221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1318171
Mâm cơm với thực phẩm tăng trọng và nhiễm kim loại
1
Article
null
Bài 2:
Mâm cơm với thực phẩm tăng trọng và nhiễm kim loại
,

Tôm cá bị ô nhiễm kim loại và ô nhiễm vi sinh vật, gia súc gia cầm bị lạm dụng chất tăng trọng, thậm chí bò cũng ăn rác thải để nhanh mập, … Khi ăn thịt của những loại thực phẩm trên, cơ thể con người không phát bệnh ngay mà tiềm tàng mầm bệnh qua năm tháng.

 

Tôm cá ô nhiễm kim loại, ô nhiễm vi sinh vật

 

Kết quả rút ra từ một nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội về mức độ ô nhiễm thủy sản ở một số ao hồ Hà Nội cho thấy: Thủy sản được nuôi ở Hồ Tây, hồ Trúc Bạch là bẩn nhất, ô nhiễm nhất Hà Nội. 

 

Lấy ngẫu nhiên 240 mẫu thủy sản các loại từ 17 ao hồ hiện đang nuôi trồng thủy sản của Hà Nội để nghiên cứu, kết quả cho thấy: 100% số mẫu thủy sản được nghiên cứu đều bị nhiễm tất cả các kim loại nặng (như chì, crôm, thủy ngân, niken, cadmi …). Riêng về kim loại chì, mức độ ô nhiễm ở các loại thủy sản đều cao hơn mức cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần.

 

Mô tả ảnh.
Tôm cá bị nhiễm kim loại nặng vì nước quá bẩn

 

Kết quả trên cũng lặp lại khi nghiên cứu được tiến hành để đo mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thủy sản.

 

Nhân tố gây “sốc” nhất là mức độ ô nhiễm E.Coli (một loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy cấp) của các loại thủy sản được nghiên cứu đang ở mức báo động: Mùa mưa, mức độ ô nhiễm E.Coli của thủy sản cao hơn từ 15 đến 1.500 lần mức cho phép.


Trong mùa khô, con số này còn đáng báo động hơn khi mức độ ô nhiễm E.Coli của thủy sản cao hơn từ 70 đến 4.600 lần mức cho phép!

 

Ô nhiễm kim loại gây ra tác hại to lớn đối với sức khỏe con người. Nếu trong cơ thể động vật có nhiễm chì, khi con người ăn vào, chì sẽ vào cơ thể, gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro.

 

Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.

 

Còn Crom sẽ gây loét dạ dày, ruột non, ung thư phổi (nếu đã tích đủ lượng).

 

Thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy: Từ năm 2000 đến 2008, cả nước có 1.820 vụ ngộ độc thực phẩm với 49.726 ca mắc, 497 ca tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của các ca ngộ độc đến từ vi sinh vật (chiếm 38,4%), ngộ độc độc tố tự nhiên chiếm 23,7%, ngộ độc do hóa chất chiếm 13,1% (chủ yếu do hóa chất bảo vệ thực vật).

 

Lạm dụng thức ăn tăng trọng, thuốc trừ sâu

 

Đối với gia súc gia cầm, việc lạm dụng thức ăn tăng trọng trong quá trình chăn nuôi và lạm dụng thuốc trừ sâu trên rau của quả đã không còn là chuyện mới. Hậu quả gây ra từ tình trạng này là người ăn tích dần mầm bệnh vào người.

 

GS-TS Nguyễn Tài Lương, Tổng hội các ngành sinh học Việt Nam cho biết hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều chế phẩm tăng trọng ngoại nhập mà theo các kết quả nghiên cứu là rất nguy hiểm đến sức khỏe con người.

 

Thứ nhất, đáng báo động, là loại thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh. Nếu sử dụng quá nhiều chất kháng sinh đối với vật nuôi có thể sẽ gây bệnh nhờn thuốc kháng sinh ở người ăn thịt chúng. Hiện đã phát hiện kháng sinh streptomyxin trong các loại thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung cho gia cầm nhập khẩu của Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan...

 

Cách đây không lâu, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã phát hiện loại thuốc kháng sinh chloramphenicol, quinolon và fluoroquinolon trong tôm, cá.

 

Mô tả ảnh.
Thịt lợn quá nạc, quá đỏ là một dấu hiệu cho thấy người chăn nuôi đã lạm dụng thức ăn chứa chất tăng trọng

 

Tuy dư lượng kháng sinh này trong thuỷ sản không cao, không ảnh hưởng đối với người trưởng thành khoẻ mạnh và chỉ thỉnh thoảng mới ăn tôm cá do gan có thể tự đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể nhưng với trẻ em và  bà mẹ mang thai, cho con bú hay những người mẫn cảm với các kháng sinh nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các sụn xương. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các vi khuẩn kháng lại các kháng sinh này trong cơ thể gây khó khăn trong công tác điều trị khi họ bị nhiễm khuẩn.

 

Thứ hai, đáng báo động là sự có mặt của các kim loại nặng, độc trong thức ăn chăn nuôi như đồng, sắt, chì, thủy ngân... tất cả đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là sự suy giảm trí lực và thể lực ở trẻ em.

 

PGS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hoá học, ĐH KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra 5 khuyến cáo để nhận biết thực phẩm có thể có chứa chất tăng trọng với hàm lượng cao: Thứ nhất là khi chế biến thấy thịt ra nhiều nước (chất tăng trọng có hàm lượng nước lớn, khi đun chín sẽ tách ra); Thứ hai là ngửi mùi thịt lợn thấy mùi kháng sinh; Thứ ba là thịt quá nạc và màu quá đỏ tươi (đây là tác động hóa học của chất tăng trọng. Khi thường xuyên ăn phải thịt lợn nuôi tăng trọng này sẽ khiến bị rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, tăng huyết áp và có thể gây đột biến tế bào, tạo điều kiện phát triển các khối u ác tính); Thứ tư và nưm là Thịt không đàn hồi hoặc các thớ thịt có độ mịn đều.

 

“Rất khó để xác định bằng mắt thường nhưng người tiêu dùng sau quá trình mua và chế biến có thể có kinh nghiệm để phân biệt, sau đó nên quyết định mua ở những điểm bán hàng mà mình tin tưởng”, PGS Hùng nói.

 

  • Ngọc Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,