221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
854590
"Nhiều thủ tục công chứng lãng phí"
1
Article
null
'Nhiều thủ tục công chứng lãng phí'
,

(VietNamNet) - Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng công chứng số 3 (TP.HCM), bày tỏ bức xúc với VietNamNet về tình trạng lãng phí giấy tờ hành chính - đồng nghĩa với lãng phí thời gian, tiền bạc - ngay trước buổi thảo luận về dự thảo Luật công chứng của Quốc hội.

>>>Nhọc nhằn tôi đi công chứng

 
Soạn: HA 929993 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Trần Anh Tuấn: "Thay vì yêu cầu công chứng, buộc công chức chịu trách nhiệm đối chiếu bản sao, bản chính, ký xác nhận và chịu trách nhiệm". ảnh: Phạm Cường

Ông Tuấn nói: "Mỗi lần chứng nhận bản sao, các phòng công chứng phải lưu lại một bản. Bản lưu này không có tác dụng gì. Giả sử cơ quan công an sau đó phát hiện giấy tờ từng được công chứng là giả và quay lại phòng công chứng để tìm bản sao thì cũng không phát hiện thêm được gì, vì đằng nào họ đã có bản sao khác.

Có những trường hợp phải lưu hàng chục tờ giấy. Hãy tưởng tượng mỗi tờ giấy tương đương một tờ mệnh giá và một chút thời gian. Thế mà chúng được chất trong kho, trở thành đống giấy vô nghĩa".

Công chứng yêu cầu nhiều thủ tục để... đảm bảo an toàn(!)

- Thưa ông, tại sao nhiều giấy tờ trong các hồ sơ phải công chứng, chứng thực, trong khi trước sau gì cũng phải trình bản chính? 

- Đây là thói quen rất tệ hại ở VN. Nhiều cơ quan yêu cầu sao y bản chính ngay văn bản do mình ban hành. Nhiều cơ quan đã không thực hiện nghiêm chỉ thị của của Thủ tướng: khi tiếp nhận bản sao của các đương sự thì chỉ cần yêu cầu xuất trình bản chính và bản photo của văn bản cần lưu giữ và không cần chứng nhận sao y.

Một lý do quan trọng khác: Hiện không có chế tài rõ ràng, đủ mạnh để truy cứu trách nhiệm của người dân khi đưa ra cam kết, nên công chứng viên phải gánh trách nhiệm. Chẳng hạn, khi một cam kết dẫn đến sai phạm, người cam kết không bị truy cứu, mà công chứng viên lại bị cơ quan chức năng tìm đến. (Trong khi đó, tại nhiều nước, người dân đã cam kết thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm). Từ đó, công chứng viên trở nên thận trọng, thậm chí quay ra làm khó cho người dân, yêu cầu lo nhiều thủ tục ở các nơi khác để đảm bảo an toàn cho mình.

Khi không có chế tài mạnh để truy cứu trách nhiệm người dân, càng có nhiều người tùy tiện đưa ra cam kết miễn sao đạt được mục đích của mình. Và công chứng viên lại càng phải đề phòng, tạo ra cái vòng luẩn quẩn.

Thời gian, công sức, tiền bạc được người lượm ve chai mang đi(!)

Ông Trần Anh Tuấn: "Chứng kiến những đống giấy tờ được các cơ quan thải ra, rồi được người lượm ve chai mang đi, như nhiều người, tôi thấy vô lý. Nhiều giấy tờ vốn không có tác dụng, trở thành đống phế thải đồng nghĩa với thời gian, công sức, tiền bạc đang bị ném đi".

- Ông có thể đưa ra một vài ví dụ?

- Chẳng hạn, một người độc thân muốn xác nhận tài sản mua từ năm 2003. UBND phường đã xác định người này đang độc thân. Nhưng công chứng viên lại đòi hỏi phải xác nhận thời điểm mua tài sản cũng độc thân. Người này phải quay về phường xác nhận lại, thậm chí nếu trước đó anh ta sống ở địa phương khác thì cũng phải quay về địa phương ấy xác nhận.

Nếu không làm vậy, khi chẳng may sự việc dẫn đến tiêu cực, cơ quan chức năng sẽ quy trách nhiệm cho công chứng viên và nói: Anh được quyền đi điều tra, xác minh tại các cơ quan, tại sao không thực hiện?

Trường hợp khác: muốn chứng minh một người nhận tài sản thừa kế là con một ai đó mà không có giấy khai sinh. Nếu cha mẹ đã chết thì không thể làm khai sinh. Khi đó, không chứng minh được là con của người để lại tài sản thừa kết thì không thể được giải quyết thừa kế, dẫn đến bế tắc.

Vậy, trong các trường hợp trên, hãy cho người dân cam kết và chịu trách nhiệm.

Buộc tự đối chiếu bản sao, thay vì yêu cầu công chứng

- Ngay cả một thành phố lớn như TP.HCM cũng chỉ có vài phòng công chứng. Các phòng đang quá tải nên hầu hết người dân đã đi công chứng thì phải chờ chực cả buổi. Vẫn có sự nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực. Có nên quy định rõ chỉ một số loại giấy tờ mới được công chứng, còn lại là chứng thực, thậm chí không cần công chứng, chứng thực?

- Với nhiều loại giấy tờ, như bằng cấp, nên quy định chặt chẽ: Thay vì yêu cầu công chứng, buộc công chức tại mỗi cơ quan nhận hồ sơ chịu trách nhiệm đối chiếu bản sao, bản chính, ký xác nhận và chịu trách nhiệm. Như thế, khối lượng giấy tờ phải công chứng sẽ giảm rất nhiều.

Hiện, có những việc cả phòng công chứng và UBND quận - huyện đều vào cuộc xác nhận. Chỉ khác một điều: nếu do phòng công chứng giải quyết thì gọi là công chứng; nếu do UBND quận - huyện giải quyết thì gọi là chứng thực. Đó là những thủ tục như: chứng nhận các loại hợp đồng giao dịch, bản sao, chữ ký...

Nhiều khi, người dân cứ nghĩ công chứng thì có giá trị pháp lý cao hơn, nên ngay cả chứng nhận chứ ký cũng lên phòng công chứng. Có rất ít thủ tục được quy định rõ chỉ công chứng được làm, như: chứng nhận văn bản có yếu tố nước ngoài.

Đúng là cần quy định cụ thể, rạch ròi công chứng và chứng thực được làm những văn bản gì. Những việc có thể chứng thực thì không được công chứng. Có những việc công chứng không cần tham gia nữa, nên để cho UBND phường - xã giải quyết, như: cam kết chứng nhận bản sao, xác nhận chữ ký, xác nhận một sự việc có thật, cam kết không khiếu nại...

- Xin cảm ơn ông!

  • Phạm Cường (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,