221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1210574
Phân luồng lại, mưa nhỏ đi ôtô, mưa lớn đi... thuyền
1
Article
null
Phân luồng lại, mưa nhỏ đi ôtô, mưa lớn đi... thuyền
,

 - "Khả năng thông xe được nâng lên, tình trạng ùn tắc tại các nút bước đầu đã giảm nhưng việc tổ chức lại giao thông vẫn phải vừa làm vừa chỉnh sửa. Dù sao, để một chủ trương mới đi vào cuộc sống cần phải có thời gian", Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng trao đổi với VietNamNet xung quanh vấn đề tổ chức lại giao thông nội đô đang gây chú ý của dư luận.

 - Thưa ông, dư luận đang rất quan tâm tới vấn đề tổ chức lại giao thông mà Sở GTVT Hà Nội đang triển khai, trong đó có không ít ý kiến đồng thuận nhưng có cả sự hoài nghi, vậy qua một thời gian thực hiện, ông có thể đưa ra đánh giá sơ bộ dự án?

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng (Ảnh: H.Huy)

Để một chủ trương đi vào cuộc sống cần có thời gian. Đây lại là một chủ trương "khá cách mạng", nhắm thẳng vào thói quen tham gia giao thông của người dân nên không ít "động chạm". Bởi thế, chúng tôi làm một cách thận trọng, tỉ mỉ. Phải vừa làm vừa chỉnh sửa, hoàn thiện, rút kinh nghiệm.

Có lẽ chờ một thời gian nữa, chúng tôi, liên ngành giao thông - công an sẽ có sơ kết, đánh giá đầy đủ hơn.

- Không phủ nhận là tình hình giao thông bước đầu có biến chuyển, năng lực thông xe tại các nút được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý, điển hình là dân kêu ca các ngã ba bị chặn, đường đi thẳng đã thông nhưng đèn đỏ vẫn sáng, khiến họ "không biết nên đi hay nên dừng"?

Đúng là có hiện tượng này. Trên đường Nguyễn Trãi và đường Trần Duy Hưng, đèn tín hiệu vẫn hoạt động chưa tương thích với hình thức tổ chức mới.

Nhưng chúng tôi không thể bỏ hệ thống đèn mà phải để lại nhằm hai mục đích: Một là để điều tiết lưu lượng phương tiện đổ về nút trong trường hợp mật độ phương tiện tăng cao, tránh nguy cơ ùn tắc.

Hai là đèn đỏ để điều tiết thời gian cho người đi bộ sang đường, vì khi đó, dòng giao thông chính tăng lên đáng kể, nếu không có đèn người đi bộ rất khó và sẽ rất nguy hiểm khi băng qua đường. Nhân đây, chúng tôi cũng đề nghị người đi bộ chỉ qua đường khi có tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn cho mình và không cản trở dòng phương tiện đang lưu thông.

Chúng tôi sẽ tiếp thu, điều chỉnh dần dần.

- Như ông công nhận, cách tổ chức mới này "xung đột" với thói quen tham gia giao thông của không ít người. Nhiều người sống gần các khu vực này xưa nay quen qua đường ngay ngã 4, trên vạch sơn cho người đi bộ, nhưng nay bị ngăn lại, buộc phải đi vòng nên có hiện tượng nhiều người trèo qua dải phân cách?

Có một vài người đi bộ bị thay đổi tập quán, quen qua ngã 4, nay phải đi xa thêm một chút. Có một vài tổ chức cơ quan trước nay được mở qua dãy phân cách để thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nay bị đóng lại, bất tiện hơn nên họ phản ứng là chuyện thường.

Song chúng ta phải nhìn rộng ra, vì lợi toàn cục cho giao thông, cho xã hội thì chúng ta vẫn phải làm.

Về lâu dài, Sở GTVT đã báo cáo và xin thành phố một khoản kinh phí để xây cầu đi bộ xung quanh những nút được tổ chức lại giao thông.

Điều này cũng xuất phát từ thực tế, khi tổ chức lại, nhiều cầu đi bộ, trước nay ít người đi thì nay mới phát huy tác dụng. Như cầu đi bộ trước Bệnh viện Bạch Mai, khi ngã 3 từ Lê Thanh Nghị ra Giải Phóng bị chặn, dòng xe trên đường Giải Phóng nườm nượp hơn thì người đi bộ mới chọn cầu đi bộ nhiều hơn. Cầu đi bộ ở ngã 3 Chùa Láng - Nguyễn Chí Thanh cũng vậy.

Khi các ngã 3, ngã 4 bị chặn lại, lưu lượng dòng giao thông chính tăng lên, người đi bộ sẽ sợ băng qua đường, và cầu đi bộ thực sự phát huy tác dụng (Ảnh: Chí Hiếu)

- Theo quan sát, thực tế, tại nhiều điểm quay đầu xe, khi mật độ phương tiện cao, vài chiếc xe cỡ lớn như xe buýt nếu họ nối đuôi nhau quay đầu thì rất dễ ùn tắc, Sở GTVT có tính đến tình huống này?

Sở đã tính đến khả năng này. Vì thế, tuỳ từng tuyến đường, từng nút, khoảng cách quay đầu được bố trí dài ngắn khác nhau.

Căn cứ mật độ phương tiện, loại hình phương tiện mà bố trí bán kính vòng quay lớn hay nhỏ.

Ví dụ như nút Đào Tấn - Bưởi, chúng tôi đã tính toán tách dòng phương tiện tại điểm quay đầu. Làn ngoài có bán kính quay lớn được ưu tiên cho ô tô, trong khi đó làn bên trong vẫn có bán kính đủ cho xe máy quay cùng lúc.

- Nhiều người lo ngại đây cũng chỉ là một giải pháp tình thế, trong điều kiện giao thông bình thường, chứ trong trường hợp cường độ giao thông lớn quá hoặc như mưa chẳng hạn, giao thông sẽ lại tê liệt, liệu có thêm một kế hoạch dự phòng nào khác hoặc kết hợp trong tình huống bất thường?

Giải pháp này tính toán trong điều kiện giao thông bình thường. Mưa nhỏ thì vẫn hoạt động được bình thường nhưng mưa lớn thì... chuyển phương tiện từ ô tô sang... thuyền!

Xin cám ơn ông!

  • Chí Hiếu (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script> ipt> /script>