221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1237442
Áp Luật BHYT mới: Người bệnh không kêu mới là lạ
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Áp Luật BHYT mới: Người bệnh không kêu mới là lạ
,

 - "Chắc chắn người bệnh sẽ kêu ca" - đây là nhận định của ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trước khi luật BHYT mới được triển khai từ 1/10 tới.

 

Kêu vì khám đúng tuyến vẫn phải trả tiền

 

Theo ông Kính, trước đây, bệnh nhân tham gia BHYT không phải trả đồng nào nếu khám đúng tuyến thì đương nhiên là mọi chuyện suôn sẻ. Nhưng theo quy định mới, từ 1/10/2009, một số đối tượng bệnh nhân BHYT khám đúng tuyến vẫn phải đóng từ 5%-20% chi phí khám chữa bệnh. Quỹ BHYT chỉ thanh toán từ 80-95% mà thôi.

 

Mô tả ảnh.
Từ 1/10/2009, bệnh nhân BHYT khám đúng tuyến vẫn phải trả tiền (từ 5% đến 20%) (Ảnh: Cẩm Quyên)

 

“Đang không phải chi trả đồng nào, giờ bệnh nhân phải chi trả thì chắc chắn người bệnh sẽ kêu rồi”, ông Kính nói.

 

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho hay: Những đối tượng được quỹ bảo hiểm thanh toán 100% là trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, lực lượng công an nhân dân, đối tượng khám chữa bệnh tại tuyến xã và có chi phí cho 1 lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu (tức là dưới 97.500 đồng).

 

Những đối tượng như hưu trí, trợ cấp mất sức, dân tộc thiểu số, diện bảo trợ xã hội, người nghèo sẽ được thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh. 5% còn lại bệnh nhân phải tự trả.

 

Những đối tượng còn lại đều phải trả 20% chi phí khám chữa bệnh, quỹ bảo hiểm chỉ thanh toán 80%.

 

“Mức cùng chi trả như trên đã cân nhắc, Quốc hội cũng đã thảo luận ở 2 kì họp rồi mới biểu quyết. Mức đóng như trên không có ý nghĩa nhiều về mặt tài chính. Mục đích của cùng chi trả là gắn trách nhiệm của người bệnh, cùng tham gia kiểm soát các dịch vụ y tế, có nên đòi hỏi sử dụng các dịch vụ y tế không cần thiết hay không”, bà Hương cho biết.

 

Phí bảo hiểm tăng mạnh

 

- Phí tham gia BHYT đối với học sinh sinh viên bằng 3% mức lương tối thiểu.

 

- Những đối tượng: Người nghèo, người có công, người cao tuổi được Nhà nước đảm bảo phí BHYT.

 

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng đối với người thuộc hộ cận nghèo, tối thiểu 30% đối với học sinh sinh viên và người thuộc hộ nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, giảm mức phí BHYT theo hộ gia đình.

Trước đây, người dân tham gia BHYT phải đóng phí BHYT bằng 3% mức lương tối thiểu (tính ở tại thời điểm tham gia). Theo thông tư hướng dẫn của liên bộ Y tế - Tài chính thì từ 1/10/2009, mức phí người dân phải đóng khi tham gia BHYT là 4,5% mức tiền công/tiền lương/lương hưu/trợ cấp/mất sức lao động/mức lương tối thiểu (cao gấp 1,5 lần so với hiện hành).

 

Như vậy, phí tham gia BHYT sẽ tăng so với quy định hiện hành từ 120.000 đến 320.000/người tuỳ khu vực nông thôn hoặc thành thị.

 

Giải thích về việc: Người bệnh tham gia BHYT vừa phải cùng chi trả, lại vừa chịu mức phí cao hơn so với trước đây, bà Hương nói: “Mức đóng của ta vẫn thấp so với các nước và thấp so với chính chi phí hiện tại. Chi phí y tế là không bao giờ lường trước được và luôn luôn gia tăng”.

 

Tổng hợp trên các số liệu của bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy: Năm 2007, mức phí BHYT bình quân là 170.000 đồng/người, mức chi bình quân là 220.000 đồng/người. Năm 2008, mức phí BHYT bình quân là 220.000 đồng/người, mức chi bình quân là 250.000 đồng/người.

 

“Như vậy, quỹ bảo hiểm luôn trong tình trạng bội chi”, bà Hương nói. Dự kiến năm 2009, tình trạng này tiếp tục diễn ra và khả năng quỹ sẽ thâm hụt khoảng 2.000 tỷ đồng!

 

Điều đáng nói là tình trạng thâm hụt này chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân: Nâng giá thuốc, lạm dụng thuốc và kỹ thuật cao trong điều trị (nhằm rút ruột quỹ BHYT). Và những nguyên nhân này chủ yếu đến từ bác sỹ, vì người bệnh không có chuyên môn để đưa ra đòi hỏi. Thế nhưng, với việc tăng mức phí BHYT và cùng chi trả để giúp quỹ đỡ “thâm hụt”, người bệnh đang phải “gánh” trách nhiệm giải quyết hậu quả không phải do mình gây ra.

 

Những trường hợp đặc biệt vẫn được quỹ bảo hiểm thanh toán:

 

- Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ (người bệnh BHYT hưởng quyền lợi như ngày thường).

 

- Thanh toán bảo hiểm cho người bị tai nạn giao thông nhưng không phạm luật giao thông (tai nạn lao động không được thanh toán).

 

- Quỹ bảo hiểm thanh toán 50% chi phí mua thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép không có trong danh mục của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam.

 

- Người khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không đăng ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, khám chữa bệnh ở nước ngoài cũng được quỹ bảo hiểm thanh toán theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức chi phí bình quân theo tuyến chuyên môn kỹ thuật.

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,