221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
857690
Hộ cận nghèo chưa có cơ may đi lao động nước ngoài
1
Article
null
Hộ cận nghèo chưa có cơ may đi lao động nước ngoài
,

(VietNamNet)- Trong phiên thảo luận về luật xuất khẩu lao động sáng nay (27/10), các ĐB tập trung làm rõ 4 vấn đề chính: đó là tên của Luật; số chi nhánh của doanh nghiệp làm XKLĐ; Khái niệm về tiền dịch vụ và tiền môi giới và cuối cùng là sự khác nhau giữa các loại DN làm XKLĐ.

Quy định ký quỹ: không bảo vệ người lao động

Về vấn đề này, ĐB Đỗ Phương Thảo, đoàn Hải Phòng kết luận: sau khi so sánh với Dự thảo Luật trình Quốc hội kỳ họp thứ 9, Dự thảo trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và Dự thảo kỳ này, tôi nhận thấy càng ngày quy định về ký quỹ càng chặt chẽ hơn đối với người lao động.

 

Dự thảo đầu tiên quy định: "doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động ký quỹ". Tới Dự thảo lần hai, tức là Dự thảo trình trong Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thì Khoản 1 đã được sửa là "người lao động có nghĩa vụ ký quỹ theo yêu cầu của doanh nghiệp". Cho đến Dự thảo lần này, quy định đã trở thành là "người lao động có nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Nhà nước". Như vậy, ban đầu doanh nghiệp có quyền yêu cầu, sau đó là người lao động có nghĩa vụ ký quỹ theo yêu cầu của doanh nghiệp và cuối cùng đến thời điểm này là người lao động phải có nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Nhà nước.

 

Soạn: HA 938843 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại biểu Đỗ Phương Thảo, đóng góp ý kiến dự án Luật. Ảnh website Quốc hội VN

Như vậy, quy định này đã mỗi lúc một nghiêng về việc bảo vệ quyền lợi cho chủ doanh nghiệp hơn là quyền lợi cho người lao động.  

 

Khẳng định chi phí ban đầu quá cao đã là một trong những nguyên nhân nhiều lao động ở nước ngoài bỏ trốn, bà Thảo thẳng thắn: mặc dù rất thiện chí nhưng Chính phủ vẫn chưa kiểm soát được những chi phí ngầm mà người lao động phải chấp nhận để được đi XKLĐ. “Vì thế, thay vì tìm ra biện pháp thắt chặt kỷ luật của người lao động, thì chúng ta lại chất thêm vào vai họ một khoản tiền nữa, đó là tiền ký quỹ của người lao động”.  Bà nhấn mạnh.

 

Số lượng chi nhánh phải do thị trường điều tiết

 

Về quy định số lượng chi nhánh của doanh nghiệp làm xuất khẩu lao động (XKLĐ) là không quá ba đơn vị, đa số các đại biểu cho rằng không nên quy định cụ thể mà nên để thị trường tự điều tiết. ĐB Đỗ Trọng Ngoạn, đoàn Bắc Giang cho rằng đấy phải là quyền người ta làm: chi nhánh nhiều mà ế thì lỗ vốn, đương nhiên phải dẹp, còn nếu ít mà làm ăn tốt thì phải mở ra.

Đồng tình với quan điểm của ĐB Ngoạn, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa, đoàn Nghệ An lập luận, nguyên nhân tiêu cực trong XKLĐ thời gian qua không chỉ do doanh nghiệp có nhiều hay ít chi nhánh mà do chưa có hành lang pháp lý, và do khâu quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo. Nếu chúng ta không quản lý được mà cấm là duy ý chí.

Bà Hoa đặt vấn đề hiện lao động dôi dư là rất lớn và mục tiêu của Chính phủ là 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, mới chỉ có gần 58.000 lao động đi xuất khẩu mỗi năm và mới có 141 doanh nghiệp đưa người đi XKLĐ (theo đánh giá chỉ có 18 là hoạt động chuyên nghiệp). Bà Hoa kết luận: trong bối cảnh như vậy, tăng chi nhánh là giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển doanh nghiệp làm XKLĐ. 

Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến không đồng tình vì cho rằng đã có quá nhiều chi nhánh do DN mở ra nhưng không quản lý được, thậm chí phó mặc công việc tuyển dụng người lao động ra nước ngoài cho chi nhánh. Hậu quả là đã xảy ra rất nhiều tranh chấp mà bên chịu thiệt là người lao động.

Cán bộ, công chức cũng được đi làm việc với nước ngoài?

ĐB Ngoạn gợi ý nên để các cá nhân, kể cả cán bộ công chức, cán bộ khoa học, kỹ thuật, người có tài của chúng ta, thậm chí là chúng ta chủ động chủ động đưa người đó vào làm việc với các cơ sở của nước ngoài tại Việt Nam. Nếu các đơn vị đó yêu cầu đi làm việc với nước ngoài, cũng để cho họ ra đi, đúng luật pháp đã quy định

Quy chế dự thảo có nói ai ra đi thì phải báo tổ chức cơ sở thương binh xã hội ở địa phương đó, tuy có hạn là 3 ngày hay 10 ngày phải trả lời, nhưng theo tôi có địa phương hàng trăm người, vài ba trăm người đi thì bao giờ giải quyết được. Nhà nước cần cung cấp thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhu cầu ở các các nước để giúp các cá nhân, kể cả cán bộ khoa học, kỹ thuật, các chuyên gia giỏi ở nước ta tìm kiếm thị trường ra đi. Bằng cách chủ động hoặc ta có ý tổ chức để tranh thủ tiếp cận những cái đó, để mang lại cho nước mình khoa học công nghệ tiên tiến.

Ông Ngoạn cũng viên dẫn một số nước đã rất thành công với mô hình này. Có thông tin, có chính sách, có biện pháp thu hút người Việt Nam sống ở nước ngoài có tài năng, có vốn, hướng về Tổ quốc, nhất là các lĩnh vực trọng yếu mà nước ta đang thiếu. Các địa phương cần đề ra các yêu cầu để thu hút những người khác, người nước ngoài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài, để chúng ta tham gia với công việc của địa phương mình.

Hộ cận nghèo chưa có cơ may đi XKLĐ

ĐB Nguyễn Kim Cúc, đoàn Long An cho rằng Nhà nước đã có chính sách cho người lao động là đối tượng chính sách xã hội, hộ nghèo. Tuy nhiên,  chính sách này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động, vì quy định người lao động vay vốn vẫn còn rất hạn chế.

Theo quy định thì ngân hàng Chính sách cho vay tối đa là 20 triệu đồng một người lao động, đối với đối tượng là gia đình chính sách và hộ nghèo, trong khi những thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, tiền ký quỹ của người lao động cao gấp hơn nhiều lần. Từ đó, người lao động chỉ được đi đối với thị trường lao động trong khối ASEAN với mức thu nhập rất ít

Hơn nữa chính sách này chỉ đối với người lao động trong hộ gia đình nghèo và gia đình chính sách mà chúng ta vẫn chưa có chính sách đối với những lao động trong hộ gia đình cận nghèo. Do đó, số người lao động ở cận nghèo vẫn chưa có cơ may đi làm việc ở nước ngoài để xoá đói, giảm nghèo.

  • Quang Vũ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,