221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
435404
Hộ khẩu thành phố - vé “VIP” cho người nhập cư!
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hộ khẩu thành phố - vé “VIP” cho người nhập cư!
,

(VietNamNet) – TP.HCM hiện có hàng trăm nghìn lao động nhập cư, có việc làm, thu nhập ổn định. Thế nhưng việc nhập hộ khẩu với họ chẳng khác nào ''ác mộng'' giữa ban ngày.          

 

Hộ khẩu & nhà: "ác mộng" giữa ban ngày!

 

Những đứa trẻ không có khai sinh, không có hộ khẩu tại căn nhà 271/1 Nguyễn Trãi, quận 5 TPHCM.     

Trong tay chúng tôi là lá đơn của 3 anh em Lương Chánh Tâm (SN 1982), Lương Thị Thành Ý (SN 1988), Lương Nguyễn Ngọc, ngụ tại phường 14 (quận 10) xin được “nhập” khẩu vào chính căn nhà của mình. Số là năm 1990, cha mẹ của Tâm, Ý, Ngọc mua một phần căn nhà và được nhập hộ khẩu vào địa chỉ 252/9 Lý Thường Kiệt. Sự việc chẳng có gì nếu sau không xảy ra cái chết bất kỳ tử của cả cha và mẹ, 3 em xin được tách ra khỏi chủ hộ trước đây. Đến khi kiếm tra hồ sơ, Công an quận 10 đã từ chối cho nhập Hộ khẩu vì không tìm được hộ khẩu gốc tại phường 22, quận Bình Thạnh.

 

Không được nhập hộ khẩu, cả 3 anh em mất luôn nhiều quyền lợi: không được tham gia bầu cử, không được làm giấy CMND… Tâm nói: “Ở địa phương, các cô chú đều xác nhận giúp “thường trú tại địa phương”, nhưng giải quyết nhập khẩu thì ai cũng lắc đầu...”.        

 

Ông Đỗ Ngọc Sơn, Đội trưởng Đội quản lý hành chính - trật tự xã hội Công an quận 10 cho rằng: rất khó nhập hộ khẩu cho 3 anh em của Tâm vì không tìm thấy Hộ khẩu gốc tại Bình Thạnh, dù ai cũng biết các em đã thường trú lâu dài ở địa phương. Theo ông Sơn, trường hợp của Tâm "vướng" Chỉ thị 27 của UBND TP.HCM, chưa đủ các điều kiện: giấy chủ quyền nhà và việc làm ổn định.

 

Còn theo em Tâm, căn nhà em đang ở thuộc diện quy hoạch “treo” nên việc hợp thức hóa gặp nhiều khó khăn. 3 anh em đều đang đi học, chẳng nhẽ để được “nhập khẩu” phải nghỉ việc để xin việc làm ? “Chúng em "bó tay" rồi, không biết làm sao thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn” - Tâm nói.    

 

Hoàn cảnh của 3 anh em Tâm chỉ là một trong số bức xúc về nhập hộ khẩu hiện nay. Mới đây Ủy ban MTTQ huyện Bình Chánh đã tổ chức cuộc khảo sát về cấp hộ khẩu tại 2 xã Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai cho thấy có tới 403 hộ với 2.281 nhân khẩu sinh sống và canh tác ổn định từ 10 năm trở lên, chỉ được cấp sổ KT3, chưa có hộ khẩu thường trú.

 

Do không có hộ khẩu nên chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sở hữu nhà ở, đất ở. Đau đớn nhất là việc 150 em đã tốt nghiệp THCS, có điểm để vào trường công lập, nhưng không có hộ khẩu nên đành phải chia tay với chuyện học hành. Nhà nào có điều kiện thì chuyển con em vào trường dân lập xa hàng chục km.

 

Những lá thư kêu cứu của công dân “hạng 2”!

 

Ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch MTTQ TP.HCM trong lần tiếp chúng tôi đã bức xúc khi đưa ra những bức thư của những người mà theo cách gọi của ông là  “những công dân hạng 2” vì không có hộ khẩu. Em Nguyễn Ngọc Thương, sinh năm 1985, tạm trú tại số 40/1B ấp 4 đường Lương Định Của, phường An Khánh, quận 2 đã “bật khóc” khi viết những dòng này: “...vì gia cảnh của cha mẹ mà anh chị cháu lại trở thành những người sống tạm trên chính quê hương của mình. Ngay cả cái tên của cháu cũng phải vay mượn giấy khai sinh của con người cậu để cháu được cắp sách đến trường…”.

 

Gia đình em Thương là người gốc Sài Gòn, nhưng bị thất lạc hộ khẩu từ năm 1986, thế rồi bẵng đi một thời gian do làm ăn xa, họ trở về và không thể nhập hộ khẩu vì thiếu “nhà” và “việc làm ổn định”.(?!)  

 

Thương viết tiếp: “...Hiện giờ cháu đang học phổ cập, hè này cháu sẽ vào lớp 12. Ban ngày cháu đi phụ việc, ban đêm đi học. Suy nghĩ cháu rất buồn, vẫn biết học là mở mang kiến thức cho bản thân nhưng cháu vẫn có cảm tưởng là mình đang học giùm cho người khác.

 

Để trở thành một người công dân thực sự sao khó quá ông ạ! Thủ tục hành chính giấy tờ đối với những gia đình vất vả kiếm sống như gia đình cháu phải viết làm sao cho đúng nghĩa đây ông. Chị  cháu sinh năm 1980 đã có gia đình và một bé gái. Không thể nào khai sinh cho con được vì bản thân không có mảnh giấy tờ tùy thân. Anh cháu sinh năm 1984 luôn gặp nhiều khó khăn trong việc làm, thậm chí không được quyền có tên trong tờ khai sinh của con ruột mình...”.

 

Chị của Thương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (sinh 1980) trong thư gửi UB MTTQ cũng bức xúc không kém “...hoàn cảnh như gia đình cháu không ít, những đứa trẻ không được làm giấy khai sinh? Nếu có một pháp lệnh gì đó bắt buộc tất cả những bậc cha mẹ không làm giấy khai sinh cho con được hoặc không có giấy tờ tùy thân phải ra trình báo tại địa phương. Có lẽ kết quả sẽ làm ông nhói lòng như cháu đã từng nhói lòng khi đi làm thủ tục khai sinh ra đứa con ruột của mình mà không được!... Ông có khi nào đau với nỗi đau của người khác không ông?".

 

Ông Đằng cho rằng, những lá thư dạng này ngày một dày thêm một khi các cơ quan công quyền tiếp tục cứng nhắc trong thủ tục nhập hộ khẩu. Rất nhiều người coi việc nhập hộ khẩu TP như là một “đặc ân” một “tấm vé VIP” cho người ngoại tỉnh, người nghèo. Và những hậu qủa "nhãn tiền" như trên sẽ còn kéo dài làm chính quyền, người dân tốn rất nhiều thời gian, công sức.

 

  • Hoài Nguyễn

Bài 2: Xóm ''ngụ cư'' giữa lòng thành phố

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,