221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
900168
Thông báo kết quả cuộc Đối thoại của Thủ tướng với nhân dân
1
Article
null
Thông báo kết quả cuộc Đối thoại của Thủ tướng với nhân dân
,

Buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với nhân dân trong và ngoài nước, từ 8h45 đến 12h00 ngày 09/02/2007 (vượt quá thời gian dự kiến hơn một tiếng), tại Trụ sở Website Chính phủ - 16 Lê Hồng Phong, Hà Nội - do Website Chính phủ tổ chức, phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo VietNamNet thực hiện, đã thành công tốt đẹp.

Nhập mô tả vào đây
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân.
Kết quả đạt được, theo công luận đánh giá là thành công cả về ý nghĩa chính trị-xã hội-đối ngoại, cả về  trình độ đảm bảo vận hành an toàn, an ninh hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ cho buổi đối thoại. Như các hãng tin quốc tế nhận xét, kết quả buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nâng uy tín  của Việt Nam có thể sánh với một số ít các các quốc gia khác như Mỹ, Nga, Anh, Nhật... thành công trong việc sử dụng văn hoá giao tiếp mạng giữa người lãnh đạo đất nước với nhân dân.

Trong quá trình tổ chức, thực hiện buổi đối thoại, công tác tổ chức đảm bảo hoạt động hệ thống kỹ thuật, tin học phục vụ cho buổi đối thoại diễn ra theo đúng thông lệ quốc tế, đã được tiến hành chu đáo,  hiệu quả như sau:

I- Xây dựng chủ đề và thu thập nội dung câu hỏi theo các chuyên đề để nhân dân thuận tiện tham gia buổi đối thoại

- Ngày 24/01/2009, Tổng Biên tập Website Chính phủ, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo VietNamNet, chủ trì Họp báo thông báo kế hoạch tổ chức buổi Đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự kiến vào ngày 09/02/200,với chủ đề: Vì một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Hội nhập thành công, phát triển bền vững. 

- Từ 22h00 ngày 24/01/2007 trên trang chủ của cả 3 Website nói trên đã đưa tin và mở cổng điện tử chính thức (theo thiết kế chung của Website Chính phủ) tiếp nhận các câu hỏi của nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế tham gia buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

- Ngày 29/01/2007: 18h00 tại Trụ sở Website Chính phủ, đại diện lãnh đạo 3 đơn vị đã họp, thống nhất như sau: Từ cổng thu nhận thông tin của đơn vị mình, theo quy luật đã được phân tích định lượng về sự quan tâm của người gửi, Tổng biên tập mỗi đơn vị chịu trách nhiệm chọn ra nhóm các câu hỏi đại diện cho 9 chuyên đề để đưa lên mạng lấy ý kiến bình chọn của toàn dân. 

 - Ngày 30/1/2007: 12h00, Ban tổ chức nhận được 120 câu (trong đó VietNamNet 49 câu; Website Chính phủ 40 câu, Báo Điện tử Đảng Cộng sản 31 câu). 14h00, Ban tổ chức lọc lại, lấy 113 câu đưa lên 3 tờ báo điện tử (theo khuôn dạng bình chọn chung của Website Chính phủ) lấy ý kiến bình chọn của nhân dân. Đồng thời, 16h00 cùng ngày, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP  đã gửi công văn đề nghị các Bộ, ngành có liên quan chuẩn bị sơ bộ nội dung  trả lời theo 113 câu này để sau buổi đối thoại trực tuyến đăng phát cho nhân dân biết;

- Ngày 02/02/2007: tính đến 12h00, từ ý kiến bình chọn của nhân dân trên mạng, Ban tổ chức đã thu thập 45 câu được nhân dân bình chọn nhiều nhất;

- Ngày 03/01/2007: 3 đơn vị tiếp tục gửi đến 20 câu hỏi đại diện bổ sung để chuyển lên mạng xin ý kiến bình chọn tiếp của nhân dân.

- Ngày 08/02/2007: 18h30, Lãnh đạo 3 đơn vị đã họp và thống nhất: Trong buổi trực tuyến, sẽ lần lượt chuyển cho Thủ tướng Chính phủ 25 câu có nội dung đại diện nhất trong số các câu hỏi đã được nhân dân bình chọn, đồng thời dự kiến sẽ chuyển từ 10-15 câu đại diện nhất trong số câu  bạn đọc gửi đến trong  khi trực tuyến đang diễn ra (sáng ngày 09/02/2007).

Từ 19h30 Bộ phận nội dung cùng nhóm kỹ thuật tin học tiến hành kiểm chứng lại (qua phân tích cơ sở dữ liệu chứa hàng ngàn câu hỏi của buổi đối thoại trực tuyến), hoàn thành chọn khung 25 câu hỏi tổng hợp mang tính đại diện theo 9 chuyên đề đã gợi mở. Kíp làm việc gần như thâu đêm, để kịp in ra và chuyển cho Tổng biên tập Website Chính phủ vào 7h45 sáng ngày 09/02/2007 danh sách 25 câu hỏi, mỗi câu đều có địa chỉ tiêu biểu của bạn đọc.

Từ 20h00 Bộ phận đảm bảo kỹ thuật tin học của Website Chính phủ đã làm việc đến 6h00 ngày 09/02/2007 để đưa danh sách 25 câu hỏi vào cơ sở dữ liệu, đồng thời  kiểm tra an ninh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng phục vụ cho buổi đối thoại .

- Trong thời gian 3 giờ trực tuyến có hơn 1500 câu gửi đến qua cổng Website Chính phủ; Số lượt vào truy cập tại thời điểm cao nhất (từ 9h00-10h30) vào cổng Website Chính phủ là khoảng 30.000 lượt trong một phút. 

II  Sơ bộ phân tích, đánh giá

Đến ngày  9/02/2007, sau 16 ngày tiến hành mở cổng điện tử thu nhận ý kiến của nhân dân tham gia buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng trên 3 Website, đã có tổng số có hơn 20.000 câu hỏi  gửi đến qua 3  website này (nếu tính từ các nguồn gửi đến các báo khác và qua hộp thư toasoanwebcp@chinhphu.vn  số câu hỏi lên đến khoảng 30.000).

Căn cứ vào kết quả phân tích mô hình định lượng theo mẫu, Website Chính phủ đã sử dụng hơn 3000 câu (>15%) để tiến hành đánh giá:

1. Mục tiêu đánh giá:

Phân tích yếu tố xã hội học về sự quan tâm của nhân dân theo các chủ đề, trên cơ sở đánh giá định lượng các nhóm câu hỏi tương ứng với cơ cấu từng tiêu chí thông tin về người gửi câu hỏi (Tuổi, giới tính, nghề nghiệp , vùng địa lý…) trên tổng số câu hỏi gửi đến mỗi chuyên đề. Kết quả sẽ là những tư liệu có ích về nguyện vọng của nhân dân và những vấn đề cuộc sống thực tiễn đang đặt ra, nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng và Chính phủ, cũng như việc hoạch định chính sách của các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền các địa phương. 

2. Kết quả đánh giá:

Kết quả phân tích, đánh giá được kết hợp với việc mô hình hóa dưới dạng các biểu phân tích tương quan và biểu tổng hợp, lập các đồ hình dựa trên các số liệu  thống kê toán học. Sơ bộ kết quả phân tích như sau: 

a. Theo chủ đề 

 Chủ đề 1

 Chủ đề 2

 Chủ đề 3

 Chủ đề 4

 Chủ đề 5

 Chủ đề 6

 Chủ đề 7

 Chủ đề 8

 Chủ đề 9

Đánh giá tình hình phát triển KT-XH năm 2006

 

Những giải pháp phát triển kinh tế xã hội nhanh, mạnh và bền vững của Việt Nam năm 2007 và những năm tiếp theo

Cuộc đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, lãng phí

Nhà đất, thực hiện các chính sách về nhà đất

Cải cách hành chính

 

Phát triển giáo dục, văn hóa, y tế

 

Phát triển khoa học, công nghệ

Phòng chống thiên tai, dịch bệnh

Đời sống, việc làm, các chính sách xã hội

 

1.09%

10.86%

24.28%

18.85%

15.28%

11.02%

2.17%

1.16%

15.28%

 

b. Theo độ tuổi: Căn cứ vào cơ cấu độ tuổi được chia theo nhóm chúng ta nhận thấy, số bạn đọc trong tuổi từ 15-25 và 26-40 là nhiều nhất, đây là độ tuổi của tầng lớp thanh niên và người lao động chính của xã hội.

Độ tuổi

15-25:  24.08%

26-40:  39.83%

41-60:   26.45%

61 trở lên:    9.63% 

c. Theo giới tính: Số lượng bạn đọc là nam chiếm đa số.

Nam:         82.62%

Nữ:           17.38%

d. Theo nghề nghiệp: 10 nhóm nghề nghiệp chính :

Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng bạn đọc tham gia buổi đối thoại chủ yếu là công chức, học sinh, sinh viên và doanh nhân, tiếp đến là  cán bộ kỹ thuật và cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, nông dân ...

- Công chức:                        21.71%

- Học sinh, sinh viên:             15.88%

- Doanh nhân:                       11.65%

- Kỹ thuật:                             8.44%

- Hưu trí - Cựu chiến binh:      7.49%

- Nghề nông:                          6.79%

- Nghiên cứu, giảng dạy:         5.16%

- Công nhân:                          4.69%

- Lực lượng Vũ trang:             2.19%

- Khác:                                  16.01%

e. Theo nơi cư trú: Số liệu thống kê cho chúng ta thấy bạn đọc gửi câu hỏi đến chương trình chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn trực thuộc trung ương, đây cũng là điều dễ hiểu vì đây là khu vực thuận tiện cho Internet. Hơn nữa số bạn đọc thuộc các tỉnh (trừ Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) khu vực phía Nam gửi đến nhiều hơn khu vực miền Bắc.

Thành phố trực thuộc Trung ương:     50.17%

Các tỉnh:                                          46,78%

Nước ngoài:                                     3,05%

Miền núi, vùng xa:                             8,82% 

f. Theo nội dung câu hỏi: Hầu hết số câu hỏi đều thể hiện ý thức trách nhiệm cao của người dân, có nội dung tập trung vào 9 nhóm chủ đề đã gợi mở, hầu hết gần nhau, cùng quan tâm đến những vấn đề chung của đất nước. của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

III- Quá trình đảm bảo hạ tầng kỹ thuật  và an toàn hệ thống của Website Chính phủ

Nhập mô tả vào đây
Ban thư ký ghi lại nội dung trả lời của Thủ tướng và tiếp tục tiếp nhận câu hỏi.
1- Phần chuẩn bị giải pháp xử lý thông tin và thiết kế hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin cho khu đối thoại trực tuyến

- Việc xây dựng phần mềm hỗ trợ đối thoại, giao lưu trực tuyến của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ (với tên Trương mục "Phỏng vấn, chất vấn trực tuyến") là một trong những hạng mục triển khai thi công Website Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP ký Quyết định số 1160/QĐ-VPCP, ngày 18/06/2005 phê duyệt nội dung bản thiết kế kỹ thuật. Quá trình phân tích thiết kế và thi công hạng mục kỹ thuật này được bắt đầu tiến hành từ tháng 11/2005.

- Quy trình đối thoại trực tuyến ( bao gồm đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo thông tin, đảm bảo mô hình và thuật toán, tổ chức quy trình xử lý nội dung và chuyển tải lên Internet, cuối cùng là đảm bảo an ninh hệ thống và an toàn dữ liệu ) cho lãnh đạo Chính phủ, gắn với việc tổ chức các kho dữ liệu điện tử phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã được Ban quản lý dự án Website Chính phủ đặt thành  một trong những bài toán của lộ trình phát triển Website Chính phủ theo hướng Chính phủ điện tử.

- Phần mềm Giao lưu, Đối thoại trực tuyến đã được thiết kế xong từ tháng 4/2006 theo mô hình nhóm trực tuyến một-nhiều và nhiều-nhiều, trên nền giải pháp ORACLE và được Website Chính phủ tiến hành thử nghiệm liên tục trong 5 tuần của tháng 5 và tháng 6/2006.

- Tháng 6/2006 Ban quản lý dự án cùng Ban biên tập Website Chính phủ đã báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Trưởng Ban chỉ đạo Website Chính phủ, trình Thủ tướng về sự sẵn sàng của hệ thống đảm bảo kỹ thuật cho đối thoại trực tuyến.

- Từ đầu tháng 7 năm 2006, Ban Biên tập Website Chính phủ đã  tập trung khảo sát kỹ toàn bộ quy trình Đối thoại trực tuyến của Tổng Thống Nga V.Putin (từ 17h30 đến 19h40 ngày 6/07/2006) để rút ra kinh nghiệm về các mặt, từ đó lựa chọn giải pháp kỹ thuật thích hợp cho Website Chính phủ. Ngày 12/07/2006 Ban biên tập Website Chính phủ đã có bản báo cáo kết quả phân tích gửi Thủ tướng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Trưởng Ban chỉ đạo Website Chính phủ, kèm bản dịch nguyên gốc những vấn đề chính trong buổi đối thoại của Tổng thống V.Putin. Ngoài ra Bộ phận kỹ thuật Website Chính phủ còn nghiên cứu thêm mô hình tổ chức trực tuyến của Thủ tướng Anh, Thủ tướng Nhật và Thủ tướng Singapore để hoàn thiện giải pháp và mô hình phù hợp ở Việt Nam. Phương án kỹ thuật cuối cùng đã được chọn thi công vào tháng 10/2006.

- Khu vực phục vụ đối thoại trực tuyến gồm 01 phòng chính, 01 Phòng tác nghiệp:  nghe, ghi, nhập và biên tập các câu trả lời; 02 phòng phục vụ báo chí với 50 nút  kết nối Internet phục vụ được khoảng 100 phóng viên theo dõi và tác nghiệp. 

- Thiết bị gồm 5 máy chủ: 2 máy tại trụ sở Website Chính phủ, 02 máy tại ISP (75 Đinh Tiên Hoàng) và 01 máy dự phòng;  25 máy trạm phục do các biên tập viên và kỹ thuật viên của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo ViệtNamNet và Website Chính phủ, tại buổi đối thoại.

- Đường truyền  bố trí 2 tuyến ( 2Mb/1 tuyến) phục vụ tác nghiệp cho đảm bảo thông tin cho 3 Website và cho phóng viên báo chí tác nghiệp

- Ngoài ra còn có hệ thống Nghe-Nhìn, liên lạc vô tuyến nội bộ khu vực 16 Lê Hồng phong.

- Toàn bộ hệ thống đảm bảo an ninh kỹ thuật cho máy chủ, dữ liệu và đường truyền đều sử dụng qua hạ tầng Công nghệ thông tin của Website Chính phủ, để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho buổi đối thoại trực tuyến.

- Các phương pháp thử nghiệm về bảo đảm an toàn kỹ thuật và an ninh hệ thống của Website Chính phủ đã được tiến hành trên toàn bộ 64 địa chỉ IP của Website Chính phủ đối với các kiểu tấn công từ bên ngoài ( trong nước và quốc tế) trong suốt tháng 11/2006 đến tháng 1/2007. 

Trong thời gian này, các đơn vị phối hợp đã thực hiện 3 cuộc diễn tập để  kiểm nghiệm tính đồng bộ tác nghiệp kỹ thuật và thời gian xử lý thông tin (vào 15h00-17h00 các ngày 28/01/2007; 06/02/2007 và 8h30-10h00 sáng 08/02/2007).

- Hằng ngày các chuyên viên kỹ thuật đều ghi nhật ký tác nghiệp và phân tích, xử lý kịp thời các phương án cần bổ khuyết. 

2- Công tác đảm bảo an ninh hệ thống và an toàn dữ liệu cho buổi đối thoại trực tuyến

Khảo sát kinh nghiệm quốc tế cho thấy, buổi đối thoại trực tuyến đầu tiên của  các nguyên thủ quốc gia thường bị tội phạm công nghệ cao đánh phá nhằm ngăn cản, hoặc làm giảm bớt ý nghĩa hiệu quả của buổi đối thoại (thí dụ thời điểm bắt đầu buổi đối thoại của Tổng thống Nga V.Putin đã phải lùi lại  từ 16h00 đến 17h30 ngày 06/07/2006). Vì vậy, Ban tổ chức đã triển khai công tác đảm bảo an toàn và an ninh hệ thống cho buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng theo phương án như sau: 

- Các đơn vị phối hợp đảm bảo an toàn và an ninh hệ thống cho buổi trực tuyến gồm: Website Chính phủ; Cục Quản trị-Tài vụ VPCP; Nhóm công tác hỗ trợ của Bộ Công An gồm một số cán bộ thuộc 5 đơn vị ( E26, A22, A23, A25, C15, Bộ tư lệnh cảnh vệ); Cục Bưu điện Trung ương; Trung tâm ứng cứu Mạng thuộc Bộ BCVT; Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC, Công ty tin học Tinh Vân, Tập đoàn công ngệ thông tin HiPT và Công ty Phát triển hạ tầng điện lực PIDI.

- Mọi hoạt động của các đơn vị để đảm bảo vận hành thông suốt và an toàn cho hệ thống công nghệ thông tin được lập thành quy trình, dưới sự điều phối và chịu trách nhiệm chính của Tiến sĩ Nguyễn Công Hoá, Phó Tổng biên tập phụ trách kỹ thuật của Website Chính phủ.  Các đơn vị phối hợp đều được phân công chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ cụ thể sau:

- Bảo vệ  phần mềm hệ thống  của Website Chính phủ và phần mềm phát triển ứng dụng cho Đối thoại trực tuyến.( Phòng Kỹ thuật Website Chính phủ, Công ty Tinh Vân)

- Bảo vệ hạ tầng kỹ thuật phục vụ tác nghiệp: Mạng LAN, máy chủ, máy trạm, hệ thống nghe-nhìn (Audio-Video) đường truyền 2MB lên nơi đặt Máy chủ Internet; (Phòng Kỹ thuật Website Chính phủ, Công ty HiPT, VDC)

- Thi công và bảo vệ đường truyền 2MB truy cập vào Internet cho các phóng viên đến đưa tin về buổi đối thoại (Cục Bưu điện Trung ương)

- Giám sát và bảo vệ hệ thống máy chủ Internet, các phần mềm nền cơ sở dữ liệu, cổng  và đường truyền  Internet tại ISP (Công ty VDC, Công ty Tinh Vân);

- Giám sát sự xâm nhập phá hoại bằng công nghệ cao (nhóm hỗ trợ của Bộ Công An, Trung tâm ứng cứu Mạng Bộ Bưu chính, Viễn thông);

- Giám sát quy trình tác nghiệp tại chỗ (nhóm hỗ trợ của Bộ Công An; Phòng Kỹ thuật Website Chính phủ)

- Giám sát Máy chủ Bản đồ số (Công ty DMC, Phòng Kỹ thuật Website Chính phủ);

- Kiểm tra an ninh cháy nổ và bảo vệ an toàn Trụ sở Website Chính phủ - nơi diễn ra đối thoại trực tuyến (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ- Bộ Công An và Cục Quản Trị-Tài Vụ VPCP);

- Bảo đảm an toàn điện nguồn (Cục Quản trị Tài vụ VPCP; Công ty PIDI; Điện lực Ba Đình thuộc Công ty Điện lực Hà Nội)

- Quy trình vận hành hệ thống, tác nghiệp kỹ thuật trong quá trình đối thoại trực tuyến đều chuẩn bị sẵn sàng thực hiện theo 3 phương án (01 phương án chính và 02 phương án dự phòng, trong trường hợp bị  tấn công, đánh phá hoặc sự cố kỹ thuật xẩy ra). Phương án cuối cùng được chọn tác nghiệp sẽ được quyết định trước 0h00 ngày 09/02/2007. 

Nhờ cách tổ chức như trên nên các hiện tượng tấn công mạng đã bị phát hiện sớm và vô hiệu hoá kịp thời. Sau đây là một số thí dụ :

- 22h00 ngày 06/02/2007, xuất hiện trên Forum tinviet.com khẩu hiệu kêu gọi tin tặc hải ngoại phá buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên Website Chính phủ.

- 14h00 ngày 07/02/2007 xuất hiện việc tấn công bằng "bom thư" với mật độ hàng trăm thư/1giây nhằm làm tràn địa chỉ: toasoanwebcp@chinh phu.vn của Website Chính phủ. Bộ phận kỹ thuật Website Chính phủ đã kịp thời được phát hiện và vô hiệu hoá;

- 18h00, ngày 07/02/2007 bộ phận kỹ thuật Website Chính phủ phát hiện và diệt 16 phần mềm gián điệp Spyware gửi qua hộp thư tín của địa chỉ: toasoanwebcp@chinh phu.vn.

- 23h00 ngày 08/02/2007 xuất hiện tình trạng gây tắc nghẽn đường thư tín của Yahoo và Gmail từ bên ngoài, cản phá việc tiếp nhận thư của bạn đọc gửi câu hỏi đến Báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam, Báo VietNamNet trong buổi trực tuyến (riêng Website Chính phủ không dùng hình thức này nên không bị ảnh hưởng, vì vậy đã nhận được gần 1500 thư của bạn đọc gửi đến trong thời gian trực tuyến).

Trước tình hình trên, 23h30 ngày 08/02/2007, Ban tổ chức đã quyết định chuyển sang phương án II (phương án tối ưu), nên kết quả đã đảm bảo thành công buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng.

IV- Sơ bộ kết quả

- Theo kết quả in ra từ phần mềm thống kê, giám sát của Website Chính phủ, trong thời gian đối thoại của Thủ tướng (từ 9h00 đến 12h00 ngày 9/02/2007), qua địa chỉ Thutuong.chinhphu.vn của Cổng Website Chính phủ, ngoài  nhân dân trong lãnh thổ Việt Nam truy cập theo dõi buổi trực tuyến (chiếm 80% tổng số), còn có bạn đọc (có thể là người Việt ở nước ngoài) ở 46 quốc gia và vùng khác từ tất cả các châu lục truy cập.  Trong số đó các nước có nhiều người theo dõi nhất, theo thứ tự là Hoa Kỳ, Đức, Ôxtrâylia, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Canada, Cộng hoà Czec, Anh, Nga, tiếp đến là nhóm  Arập Xêut; Thái Lan; Thuỵ Sĩ; Hồng Công; Trung Quốc; Hà Lan; Na Uy; Thuỵ Điển; Bỉ ...

Tại thời điểm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân ta cả trong và ngoài nước, số lượng truy cập vào địa chỉ Thutuong.chinhphu.vn của Cổng Website Chính phủ là:

- 1.253.069 Hits (lượt vào)

- 19.345 Visitors (số trạm máy tính truy cập vào)

- 11.494.146 BandWidth (số trang người truy cập khai thác xuống tương đương 459.765,8 trang A4).

(nguồn web Chinhphu)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,