221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
963438
TP.HCM: Còn xa tiêu chuẩn "Thành phố sống tốt"?
1
Article
null
TP.HCM: Còn xa tiêu chuẩn 'Thành phố sống tốt'?
,

(VietNamNet) - Hội thảo “Tiêu chí những thành phố sống tốt – Hướng tới một thành phố Hồ Chí Minh: văn minh - hiện đại” được Viện Kinh tế TP.HCM phối hợp với Trung tâm toàn cầu hoá ĐH Hawaii tổ chức vào ngày 27/7 đặt ra yêu cầu cao cho TP.HCM với mốc thời gian đến năm 2025. Nhưng, những kết quả trước mắt còn hạn chế.

  • TP.HCM sẽ trở thành thành phố toàn cầu?

    Cơ quan tư vấn nguồn nhân lực Mercer (Mỹ) mới đây công bố bảng xếp hạng kết quả khảo sát chất lượng cuộc sống năm 2006 ở 215 thành phố lớn trên toàn thế giới. TP.HCM được 61,9 điểm, xếp thứ 148 (Hà Nội được 60 điểm, xếp thứ 155). Đáng chú ý là GDP tăng, nhưng kết quả khảo sát chất lượng cuộc sống lại giảm so với năm 2005 do ô nhiễm môi trường, nhà lụp xụp, ngập lụt, y tế kém chất lượng...

    Còn xa tiêu chí

    Môi trường trong lành là một tiêu chuẩn quan trọng của "Thành phố sống tốt". (ảnh: BĐVN)

    Tiêu chí "Thành phố sống tốt" được hiểu là một biểu hiện cao độ của "Thành phố văn minh - hiện đại".

    Theo Th.S Dư Phước Tân, Viện Kinh tế TP.HCM, qua phân tích số liệu thực trạng của TP.HCM, kết quả đạt được các tiêu chí văn minh, hiện đại trong thời gian qua (đến thời điểm năm 2005, 2006) rất đáng khích lệ, đặc biệt ở một số lĩnh vực như: số lượng người sử dụng internet, điện thoại tăng nhanh. Nhưng, ở một số tiêu chí quan trọng, mức độ đạt được còn thấp.

    Về các tiêu chí của Thành phố hiện đại, trước tiên phải kể đến nhóm tiêu chí hàm lượng công nghệ trong sản xuất và dịch vụ.  Kết quả trong lĩnh vực này còn khá thấp: Tỷ lệ các ngành có hàm lượng công nghệ cao tại TP.HCM vào năm 2006 chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số. Tốc độ đổi mới công nghệ đạt 12%/năm. Đây là tiêu chí cần được phấn đấu nhiều hơn nữa trong thời gian tới khi TP.HCM cùng cả nước có nhiều vận hội, đang hội nhập với nền kinh tế thế giới.

    Nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm lao động đã thông qua đào tạo chỉ đạt 40% vào năm 2006. Về dịch vụ cao cấp phát triển, các doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử mới chỉ đạt 6% trong tổng số. Tỷ lệ trả lương qua ngân hàng ngày càng phát triển nhưng mới đạt khoảng 50 - 60%.

    Về tiện nghi cuộc sống, diện tích nhà ở tại TP mới chí đạt 10,5m2/người, tốc độ di chuyển bình quân trong khu vực nội thành còn quá chậm, đạt 25 - 30 km/h.

    Về khám chữa bệnh, năm 2006 mới đạt 9,2 bác sỹ/10.000 dân, số giường bệnh đạt 31,2 giường/10.000 dân. Tỷ lệ tiêm chủng đạt 96% là khá cao, nhưng tỷ lệ chi ngân sách cho ngành y tế của TP đến nay vẫn còn ở mức 3,5%.

    Về không gian đô thị, mật độ cây xanh trong khu vực nội thành cũ chỉ đạt 2,3m2/người là quá thấp. Theo Th.S Tân, việc xây dựng một đô thị với không gian thông thoáng và mật độ cây xanh cao là vấn đề cấp bách hiện nay. Mật độ xây dựng tại khu vực nội thành cũ là khá cao, bình quân khoảng 70%. Chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn.

    "Chưa thấy nơi ở cho người thu nhập thấp"

    Theo TS Mike Douglas, đồng Giám đốc Trung tâm toàn cầu hoá ĐH Hawaii, một thành phố sống tốt là nơi con người được đáp ứng yêu cầu sống tối thiểu, yêu cầu về văn hoá, có nhiều không gian công cộng, môi trường trong lành, quan tâm đến yếu tố truyền thống..

    "Tôi chưa thấy nơi ở cho người thu nhập thấp của TP.HCM. TP cần nhanh chóng có quy hoạch tổng thể, quan tâm đến nhà cho người nghèo, đời sống cộng đồng, tạo ra không gian văn hoá" - TS Mike Douglass nói.

    Theo TS Jim Spencer, muốn xây dựng thành phố sống tốt, cần thúc đẩy vai trò của tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ công, không quên nơi an dưỡng cho người già, quan tâm phát triển công nghiệp phần mềm.

    Chuyên gia đô thị Nguyễn Đăng Sơn, Viện phó Viện nghiên cứu đô thi và phát triển hạ tầng, cho rằng: Bên cạnh việc đặt lợi ích của nhân dân vào vị trí trung tâm, đô thị cần phát triển ổn định, bền vững trên ba lĩnh vực cơ bản ở thế chân vạc: kinh tế, xã hội và môi trường. Cân bằng, ổn định kinh tế là ổn định thị trường; cân bằng, ổn định xã hội là ổn định chính trị và môi trường nhân văn; cân bằng, ổn định môi trường là cân bằng sinh thái.

    "Muốn phát triển TP cần có tôn chỉ. Trong quy hoạch kinh tế - xã hội, nghị quyết Đảng bộ có nêu mục tiêu phát triển TP, nhưng đó mới là mục tiêu kinh tế - xã hội ngắn hạn, chưa phải tôn chỉ" - ông Sơn khẳng định.

    Đã có một số gợi ý xác định tính chất trong tôn chỉ của TP như: "Hòn ngọc Viễn Đông", "Thành phố về quê ăn Tết", "Thành phố pha tạp hay đa dạng văn hoá"... Về vị thế của TP.HCM cũng có nhiều ý kiến khác nhau như: "Thành phố quốc tế", "Thành phố toàn cầu"...

    Năm 2006, Viện kinh tế và ĐH Hawaii đã tổ chức hội thảo về Thành phố sống tốt, đưa ra hàng loạt tiêu chí liên quan đến vấn đề này: Công ăn việc làm, nhà ở, dịch vụ công cộng, môi trường xã hội, môi trường sinh thái, hạ tầng đô thị... Tiêu chí sống tốt được khái quát là vừa dễ thở, vừa "hái ra tiền". Nhưng, một số chuyên gia nhận định, môi trường sinh thái suy giảm, hạ tầng đô thị quá tải đang đe doạ khả năng "hái ra tiền" của TP.

    Theo ông Sơn, hiện nay, kiến trúc và môi trường của TP đang có nhiều bất cập, nhưng TP đang có hiệu quả về kinh tế, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng thành một đô thị đẹp (Hòn ngọc Viễn Đông), đa dạng (Thành phố quốc tế). Có thể chính sự đa dạng về văn hoá, kiến trúc lại là bản sắc riêng của TP.HCM, là một phần của tôn chỉ phát triển TP.

    Về lộ trình thiết kế đô thị TP.HCM đạt đến hiện đại, trao đổi với VietNamNet bên lề hội thảo, ông Nguyễn Trọng Hoà, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP, cho biết: Hiện tượng một số con đường được mở rộng tốn kém nhiều kinh phí nhưng chưa có sự đồng bộ trong diện mạo, trở lại với nhà ống, như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, là do khi đó chưa có chính sách và vốn cho việc xây dựng đồng bộ nhà cao tầng. TP đang áp dụng cơ chế đấu giá đất mặt tiền sau khi giải toả để xây dựng nhà cao tầng cho một số con đường mới, như đường Nguyễn Văn Linh.

    • Phạm Cường

     

     

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,