(VietNamNet) - Thuê hay không cho thuê tài sản của nhà nước đã gây tranh cãi nhiều nhất tại phiên thảo luận tổ của các đoàn đại biểu Quốc hội về dự luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ngày 8/11.
Cho thuê công sản: Đừng để tư túi
"Tôi không tán thành để các cơ quan cho thuê như khoản 1, điều 41 nêu. Tôi biết là trong thực tế, rất ít phần tiền thu được từ việc cho thuê trụ sở vào được ngân sách, mà thất thoát rất nhiều", Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, bà Ngô Thị Doãn Thanh gay gắt.
Giờ giải lao, các đại biểu Hà Nội vẫn tranh luận sôi nổi về quản lý công sản. Ảnh: VA
Bà Thanh cũng lo ngại, nếu cho phép các đơn vị cho thuê tài sản công, rất dễ xảy ra trường hợp "đơn vị tìm mọi cách thu hẹp diện tích sử dụng để cho thuê, lấy tiền".
Trưởng đoàn luật sư thành phố HCM Nguyễn Đăng Trừng đồng quan điểm: "đã là tài sản nhà nước, không xài hết, phải trả lại chứ không được cho thuê". Ông nhấn mạnh: "phát sinh tham nhũng là những tài sản công như nhà cửa, trụ sở, xe cộ...".
"Cho các đơn vị sự nghiệp công thuê trụ sở dùng không hết thì cũng có thêm đồng ra đồng vào nhưng đó cũng có thể là mầm mống cho sự không minh bạch", đại biểu Nguyễn Việt Dũng (TP.HCM) chia sẻ sự lo ngại. Theo ông, "liệu có thể kiểm soát việc nộp ngân sách như thế nào, khi mà giá thị trường khác, giá trên hợp đồng lại khác?"
Ở TP.HCM, chưa bao giờ trụ sở hàng loạt cơ quan từ hành chính sự nghiệp, đoàn thể, trường học đến nhà văn hoá, công viên... lại bị "xẻ thịt" để cho thuê nhiều như hiện nay!
Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Đức Nhanh (Hà Nội) lại cho rằng, nếu không cho thuê là một sự lãng phí.
"Cho thuê tài sản không sử dụng hết là phù hợp với giai đoạn hiện nay, khi chuyện thừa thiếu giữa các cơ quan là một thực tế phổ biến", ông Nhanh nói.
Ông Nguyễn Việt Dũng cũng thừa nhận: “Ngay như nhà khách- chỗ chúng ta đang họp đây tôi thấy cũng cho thuê đám cưới. Đó là một thực tế. Và thực tế nữa ai cũng thấy là tiền lương không đủ để cán bộ công chức trang trải cuộc sống nên đơn vị nào cũng muốn vận dụng cho thuê để cải thiện”.
"Không nên quy định cứng là cơ quan, đơn vị không được khai thác, cho thuê. Tuy nhiên, điều quan trọng là nguồn lợi ấy phải nộp vào ngân sách, chứ không phải vào túi cá nhân, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) đồng ý.
Mặc dù khẳng định ngay đầu buổi thảo luận của đoàn TP.HCM rằng "đã là tài sản công, không nên đặt nặng vấn đề cho thuê kinh doanh vì dễ nhập nhèm", nhưng sau khi lắng nghe các tranh luận và đọc kỹ quy định "chỉ cho đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê" thì ông Trần Du Lịch đã tỏ ý tán thành. Nghịch lý công sản: Nơi thừa chỗ thiếu Mặc dù đồng tình với quan điểm cho thuê, Đại biểu Ngô Anh Dũng (Hà Nội) nêu nghịch lý: "Có cơ quan không biết có đến bao nhiêu trụ sở, có cơ quan lại phải đi thuê. Quốc hội không có chỗ làm việc, trong khi Nhà khách 35 Hùng Vương rất to thì cho thuê đám cưới. Bệnh viện cứ kêu không có chỗ khám chữa bệnh, nhưng cứ đi đường Hai Bà Trưng thì thấy, bệnh viện cũng cho tư nhân thuê làm cửa hàng". (VietNamNet) - Ai lợi trong việc nhiều nghìn mét vuông đất công Vườn thú Hà Nội bị ’’xẻo’’ cho tư nhân thuê vô tội vạ để mở đủ loại nhà hàng, quán bia, café, karaoke, tenis... với giá ’’bèo bọt’’ so với thị trường? - câu hỏi mà dư luận đang bức bách cần được trả lời! Bà Ngô Thị Doãn Thanh cũng công nhận rằng, Hà Nội cũng có những trụ sở được sử dụng "như nhà 35 Hùng Vương của Trung ương". "Hà Nội đang kiểm kê tài sản, nhà, đất công. Việc kiểm kê khó nhưng không phải là quá khó, bởi đều là tài sản lớn, nhìn thấy được. Cái khó là, sau kiểm kê thì xử lý thế nào? "Anh" nào thừa, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả, ta có thật cương quyết điều chỉnh cho "anh" nào đang thiếu, phải đi thuê hay không?" Theo đại biểu Nguyễn Đức Nhanh, Chính phủ cần tổng kiểm tra định kỳ hàng năm tài sản của nhà nước, đồng thời dự luật cũng phải có quy định về định mức sử dụng. Đồng thời, số tiền thu được từ việc cho thuê, ngoài nộp thuế, nộp ngân sách thì cần để lại một phần cho đơn vị bảo trì, trang trải các loại phí điện, nước... Thất thoát, lãng phí công sản: Nói ra rả nhưng chưa xử lý được ai Đây là bức xúc của nhiều đại biểu trước thực tế sử dụng tài sản công gây thất thoát, lãng phí hiện nay cũng như việc chậm trễ báo cáo việc sử dụng đất đai chưa dùng hết công suất. Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM cho biết, thành phố hiện đang còn 2 triệu m2 đất công sản sử dụng chưa đúng mục đích. Theo yêu cầu của thành phố, nhiều bộ, ngành đã rà soát và báo cáo song còn chưa đầy đủ. “Trong thực tế, chúng ta chưa xử lý được ai khi để thất thoát, lãng phí tài sản công, mặc dù cứ nói ra rả vậy”, bà Thảo thừa nhận. Năm ngoái, đoàn đại biểu thành phố đã chất vấn Bộ trưởng Tài chính về vấn đề này nhưng vẫn chưa có nhiều thay đổi.
“Chỉ cần bán đi 19 trong số 50 địa chỉ thuộc khối này đã thu được 980 tỷ đồng. Theo quy định mới thì Nhà nước để lại không quá 50% số thu cho các đơn vị để tái đầu tư, số còn lại nộp vào ngân sách nhưng trên thực tế thì thành phố vẫn chưa thu được khoản tiền bán nhà đất sử dụng sai mục đích này”, bà Thảo cho biết. "Các bộ, ngành, cơ quan đơn vị còn chây ỳ, chậm báo cáo việc sử dụng đất đai chưa sử dụng hết công suất cũng nên xét trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu", bà Thảo đề xuất. Nên trao cho Quốc hội và người dân quyền giám sát Trong khi đó, các đại biểu Hà Nội đặt vấn đề cụ thể: Chính phủ phải tổng kiểm tra hàng năm và có báo cáo thống kê tình hình sử dụng công sản cho đại biểu Quốc hội biết. Ông Nguyễn Ngọc Đào phàn nàn: "Đại biểu hoàn toàn không có thông tin rằng bộ nào, cơ quan nào, chí ít là cơ quan trung ương, đang giữ bao nhiêu tài sản nhà nước. Những thông tin này phải được minh bạch". Chính vì thiếu thông tin nên theo ông Ngô Anh Dũng, dự luật phải dành một chương về quản lý sử dụng tài sản nhà nước, trong đó, cần nêu rõ, nhân dân và Quốc hội có quyền giám sát, kiểm tra hay không. Vân Anh - Ngọc Nhung
Thống kê ở TP.HCM cho thấy hiện có 914 địa chỉ nhà đất trên địa bàn thành phố dùng sai mục đích, 50 địa chỉ trong đó là thuộc khối các cơ quan TƯ.
Đoàn Đại biểu TP.HCM sốt ruột vì chậm trễ báo cáo việc sử dụng đất công. Ảnh: Ngọc Nhung