Mưa sông
Cập nhật lúc 14:10, 02/08/2010 (GMT+7)
Blog Việt
Tôi nghĩ về một con sông mang màu xanh với phù sa đùng đục chảy bình an trong mùa nắng mưa. Trong mùa nắng sông là trò chơi ngút ngàn của lũ trẻ. Tắm sông vui nhộn cả một thời tuổi thơ. Những tiếng cười nở như pháo hoa. Hàm răng trắng tinh không bao giờ khép lại…Thế rồi một ngày cuối hè sông mưa mang nét buồn mênh mang thời con gái. Bến sông ngày nào vang tiếng trẻ bây giờ vắng lặng cùng con thuyền nhỏ cắm sào đợi trong dòng nước bình an. Chiều về dòng sông mưa trắng cả không gian.
Nhưng tôi không hân hạnh được sống với dòng sông tuổi thơ ấy. Nhà tôi không ở bên bến sông nên tôi luôn khát khao về một dòng nước nào đó. Tôi vay mượn một dòng sông có tuổi trẻ đi ngang qua làm quà cho chính mình. Tôi hỏi ngoại về dòng nước chảy qua trước nhà ngoại. Ngoại nhìn xa xôi rồi bảo: “ Nhà ngoại ở cuối làng có con cừ nước chảy quanh năm. Dòng nước trong xanh và mát rượi quanh năm. Có cái cầu bằng xi măng (bà quan niệm đó là xi măng không phải bê tông) trên có mái ngói như cầu chùa Thanh Toàn Huế. Những ngày nóng bức các cụ già hay ngồi hóng gió và trẻ con quanh quẩn đánh bi, chơi ô quan, lò cò…Những câu chuyện của người lớn rôm rả, những trò chơi của trẻ vui biết chừng nào…Chiến tranh đến đến tàn phá đi tất cả. Năm mươi năm sau mẹ tôi trở về nhìn chỉ còn cái chân cầu nằm chỏng chơ…Làng không xây lại vì bây giờ ở quê cuộc sống cũng bận rộn nên không cần nữa”.
Ngoại nhớ những ngày mưa dầm hàng tháng trời. Cái cừ mênh mang buồn đến nỗi nước dâng, dâng mãi đến mấp mí bờ. Mưa trắng trời đất và trắng cả dòng nước…Buồn nhưng Ngoại cứ mua nhà về nơi ấy vì mảnh đất có 5 con kim ở các nơi khác dẫn về. Đấy là mảnh đất vượng. Ngoại tin và mua. Vâng nhà Ngoại vượng thật. Các cậu đều có chức phận. Còn nhà Ba gần bờ đầm cũng là dòng nước nhỏ dẫn nước về làm thủy lợi cho mảnh vườn trồng la gim. Ba nổi tiếng ít nói nên con cái đều không biết về cái đầm này nhiều. Khi về thăm quê nội mới biết ba từng có một tuổi thơ tuyệt vời ở dòng nước êm ả này. Ba cũng cho trâu xuống đầm và nội bắt ba dắt trâu về vì nước tưới vườn còn để giặt giũ. Phải giữ sạch dòng nước chung. Ba từng bơi bên này đầm sang bên kia bờ như nhái dù nhà có thuyền, có đường vòng. Buổi chiều nóng ông nội vẫn lặng nhìn dòng nuớc mà cả đời ông sống gần kề mà chưa một lần rời xa. Đến ngày cuối cùng của ông cũng đi cạnh dòng nước ấy về phần đất cuối đời mình.
Cứ 3 năm một lần dòng nước này tổ chức đua thuyền và cuộc đua thuyền truyền thống này nổi tiếng cả vùng.
Còn ba không được sống như ông nội. Ba ra đi đến tỉnh khác lập nghiệp. Hằng chục năm trời về thăm quê một lần. Tưởng ba quên ngôi nhà nhỏ và dòng nước tuổi thơ. Những ngày mưa ba cũng lội qua đầm sang mảnh đất trồng hoa trái để làm. Hàng ngày hai lượt ba lội qua dòng nước. Trong cơn nhớ nhớ quên quên của căn bệnh mất trí của người già ba vẫn nhớ về nhà ở bờ đầm. Ba muốn về nơi ấy. Nhưng sức ba yếu quá rồi. Có đi nhưng khó mà đến được. Rồi im lặng…rồi bỏ qua. Thế rồi ba không trở về nơi ấy nữa…
Thế rồi một ngày thành phố Hà nội mưa ngập và nước ngập bờ đầm. Một lần duy nhất nước vượt bờ tràn vào vườn tược, nhà cửa. Trong sân nhà anh tôi bắt được cá. Và vườn hoa của cả làng thành ao nước và hoa ra đi…
Tôi nghĩ về một con sông mang màu xanh với phù sa đùng đục chảy bình an trong mùa nắng mưa. Trong mùa nắng sông là trò chơi ngút ngàn của lũ trẻ. Tắm sông vui nhộn cả một thời tuổi thơ. Những tiếng cười nở như pháo hoa. Hàm răng trắng tinh không bao giờ khép lại…Thế rồi một ngày cuối hè sông mưa mang nét buồn mênh mang thời con gái. Bến sông ngày nào vang tiếng trẻ bây giờ vắng lặng cùng con thuyền nhỏ cắm sào đợi trong dòng nước bình an. Chiều về dòng sông mưa trắng cả không gian.
Nhưng tôi không hân hạnh được sống với dòng sông tuổi thơ ấy. Nhà tôi không ở bên bến sông nên tôi luôn khát khao về một dòng nước nào đó. Tôi vay mượn một dòng sông có tuổi trẻ đi ngang qua làm quà cho chính mình. Tôi hỏi ngoại về dòng nước chảy qua trước nhà ngoại. Ngoại nhìn xa xôi rồi bảo: “ Nhà ngoại ở cuối làng có con cừ nước chảy quanh năm. Dòng nước trong xanh và mát rượi quanh năm. Có cái cầu bằng xi măng (bà quan niệm đó là xi măng không phải bê tông) trên có mái ngói như cầu chùa Thanh Toàn Huế. Những ngày nóng bức các cụ già hay ngồi hóng gió và trẻ con quanh quẩn đánh bi, chơi ô quan, lò cò…Những câu chuyện của người lớn rôm rả, những trò chơi của trẻ vui biết chừng nào…Chiến tranh đến đến tàn phá đi tất cả. Năm mươi năm sau mẹ tôi trở về nhìn chỉ còn cái chân cầu nằm chỏng chơ…Làng không xây lại vì bây giờ ở quê cuộc sống cũng bận rộn nên không cần nữa”.
Ngoại nhớ những ngày mưa dầm hàng tháng trời. Cái cừ mênh mang buồn đến nỗi nước dâng, dâng mãi đến mấp mí bờ. Mưa trắng trời đất và trắng cả dòng nước…Buồn nhưng Ngoại cứ mua nhà về nơi ấy vì mảnh đất có 5 con kim ở các nơi khác dẫn về. Đấy là mảnh đất vượng. Ngoại tin và mua. Vâng nhà Ngoại vượng thật. Các cậu đều có chức phận. Còn nhà Ba gần bờ đầm cũng là dòng nước nhỏ dẫn nước về làm thủy lợi cho mảnh vườn trồng la gim. Ba nổi tiếng ít nói nên con cái đều không biết về cái đầm này nhiều. Khi về thăm quê nội mới biết ba từng có một tuổi thơ tuyệt vời ở dòng nước êm ả này. Ba cũng cho trâu xuống đầm và nội bắt ba dắt trâu về vì nước tưới vườn còn để giặt giũ. Phải giữ sạch dòng nước chung. Ba từng bơi bên này đầm sang bên kia bờ như nhái dù nhà có thuyền, có đường vòng. Buổi chiều nóng ông nội vẫn lặng nhìn dòng nuớc mà cả đời ông sống gần kề mà chưa một lần rời xa. Đến ngày cuối cùng của ông cũng đi cạnh dòng nước ấy về phần đất cuối đời mình.
Cứ 3 năm một lần dòng nước này tổ chức đua thuyền và cuộc đua thuyền truyền thống này nổi tiếng cả vùng.
Còn ba không được sống như ông nội. Ba ra đi đến tỉnh khác lập nghiệp. Hằng chục năm trời về thăm quê một lần. Tưởng ba quên ngôi nhà nhỏ và dòng nước tuổi thơ. Những ngày mưa ba cũng lội qua đầm sang mảnh đất trồng hoa trái để làm. Hàng ngày hai lượt ba lội qua dòng nước. Trong cơn nhớ nhớ quên quên của căn bệnh mất trí của người già ba vẫn nhớ về nhà ở bờ đầm. Ba muốn về nơi ấy. Nhưng sức ba yếu quá rồi. Có đi nhưng khó mà đến được. Rồi im lặng…rồi bỏ qua. Thế rồi ba không trở về nơi ấy nữa…
Thế rồi một ngày thành phố Hà nội mưa ngập và nước ngập bờ đầm. Một lần duy nhất nước vượt bờ tràn vào vườn tược, nhà cửa. Trong sân nhà anh tôi bắt được cá. Và vườn hoa của cả làng thành ao nước và hoa ra đi…
Ảnh minh họa: Dadans |
Vài lần tôi qua một dòng sông lúc trời mưa. Dòng sông ở miền Nam thường rủ bóng dừa. Tôi đã ngồi thật lâu nhìn dòng sông trắng trong cơn mưa dầm. Những giọt mưa tí tách từ cành lá dừa cong cong. Bờ đất thẫm nâu buồn. Con ễnh ương khẽ thở dài…
Nhưng bây giờ trên khung cửa sổ nhà cao tầng thật cao tôi thấy một dòng sông mưa vừa xuất hiện tranh vị trí của con đường đen nhãy vì màu nhựa tráng trên mặt. Cơn mưa lớn vừa trải qua. Nước từ ngõ ngách chảy tuôn ra đường như thác. Con đường xe cộ qua nườm nượp chợt thành sông đầy nước đen. Chiếc xe ô tô bóng nhoáng chạy vụt nhanh khiến xe gắn máy bị nước xô và té nghiêng ngửa. Đôi khi chỉ một người phụ trẻ té nghiêng khiến váy áo, bóp sách trôi theo dòng nước cuốn. Đôi khi xe chở những em bé tan trường mầm non về nhà cùng mẹ cũng té nghiêng ngửa trên dòng cuốn nhanh. Con khóc và bà mẹ trẻ yếu đuối không biết phải xử trí thế nào. May thay ở phường tôi ngay khúc có người hay té luôn có ba thanh niên với quần áo ướt đẫm đứng cạnh đường để giúp những người gặp nạn và không cần lời cảm ơn. Họ tình nguyện làm với cả tấm lòng với mọi người.
Mọi người ai cũng muốn chống ngập nhưng ngày càng ngập và những dòng sông đen khi mưa càng nhiều khiến khó lòng kiểm soát nổi. Những hẻm đặc kín những nhà lớn nhỏ xen nhau không hở đến 1cm và con hẻm được láng xi măng kín sạch trơn thì nước mưa không còn nơi nào thấm xuống đất. Và nước chảy thành sông đen cùng triều cường.
Và tôi cũng không nghĩ về dòng nước mơ mộng trong những ngày mưa ở thành phố này nữa…
- Gửi từ email Kim Dung - oonguyenkim@
TIN LIÊN QUAN |
---|
Mời bạn click vào đây để tìm hiểu thông tin về bộ sách đôi "Tựa vai và đưa tay đây mình nắm!" - "Những lá thư trong chai" sắp phát hành của Blog Việt |
Dù bạn đang dùng dịch vụ Blog nào, Blog Việt vẫn là người bạn đồs ng hành cùng cộng đồng Blogger Việt. Hãy chia sẻ những bài viết và đường link blog hay bạn muốn chia sẻ tới chúng tôi như thường lệ bằng cách gửi theo mẫu sau hoặc gửi email về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn