221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1220879
Nên lập Hội nạn nhân Vedan để… kiện Vedan
0
Article
null
Nên lập Hội nạn nhân Vedan để… kiện Vedan
,

 - Đã gần một năm trôi qua, việc xác định thiệt hại do Vedan gây ra cũng như giải quyết khiếu nại bồi thường thiệt hại mà người dân hai bên bờ sông Thị Vải phải gánh chịu vẫn bế tắc.

Theo TS. Phạm Quang Tú, Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển, những người bị thiệt hại có thể tập hợp lại thành “Hội nạn nhân Vedan” để bảo vệ những người bị hại. Cách làm của hội này có thể tương tự như “Hội nạn nhân chất độc da cam”. Hội kiện lên tòa án và buộc Vedan phải bồi thường.

Ô nhiễm phủ trắng mặt sông Thị Vải. Ảnh: CTV

“Hội nạn nhân Vedan”

Hiện tại, đã có đến 10.918 đơn kiện đòi Vedan bồi thường, số tiền lên đến gần 1.300 tỷ đồng, trong đó TP.HCM có 1.159 đơn, Bà Rịa - Vũng Tàu 5.144 đơn, Đồng Nai có 4.615 đơn, nhưng Vedan vẫn “im hơi lặng tiếng”.

Theo TS. Phạm Quang Tú, Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển, những người bị thiệt hại có thể tập hợp lại thành “Hội nạn nhân Vedan” để bảo vệ những người bị hại.

Trên thực tế, ở Việt Nam chưa có tiền lệ về việc tập hợp người dân bị hại khởi kiện doanh nghiệp xâm hại môi trường, nên người dân không biết đến quy trình khiếu kiện như thế nào.

Tháng 4 vừa qua, Vedan hứa sẽ hỗ trợ nông dân 25 tỷ đồng. Nếu đem con số này chia cho hơn 7.000 hộ nông dân bị thiệt hại thì bình quân mỗi hộ khoảng 2,8 triệu đồng. Một con số được xem là quá nhỏ so với thiệt hại thực tế.

Mặt khác, Vedan còn đơn phương đưa ra những tiêu chí, buộc nông dân phải theo. Từ vị trí bị thiệt hại, lẽ ra phải được bồi thường, thì người nông dân lại trở thành những người chịu ơn.

Tình trạng này diễn ra hàng ngày trong suốt hơn chục năm trời trên sông Thị Vải. Ảnh: CTV

Vẫn phải chờ

Đứng trước vấn đề này, hiện đang có nhiều ý kiến trái ngược, từ những góc nhìn khác nhau về cơ sở pháp lý và cách thức giải quyết vụ việc theo hình thức “khiếu kiện đòi bồi thường” hoặc “thương lượng hòa giải”.

Trong hội thảo chính sách môi trường trong bối cảnh phát triển ở Việt Nam diễn ra sáng 7/7 tại TP. HCM, ông Trần Ngọc Thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng không thể nói muốn đền bù là đền bù, muốn hỗ trợ là hỗ trợ.

“Đưa ra 25 tỷ đồng rồi khoanh ra “đầu” này 7 tỷ đồng, “đầu” kia 6 tỷ đồng là không được, không có căn cứ”, ông Thời nói.

Những bằng chứng xả chất thải ra sông Thị Vải của Vedan đã được trưng ra, nhưng thiệt hại của nó thì vẫn đang được tìm kiếm... Ảnh: CTV

Theo đề xuất của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phải có một cơ quan có chức năng để đưa ra các tiêu chí. Chẳng hạn, những nông dân sinh sống gần nhà máy Vedan sẽ được nhận đền bù nhiều hơn nông dân cách xa khu vực ảnh hưởng.

Hiện nay có rất nhiều ý kiến cho rằng, với những vướng mắc về mặt pháp lý, người dân trong vùng bị thiệt hại khó hy vọng được Vedan bồi thường thông qua con đường kiện tụng, nếu chọn biện pháp hòa giải, khả năng thành công sẽ cao hơn.

Theo TS. Trần Võ Hùng Sơn, Chủ nhiệm khoa Kinh tế Môi trường, Đại học Kinh tế TP.HCM, cái khó nhất của người nông dân trong hành trình kiện tụng là không xác định được chính xác thiệt hại của mình.

“Những bằng chứng của nông dân nêu ra không vững chắc, chẳng hạn giấy phép khai thác thủy sản quá thời hạn, ghe thuyền bỏ không thời gian dài đã mục nát, mô tả thiệt hại không đúng…”, ông Sơn nói.

Ngoài ra, người dân cũng chưa chứng minh được thiệt hại của mình có nguyên nhân từ hành vi sai phạm của Vedan. Do đó, thay vì kiện, giải pháp đưa ra là tập hợp các chuyên gia am hiểu luật làm đại diện, củng cố thêm chứng cứ về thiệt hại để hòa giải hoặc thương lượng trước tòa với Công ty Vedan.

Với những vướng mắc như vậy, vụ việc này nếu khiếu kiện có thể còn phải mất một thời gian dài.

Ngày 24/6, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai được thành lập, do Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân làm chủ tịch. Ủy ban sẽ tiến hành điều tra, thực hiện nhiều nhóm nghiên cứu và đánh giá thiệt hại ở nhiều khía cạnh để đạt được hai mục đích chủ yếu là đền bù cho người bị hại khỏi thiệt thòi quá đáng và vừa có tác dụng răn đe về mặt pháp luật, tránh biến Vedan trở thành một tiền lệ xấu trong công tác thực thi và cưỡng chế thi hành pháp luật ở Việt Nam trong tương lai.
  • Ca Hảo

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,