN vào Campuchia đã đem lại kết quả rõ ràng…Hành động đó đã được nhân dân Campuchia ở khắp nơi chào đón như là sự giải phóng cho họ.

 

Ai cũng thấy rõ ràng là sở dĩ từ trước đến nay Khmer đỏ không thể trở về được Phnom Penh, chủ yếu vì sự có mặt của Việt nam.


Thời báo Canberra (Australia) số ra ngày 19/3/1989
Đối với Việt Nam, sau hàng loạt các hành động khiêu khích tại biên giới, ngày 21/12/1978 Polpot sử dụng 10 sư đoàn mở chiến dịch tiến công trên toàn tuyến biên giới, mục tiêu chủ yếu là chiếm thị xã Tây Ninh của VN.

 

Kể từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978 chúng đã giết hại hơn 5000 dân thường VN, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, chùa chiền bị đốt phá, nửa triệu dân sát biên giới phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng chạy dạt về phía đông, sống chen chúc bên những hố bom B52 chưa kịp lấp …

 

Trước lời kêu cứu khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, trước nguy cơ diệt vong của dân tộc láng giềng anh em Campuchia, chúng ta đã phải đi tới quyết định của những người có lương tâm: Phải xoá bỏ chế độ diệt chủng! Chừng nào còn chế độ diệt chủng Polpot thì nhân dân Campuchia còn phải đắm chìm trong thảm hoạ diệt chủng và Việt Nam không bao giờ có hoà bình và ổn định để xây dựng đất nước.

 

Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnompenh được giải phóng và đến ngày 17/1/1979, sau 25 ngày, tất cả các thành phố, thị xã trên đất nước Campuchia đã được hoàn toàn giải phóng khỏi chế độ diệt chủng.

 

Cũng phải nói thêm rằng, nếu không có sự ủng hộ to lớn của nhân dân Campuchia, quân đội Việt Nam không thể đánh tan lực lượng quân sự hơn 21 sư đoàn của Polpot nhanh gọn đến như vậy.

 

 

 

Nhìn lại sự kiện ngày 7/1/1979, phải khẳng định trước sau như một, đó là hành động nhân đạo và chính nghĩa hiếm có, một quyết định thuận tình hợp lẽ của một dân tộc luôn “lấy đại nghĩa để xóa hung tàn”. Quân đội và nhân dân Việt nam đã cứu một dân tộc láng giềng, cứu nhân dân Campuchia anh em thoát khỏi hoạ diệt chủng, thực hiện hồi sinh một dân tộc, xây dựng lại đất nước từ những “cánh đồng chết” hoang tàn.

  

Trầm ngâm, Đại tướng Lê Đức Anh kể, khi vào đến Campuchia, ông và các đồng đội không khỏi bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến những gì đã xảy ra còn khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng của con người.

 

“Sau khi giải phóng Campuchia, nhiệm vụ hàng đầu là cứu đói, cứu khổ. Nhiều người dân Campuchia đã được cứu sống ngay khi sắp bị Polpot hành quyết. Có những người bị kiệt sức không tài nào đi lại đến mức bộ đội tình nguyện Việt Nam phải khiên, cõng, võng đưa về. Những người Campuchia chạy trốn khỏi hoạ diệt chủng, khi quay trở lại còn không chịu nổi mùi xú uế bốc lên. 

 
Trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC tháng 6/2006, cựu Đại sứ Hoa Kỳ Pete Peterson nói rằng thế giới phải cảm ơn Việt Nam vì họ đã lật đổ Polpot ở Campuchia. Ông Peterson gọi đây là “tấn thảm kịch đáng ra phải được giải quyết sớm hơn và mạnh mẽ hơn để cứu mạng hàng triệu người”. Theo Cựu đại sứ Hoa Kỳ, lịch sử cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của Việt nam.

Trên toàn bộ đất nước Campuchia vừa được giải phóng, những người lính tình nguyện Việt Nam đã giúp hàng vạn, hàng triệu dân tiều tuỵ, đói khát, từng đoàn, từng đoàn người trở về quê cũ nơi bọn Polpot buộc họ phải rời bỏ. Ở đâu cũng phải cứu đói, cứu đau, giúp dân bắt tay vào sản xuất và làm lại nhà cửa, lập lại bệnh xá, khôi phục trường học, chùa chiền.

Thấu hiểu tình cảnh khó khăn của người dân, nhiều chiến sĩ và chuyên gia VN được phái về nước đem giống lúa, hạt rau tốt của quê hương mình sang giúp từng gia đình, từng xóm ấp. Các chùa chiền, cung điện được niêm phong và bảo toàn nguyên vẹn cho đến khi trao trả cho phía bạn.

 

Đối với tù binh và hàng binh Polpot, chúng ta đối xử rất nhân đạo; những kẻ bị thương được cứu chữa và giúp trở về quê; những người khoẻ mạnh được giáo dục và cho trở lại rừng kêu gọi tàn quân Polpot ra hàng, có người còn được cho mang theo súng. Với những kẻ cầm đầu, chúng ta để cho Liên hiệp Quốc xét xử.

 

Chỉ có thể đánh giá đúng sự hồi sinh kỳ diệu của dân tộc Campuchia nếu đặt nó trong hậu quả khủng khiếp mà chế độ diệt chủng Polpot đã gây ra.

 

“Lịch sử luôn là lịch sử và sự thật luôn chỉ có một sự thật mà thôi. Cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, thực hiện hồi sinh dân tộc, đó là sự nghiệp quốc tế cao cả và sáng ngời chính nghĩa của nhân dân VN trong thế kỷ XX”, Đại tướng Lê Đức Anh kết luận.

  • Thuận An (ghi)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,