221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
861136
WTO: Thiếu sót lớn là khâu tuyên truyền
1
Article
null
WTO: Thiếu sót lớn là khâu tuyên truyền
,

(VietNamNet) - "Nhân dân đòi hỏi được biết việc gia nhập WTO được gì, mất gì, chúng ta phải làm gì; thậm chí cả WTO là gì, dân ta đã biết nhiều đâu? Tôi cho đó là thiếu sót đấy, khuyết điểm đấy", ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, trao đổi với báo giới. 

Soạn: HA 947275 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, ông Vũ Mão.

- Thưa ông, việc QH thông qua tờ trình về việc gia nhập WTO sẽ diễn ra như thế nào?

- Việt Nam gia nhập WTO cũng gian nan, vất vả và gặp rất nhiều khó khăn. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta là đúng đắn, nhưng thực ra cũng rất mới và có rất nhiều nội dung phải triển khai.

Trong khi đó, ta không có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Tuy hơn 11 năm đàm phán nhưng thời gian đàm phán tập trung phần lớn trong vài năm lại đây, quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn và thiết thực hơn

Đặc biệt, trong 2-3 năm lại đây, chúng ta đã có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp. Trước kia, việc đi đàm phán thế nào, nội dung, kết quả đàm phán ra sao chỉ lãnh đạo các Bộ, ngành, Chính phủ, thành viên đoàn đàm phán biết, QH có biết đâu. Lẽ ra, sau khi đàm phán về, có vấn đề gì đặt ra liên quan đến pháp luật cần hoàn thiện, bổ sung hoặc đòi hỏi cần sửa đổi cho phù hợp WTO thì nên báo cáo.  

Việc trình ra QH về vấn đề WTO, nếu bây giờ đòi hỏi ngay một báo cáo đầy đủ, hoàn chỉnh cũng rất khó. Ngày mai (7/11) chúng ta tin lễ kết nạp sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp. Khoảng cuối tháng 11, QH sẽ nghe nội dung này. QH sẽ thảo luận và xem xét thông qua. 

Có vấn đề đặt ra là QH có thể không thông qua chứ? Các cơ quan chức năng, Chính phủ và thành viên đàm phán phải làm sao trả lời hết được các câu hỏi của đại biểu QH. Như vậy, việc thông qua đâu có đơn giản. Đại biểu QH là đại diện của nhân dân. Nhân dân đòi hỏi được biết việc gia nhập WTO được gì, mất gì, chúng ta phải làm gì, thậm chí cả WTO là gì? Dân chúng ta đã biết nhiều đâu? Tôi cho đó là thiếu sót đấy, khuyết điểm đấy. Nên tôi luôn nói, những gì cần thiết phải thông tin cho nhân dân, cho các DN liên quan.

Phía Trung Quốc, theo tôi biết, trong khi đàm phán người ta giữ tương đối kín, nhưng phần chuẩn bị khá kỹ. Việt Nam, tôi đồng ý là nội dung đi đàm phán có thể giữ ở mức nào đó, nhưng các vấn đề về hiểu biết WTO, luật lệ ra sao... phải có kế hoạch tuyên truyền từ trước thì chúng ta chưa làm kỹ được. 

- Trong báo cáo thẩm tra của Thường vụ QH tối 3/11, Ủy ban Đối ngoại yêu cầu làm rõ những điều gì trong tờ trình?

- Chính phủ chưa có tờ trình, nhưng trong quá trình theo dõi, nghiên cứu, giám sát tất nhiên cũng đặt ra hàng loạt vấn đề, ví như yêu cầu báo cáo rõ những nội dung của nghị định thư; trong đó, quan trọng nhất là nó tác động tới nền kinh tế và các DN như thế nào. Theo tôi đó chính là sự thách thức đối với Nhà nước. DN làm ăn được hay không là do những cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, gồm cả cơ quan lập pháp, cả Chính phủ, các bộ ngành, địa phương. 

Việc gia nhập WTO tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Nông dân, lực lượng lao động chiếm 70-80%, sẽ có rất nhiều vấn đề đặt ra: công ăn việc làm, cuộc sống ra sao, nông nghiệp như thế nào, đặc biệt là vùng sâu vùng xa... Chúng ta phải có một chiến lược, một  hệ thống chính sách.

Trung Quốc biết khai thác lợi thế, cơ hội về việc gia nhập WTO rất công phu, khá sâu sắc. Trong khi QH ta  đang bàn về luật cư trú thì Trung Quốc đã có chủ trương cởi mở hơn, cho nông dân được đến các khu đô thị, khu công nghiệp... TQ phát triển được, hàng hoá rẻ là nhờ tận dụng được nguồn nhân công đông đảo.

- Thưa ông, ngày mai chúng ta đã gia nhập rồi mà tới cuối tháng 11 QH mới thông qua nghị quyết vê về gia nhập WTO, như vậy có chậm không?

- Không chậm chút nào cả. Chờ Chính phủ, đoàn đàm phán, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Thương mại đi dự lễ kết nạp về mới chính thức có danh nghĩa để báo cáo với QH. 

Công việc bây giờ phải hoàn thiện các văn bản. Văn bản rất nhiều, hàng trăm trang tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt  cho chuẩn, cho chính xác đâu phải việc ngày một ngày hai. Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước có quyền phê chuẩn, nhưng Chủ tịch nước thấy đây là vấn đề quan trọng thì Chủ tịch nước trình ra QH. Như vậy, nội dung báo cáo của Chính phủ trước QH phải đầy đủ. Đó là chưa kể cần thời gian để Ủy ban Đối ngoại có thời gian để thẩm tra. 

- Có một vấn đề lúng túng là hiện nay, hệ thống hàng rào kỹ thuật của Việt Nam chưa được xây dựng nhiều?

- Nói lúng túng cũng là một cách, nhưng tôi không muốn dùng từ này. Vấn đề đặt ra với chúng ta không chỉ là hàng rào kỹ thuật. Tôi hiểu Chính phủ sẽ có một chương trình hành động để triển khai thực hiện WTO. Việc gia nhập WTO là điều đáng quý, nhưng quan trọng hơn là sau khi gia nhập rồi chúng ta làm gì, triển khai ra sao? Hàng rào kỹ thuật chỉ là một nội dung quan trọng, còn rất nhiều nội dung khác. Ngay cả QH cũng rất cố gắng xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp, như năm 2005 thông qua 29 luật. Đây không chỉ là đáp ứng WTO mà là nội tại của chúng ta đòi hỏi.

  • Hà Yên (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,