221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
233147
Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đề nghị minh xét cho các đồng nghiệp
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đề nghị minh xét cho các đồng nghiệp
,

(VietNamNet) - Có lẽ sự hiện diện của Bộ trưởng Lê Huy Ngọ tại phiên xử phúc thẩm vụ án Lã Thị Kim Oanh chiều 24/3 với tư cách là nhân chứng đã phần nào giải tỏa được dư luận đang hướng về phía ông và cũng đáp ứng những yêu cầu cần thiết về mặt nội dung có liên quan vụ án.

Lã Thị Kim Oanh đã tỏ vẻ mệt mỏi.

Trước khi đại diện VKS và các luật sư hỏi Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, chủ tọa Nguyễn Hùng Cường có lời lưu ý "đề nghị các câu hỏi phải ngắn gọn, tránh trùng lặp, phải đúng trọng tâm và tập trung vào vấn đề liên quan đối với bị cáo Hà và bị cáo Luân, bởi vì hiện Bộ trưởng đang bận trăm công ngàn việc, không có nhiều thời gian ở Tòa".

Về Công văn 327 (Công văn trình Thủ tướng Chính phủ về việc cấp vốn cho Công ty Tiếp Thị), ông Ngọ nói: "Đó là sự trả lời của Chính phủ đối với việc đồng ý cho tăng vốn trong 6 tháng đầu năm 1998 để Công ty Tiếp Thị có thể hoàn thành Khu triển lãm. Đây là quyết định đúng thẩm quyền đồng thời là chủ trương tháo gỡ khó khăn cho công trình". Ông Ngọ nói tiếp: "Tuy nhiên Bộ không hề có chủ trương cho các Thứ trưởng ký xác nhận đi vay các Ngân hàng Nông nghiệp".

Ông Ngọ về Bộ NN&PTNT từ tháng 10/1997, theo ông, các vấn đề và Dự án Khu triển lãm đã được duyệt từ năm 1994 đến năm 1997. Bộ máy và dự án cũng đã được Bộ trưởng cũ quyết định. Tất cả đang được tiếp tục triển khai và ông không được bàn giao về dự án một cách chi tiết. Ông nói: "Tôi thấy chủ trương về Khu triển lãm là hoàn toàn đúng đắn. Do mới về nên những vấn đề gì đã được Bộ trưởng cũ quyết định thì nay cứ thế mà làm theo, cái gì mới xuất hiện thì tôi hỗ trợ để làm tiếp".

Về việc Công ty Tiếp Thị đi vay vốn tạm thì việc xác nhận các công văn này có cần thiết không, ông Ngọ có đề nghị HĐXX thẩm định ở một cơ quan chuyên môn chứ ông không thể trả lời. Đại diện VKS hỏi: "Bộ NN&PTNT có bao nhiêu DN? Mỗi ngày các Thứ trưởng ký bao nhiêu công văn, có phải báo cáo lại Bộ trưởng hay không?". Ông Ngọ đáp ngay: "Bộ NN có tới 18 Tổng công ty với gần 400 công ty nhỏ trực thuộc và thành viên. Nay thực hiện chế độ phi chủ quản, nhiều vấn đề về quản lý DN thì ở Bộ không có tổ chức chuyên sâu để quản lý DN. Việc thực hiện báo cáo, trong đó có báo cáo tài chính của các DN cũng bị buông lỏng; việc thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát DN rất khó khăn, có nhiều hạn chế và có nhiều sơ hở. Tôi kính mong HĐXX xem xét hoàn cảnh cụ thể về trách nhiệm quản lý của các đồng nghiệp của tôi trong điều kiện mới của Bộ NN&PTNT, một Bộ hợp nhất từ 3 Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy lợi".

LS Tỵ hỏi: "Tổng công ty Vật tư NN của Bộ là người bị thiệt hại do Công ty Tiếp Thị gây ra hay là một tổ chức mà Bộ giao cho kế thừa quyền và nghĩa vụ của Công ty Tiếp Thị? ". Ông Ngọ đáp: "Sau khi Công ty Tiếp Thị đứng trước nguy cơ khó khăn, tôi đã tách thành 2 công ty, trong đó có một công ty về XD. Tổng công ty Vật tư tiếp nhận Công ty XD là để tiếp nhận xử lý những tồn tại và thúc đẩy phát triển nó, không phải là người thừa hưởng".

An ninh trạt tự luôn được thắt chặt tại cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm.

LS Đàm lại cho rằng Bộ có chủ trương về vấn đề vốn cho Công ty Tiếp Thị qua việc trình Công văn 999, tức là hỗ trợ cho công ty này đi vay vốn, vì mỗi công văn trình lên Thủ tướng thì Bộ phải có họp bàn. Ông Ngọ giải thích: "Theo quy trình của chúng tôi, những vấn đề trình lên Bộ thì phải thông qua Vụ chuyên môn rồi đến Thứ trưởng phụ trách khối, sau đó nếu đúng thì tôi đề nghị người phụ trách ký vào để trình Chính phủ. Đây không phải là chủ trương mà chỉ là sự thẩm định đề nghị của Công ty Tiếp Thị và nếu đúng thì Bộ đề nghị Chính phủ và Chính phủ ra quyết định".

Bị cáo Hà khi được Tòa cho phép hỏi liền đứng dậy nói: "Tôi muốn anh Ngọ nói rõ trong quá trình sự việc này, tôi có đề nghị anh cho kiểm tra Công ty Tiếp Thị hay không? Ông Ngọ suy nghĩ một thoáng rồi đáp: "Tôi đã làm đúng chức năng kiểm tra, thanh tra về dự án của công ty này khi được tài vụ báo cáo là có những vấn đề về tài chính. Anh Hà cũng đã đề nghị về vấn đề này trước khi anh ấy về hưu. Thực ra tôi đã cho kiểm tra vào tháng 2/1999. Sau 4 tháng thì tôi quyết định cho thanh tra và sau 1 năm mới có kết quả bước đầu. Sau đó tôi đã cho các cơ quan chức năng xử lý sau thanh tra và xử lý theo đúng pháp luật".

Cuối cùng, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ xin phép HĐXX được nói những lời mong muốn nhất khi ra Tòa làm chứng: "Tôi đã làm xong trách nhiệm của người làm chứng trước Tòa. Tôi hiểu đây là vụ án xử lý trách nhiệm của cơ quan Nhà nước ở Bộ chúng tôi, xử lý những cán bộ của tôi đối với Công ty Tiếp Thị. Phần tôi, dự án này về cơ bản đã được xử lý khi tôi về Bộ. Công việc của tôi là phụ trách về những vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Tôi giữ nguyên việc phân công đối với cán bộ như trước. Nên sự làm chứng của tôi có phần nào hạn chế. Tôi đề nghị HĐXX căn cứ vào những quy định pháp luật của Nhà nước để làm rõ đâu là trách nhiệm quản lý của cán bộ Nhà nước đối với DN, đâu là quyền tự chủ quản lý của DN trong cơ chế phi chủ quản mà Nhà nước ta đang chủ trương. Làm rõ trách nhiệm của cả những cơ quan đồng quản lý phi chủ quản đối với DN. Bộ NN&PTNT rất lớn, kính mong HĐXX xem xét đối với những đồng nghiệp của tôi trong tình hình có nhiều khó khăn như vậy. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn HĐXX đã cho tôi có cơ hội làm tròn trách nhiệm của người làm chứng, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về vụ án và xua tan những gì ám ảnh tôi suốt thời gian vừa qua, vì có những người nói rằng tôi không dám ra làm chứng ở phiên tòa này".

Việc đối chất đã khiến hai bị cáo Luân - Hà cảm thấy yên tâm hơn.

Sau khi ông Ngọ xin phép ra về, Tòa quay lại yêu cầu các đại diện của ngân hàng khẳng định lại việc cho Công ty Tiếp Thị vay tiền là dựa vào đâu?. Vẫn như chiều qua, câu trả lời là: Các ngân hàng đã thẩm định rõ ràng Công ty Tiếp Thị, đồng thời căn cứ việc ký bảo lãnh của Bộ NN&PTNT mà tiến hành cho vay, riêng Ngân hàng Công thương Ba Đình kiên quyết cho rằng chữ ký của các lãnh đạo Bộ NN&PTNT là điều kiện quan trọng để ngân hàng quyết định. Nhưng bị cáo Hà một mực nói: "Ký xác nhận trong những công văn như thế không có giá trị bảo lãnh, vì thủ tục bảo lãnh chắc ngân hàng biết quá rõ, tức là phải có tài sản thế chấp, có hợp đồng bảo lãnh theo đúng quy định pháp luật. Trong khi đó, Công ty Tiếp Thị và các ngân hàng không có những văn bản là công văn đó trong hợp đồng kinh tế, rõ ràng thiệt hại này ngân hàng và Công ty Tiếp Thị phải chịu".

Những phút cuối chiều nay, Tòa thẩm vấn bị cáo Phan Văn Quán (nguyên Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán Bộ NN&PTNT) về việc ký nháy những công văn về vấn đề vốn cho Công ty Tiếp Thị. Bị cáo Quán nói, việc ký như vậy giống như các bộ phận chức năng khác ký vào, ý nói Vụ Tài chính - Kế toán ký như thế cũng không có ý nghĩa xác nhận bảo lãnh hay giá trị cần và đủ đối với các ngân hàng khi quyết định cho Lã Thị Kim Oanh vay tiền.

Hôm nay, Tòa tiếp tục làm việc.

  • Tùng Duy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,