221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
986864
Chi phí hành chính: Lực cản với môi trường kinh doanh VN
1
Article
null
Chi phí hành chính: Lực cản với môi trường kinh doanh VN
,

(VietNamNet) - Cùng với cải cách hành chính và những cải thiện trong hoạt động luật pháp, chỉ số môi trường kinh doanh năm nay của VN đã tăng lên mức 91/178 quốc gia. Tuy nhiên, nếu cải thiện thủ tục hành chính đối với DN và thực hiện nghĩa vụ thuế như một số nước trong khu vực, chỉ số này sẽ đạt mức 66, ông Justin Yap, chuyên gia của Ngân hàng thế giới đánh giá.

Các chuyên gia Ngân hàng thế giới và Việt Nam cùng thảo luận về môi trường kinh doanh Việt Nam ngày 26/9/2007.

VN có thể xếp thứ hạng cao hơn

Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đã có những cải thiện. Môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp thứ 91 trong số 178 nước. (Năm 2006, Việt Nam xếp 104/175 nước.) Trong 10 chỉ số đánh giá, 5 chỉ số của Việt Nam đã được cải thiện, một chỉ số giữ nguyên và một xấu đi. 

Báo cáo Môi trường kinh doanh là nỗ lực của hơn 5000 chuyên gia địa phương và các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới. 

Đ có kết quả này, các chuyên gia cũng đã tiến hành khảo sát khoảng 6000 DN tư nhân và nhà nước. 

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng nói rõ, đối với việc khởi sự kinh doanh, bản báo cáo đã chưa tính hết những điều chỉnh dưới tác động của Luật DN mới. Con số 11 thủ tục khởi sự kinh doanh đã là của năm 2000. Bây giờ, theo quy định chỉ có 6 thủ tục nhưng trên thực tế, các DN hầu như chỉ phải tiến hành 5 thủ tục, ông Nguyễn Đình Cung, CIEM cho biết. 

Ông Cung nói, nếu tính hết những tác động này và cập nhật thông tin, chỉ số về khởi sự DN của Việt Nam có thể là 30 chứ không phải 97 như báo cáo nêu. 

Các chuyên gia khẳng định Việt Nam đang đi đúng hướng, là một trong những nước có tốc độ cải cách nhanh nhất và chắc chắn, môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện hơn nữa.

Các chuyên gia lưu ý, Việt Nam có 2 điểm cần chú ý: giấy phép và gánh nặng hành chính trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Chỉ riêng thuế con dấu khi xin cấp phép xây dựng đã chiếm 3% giá trị tài sản và tương đương 373% GDP/người của Việt Nam. Đây là con số lớn, ngay cả khi so với các nước trong khu vực (Thái Lan, thuế con dấu chỉ chiến 10% bình quân GDP/người).

Về gánh nặng hành chính trong thực hiện các nghĩa vụ thuế, các DN Việt Nam phải mất nửa tháng để hoàn thành. Các nước có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam chỉ tốn 226 giờ. Theo ông Justin Yap, chuyên gia của WB tại Mỹ cho rằng, nếu Việt Nam có thể giảm thời gian cấp phép bằng mức của Thái Lan và thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế tương đương với Inđônêxia, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ là 66/178, chứ không phải là 91 như trong báo cáo. 

Chỉ riêng việc tiến hành điều chỉnh các thủ tục hành chính, Việt Nam có thể cải thiện đáng kể thứ hạng môi trường kinh doanh của mình, ông Justin nhấn mạnh. 

Chi phí hành chính lớn: cản trở chính

Theo báo cáo về Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới vừa công bố hôm nay, 26/9, thủ tục hành chính vẫn là yếu tố gây cản trở lớn nhất với môi trường kinh doanh của Việt Nam, dù đã có nhiều cải thiện. Thủ tục hành chính gây cản trở tất cả các mặt, tiêu phí thời gian, tiền bạc và làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế VN. 

Trong cấp phép xây dựng, DN làm ở Việt Nam sẽ phải hoàn thành 13 thủ tục, mất 194 ngày với chi phí 373,6% thu nhập trên đầu người để xin được giấy phép xây dựng. 

Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, sau 5 năm liên tục theo dõi, các nước đã có 413 cải cách được tiến hành. Chỉ riêng năm 2007 đã có tới 200 cải cách. Trong đó, có khoảng 113 cải cách gắn với tác động của báo cáo môi trường kinh doanh của WB. 

Trong giải quyết các yêu cầu về thuế, một DN cỡ trung bình ở Việt Nam phải mất 1.050 tiếng đồng hồ, tương đương với 130 ngày làm việc của nhân viên để hoàn tất các thủ tục trả thuế. Các DN sẽ phải trải qua 32 lần thanh toán, với tổng số thuế phải trả chiếm 41,1% giá trị lợi nhuận trước nộp. 

Trong thực thi hợp đồng, DN Việt Nam vẫn phải qua 34 bước thủ tục, với 295 ngày, tốn kém 31% giá trị hợp đồng để thu hồi nợ khó đòi hoặc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Hay đối với vấn đề giải quyết trường hợp DN phá sản, để hoàn thành tất cả các thủ tục, sẽ mất hơn 5 năm và tốn 15% chi phí giá trị tài sản nếu áp dụng quy trình chính thức. Do đó, rất ít DN tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa DN.

Ngay trong thương mại quốc tế, mặc dù Việt Nam được xếp hạng trên trung bình 63/168 nhưng thời gian tiêu tốn cho các thủ tục xuất nhập khẩu và chi phí vẫn cao, so với những nước cùng khu vực như Trung Quốc, Malaysia, và Singapore. Để xuất khẩu một lô hàng, các DN sẽ phải hoàn thành 6 chứng từ, trong vòng 24 ngày với chi phí 669 USD cho một container. Để nhập khẩu, tỷ lệ tương ứng là 8 chứng từ, 23 ngày và 881 USD cho một container. Trong khi đó, chi phí cho xuất và nhập khẩu của Trung Quốc chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam. Chi phí này sẽ dội vào nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu, giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế và của mỗi DN Việt Nam. 

  • Phương Loan

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,