221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
903256
Lời nói thật của một ĐBQH sắp mãn nhiệm
1
Article
null
Lời nói thật của một ĐBQH sắp mãn nhiệm
,

(VietNamNet) - Chỉ trở thành đại biểu QH 5 năm sau khi rời vị trí TGĐ một doanh nghiệp lớn, với tư cách một nhà khoa học, bà Nguyễn Thị Anh Nhân là một trong số đại biểu phát biểu “hăng” và có trọng lượng trong các kỳ họp QH khóa XI. Tuy vậy, người phụ nữ này vẫn cho rằng mình chưa phải là đại biểu toàn diện, chưa giúp được nhiều cho cử tri. Bà mong muốn công tác bầu cử cũng như tổ chức hoạt động của QH cải tiến mạnh mẽ hơn nữa.

Nên mở rộng cánh cửa cho người tự ứng cử

Soạn: HA 1045093 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại biểu Nguyễn Thị Anh Nhân.(Ảnh: VA)

Trở thành đại biểu QH do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật HN đề cử vậy trước đó, ở vị trí quản lý doanh nghiệp, bà đã có ý định tham gia chưa?

Tôi nhớ một lần sau khi nghe tôi phát biểu ở thành phố Hà Nội về vấn đề sản xuất kinh doanh, có đồng chí ở thành ủy hỏi: “Sao chị không tham gia QH? Những vấn đề chị nói hết sức nóng bỏng và vô cùng cần thiết”. Nhưng ngày trước ai muốn tự ứng cử thì cũng khó.

Nghĩa là bây giờ chuyện tự ứng cử đã dễ dàng hơn trước?

Cảm nhận của tôi qua phát biểu của các quan chức Nhà nước thì kỳ này mở rộng hơn cho việc tự ứng cử. Tự ứng cử rất tốt, người ta ra ứng cử là để đóng góp cho đất nước, chứ mấy ai vì danh vì lợi đâu? Người nào cảm thấy có thể có ích cho đất nước, bằng tiếng nói của mình, do kinh nghiệm thực tế cuộc sống thì muốn tham gia thôi. Tôi nghĩ nên mở rộng cánh cửa ấy.

Bà nghĩ gì về cơ cấu thành phần tham gia bầu cử đại biểu QH?

Cơ cấu thường hơi xa thực tế. Người có tài, cần vào, có tiếng nói trọng lượng thì không thể chen chân vào được. Còn những người không cần vào, không hiểu biết gì nhiều về các vấn đề làm luật mà cơ cấu vào đó thì lãng phí. Đấy là vấn đề mà ai cũng biết.

Khi vào QH tôi thấy rõ các bộ luật thường do các cơ quan soạn thảo là các bộ chủ quản thảo ra, nghiên cứu và trình QH. Họ không thể tách được khỏi cái chủ quan của mình, cho nên góp ý để họ thay đổi là rất khó. Phải là những người biết lĩnh vực cực kỳ rõ, có lý luận sắc bén đã đành rồi, còn phải có thực tế, chứng minh rõ ràng thì may ra mới có thể thay đổi được dự thảo của họ.

Đó có phải là kinh nghiệm “xương máu” mà bà rút ra sau những lần góp ý đến cùng cho một số dự luật liên quan đến doanh nghiệp?

Đúng là tôi đã phải tốn nhiều công sức lắm. Những vấn đề tôi thấy hết sức thiết thực, không thể không góp ý thì tôi phải tham gia ngay từ hội nghị chuyên trách. Khi đưa ra QH thảo luận thì chỉ còn mấy tiếng đồng hồ để phát biểu thôi, sau đó là bấm nút. Thế thì mấy tiếng đồng hồ đó mà tiếng nói của mình đơn lẻ thì ai nghe? Đời nào ban soạn thảo họ nghiên cứu hàng bao nhiêu năm chịu nghe mình phát biểu một câu mà lại đi sửa dự thảo.

Ngoài chuyện tham gia từ hội nghị chuyên trách, tôi còn phải có công văn riêng gửi cho Ban Thường vụ QH, các đồng chí chuyên trách vấn đề này... Có những vấn đề rất rõ ràng nhưng ban soạn thảo nhất định không nghe, ví dụ Luật Doanh nghiệp, có điều ghi “Những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư ở VN phải định cư ở VN”. Thực tế là có những DNNN đầu tư ở cả trăm nước, như bia Carlsberg của chúng tôi có mặt ở 150 nước, bắt đối tác của chúng tôi định cư ở VN, vậy còn 149 nước kia thì sao? Tôi phải phát biểu đến 3 lần và đến lúc bấm nút, biểu quyết đa số tán thành góp ý của tôi, họ mới sửa.

Cần tăng số đại biểu chuyên trách

Vậy theo bà, làm thế nào để khắc phục tận gốc tình trạng này?

Nhiều đại biểu chưa làm tròn vẹn trách nhiệm của một dân biểu. Ảnh: Nguyên Vũ

Cái khó nhất của QH là Ban soạn thảo các dự luật cũng chính là các Bộ phụ trách chính lĩnh vực đó. Vì thế, cái chủ quan của họ lớn lắm. Trong cả quá trình soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân, cử tri, lấy ý kiến tất cả các ngành các cấp mà không lay chuyển được họ, thì vài phút ở QH ăn thua gì.

Luật chẳng qua là để thực thi những ý kiến của các Bộ mà thôi. Vì thế, việc tăng cường đại biểu chuyên trách là rất quan trọng, chứ ban soạn thảo có tiếp thu ý kiến cử tri đâu. Và đại biểu nào muốn góp ý thì phải tham gia từ hội nghị chuyên trách, chứ ra QH mới nói thì hỏng.

Chính vì tôi, dù không phải là đại biểu chuyên trách, vẫn tham dự hội nghị chuyên trách để đóng góp ý kiến nên Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu mới ra nghị quyết là tổ chức hội nghị chuyên trách thì thông báo cho tất cả đại biểu, ai quan tâm đến vấn đề gì thì đến tham gia. Trước đó không có chuyện này.

Có đại biểu nào trong suốt nhiệm kỳ không bao giờ phát biểu?

Có chứ. Mà tôi thấy họ không phát biểu cũng đúng thôi. Những vấn đề mà tôi phát biểu là những điều mà tôi tâm đắc, suy nghĩ, đau đớn về nó, hoặc đã trực tiếp gặp vướng mắc trong cuộc sống, không thể không nói được.

Vậy những người không bao giờ phát biểu, chẳng lẽ họ không tâm đắc điều gì sao?

Không phải họ không tâm đắc, mà nguyên nhân ở chỗ nếu vào QH theo cơ cấu thì họ ngại động chạm. Nhiều người không muốn mang tiếng là nghị gật, nên cũng cố gắng phát biểu. Nhưng phát biểu mà có trọng lượng, có được tiếp thu hay không thì lại là vấn đề khác, hoặc có trọng lượng thật mà không được tiếp thu lại là vấn đề khác nữa.

Muốn được tiếp thu thì đại biểu phải am hiểu và va chạm nhiều với thực tế.

Điều đau đớn nhất của một đại biểu: Không giúp được dân

Đã đến cuối nhiệm kỳ, có điều gì làm bà tiếc nuối rằng mình đã không làm được cho cử tri, cho đất nước?

Tôi rất tiếc đã không bỏ được nhiều thời gian hơn cho những dự thảo luật để có thể đóng góp được nhiều hơn để các bộ luật có tính khả thi, có tính thực tiễn, sát với dân hơn. Lẽ ra, tôi phải bỏ nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn nữa, tìm gặp những chuyên gia về những vấn đề không thuộc lĩnh vực của mình, để có những ý kiến xác đáng đóng góp xây dựng các bộ luật. Tôi mới chỉ chuyên tâm vào những vấn đề mà mình chuyên sâu. Trong khi đó, có những đại biểu luôn đóng góp những ý kiến xác đáng, như ông Nguyễn Ngọc Trân, mà tôi rất khâm phục.

Bản thân tôi chưa được toàn diện, bởi đã là đại biểu QH thì như nguyên Chủ tịch Nguyễn Văn An từng nói: “Việc gì cũng phải biết, không biết thì phải hỏi, hỏi để có đóng góp”. 

Trước khi vào QH, tôi nghĩ mình phải làm sao để góp phần, dù là nhỏ nhất, để giảm bớt những bức xúc của nhân dân. Điều này tôi không thực hiện được. Có lẽ cũng như tôi, đại biểu QH nào cũng nhận được hàng chồng đơn thư khiếu nại của dân. Cử tri trông chờ rất nhiều vào đại biểu, vì thế, cái đau đớn nhất của người đại biểu QH là khi người ta trông chờ mà mình không giải quyết được gì.

Theo tôi, ngoài phẩm chất năng lực của đại biểu, cũng phải xem xét điều này: cơ chế giải quyết khiếu nại của dân khi người ta phản ánh đến đại biểu QH phải như thế nào. Còn bây giờ, với cơ chế không rõ ràng, đại biểu QH cũng chỉ biết kính chuyển và kính gửi mà thôi.

Xin cám ơn bà!

  • Vân Anh (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,