221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1202958
Hà Nội: Giai đoạn I vành đai 3 chỉ còn "mắc" 400m
1
Article
null
Hà Nội: Giai đoạn I vành đai 3 chỉ còn 'mắc' 400m
,

 - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa cho biết dự án đầu tư xây dựng giai đoạn I vành đai 3 (Mai Dịch - Pháp Vân) hiện chỉ còn đoạn dài 0,4km tại khu vực nút giao Thanh Xuân chưa giải phóng xong mặt bằng...

Theo Phó Chủ tịch Khanh, đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành thi công 10,8km trên tổng chiều dài 11,2km của tuyến này, qua các địa bàn Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Thanh Xuân (Hà Nội).

Riêng tại quận Thanh Xuân, có 1.476 chủ sử dụng có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, thời điểm này, 136 hộ gia đình chủ yếu tại khu vực nút giao Thanh Xuân vẫn đang tiếp tục thắc mắc, khiếu nại.

Câu chuyện qui hoạch vành đai 3 Hà Nội bắt đầu từ 10 năm trước, khi "qui hoạch chi tiết quận Thanh Xuân tỉ lệ 1/2000 (phần qui hoạch sử dụng đất và giao thông) được UBND TP phê duyệt ngày 28/9/1999, thì qui hoạch đường vành đai 3 đã được xác định cụ thể" - khẳng định của lãnh đạo Hà Nội.

Vành đai 3 Hà Nội sau nhiều gian nan đến thời điểm 500 ngày đếm ngược tới Đại lễ nghìn năm đã thông được 10,8km/11,2km... (Chụp tháng 5/2009 - Ảnh: T.M)

Theo khẳng định này, từ những năm thập niên 80, phạm vi đất dành để mở đường vành đai 3 đã được từng bước xác định thông qua việc cung cấp chỉ giới đường đỏ, xác định ranh giới đất giao cho các cơ quan, đơn vị 2 bên đường Khuất Duy Tiến để xây dựng công trình. Dọc 2 bên tuyến đường, các dự án dần dà hình thành theo một hành lang với bề rộng lớn hơn 68m ở một số đoạn.

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo tiền khả thi vành đai 3 Hà Nội, giao Bộ GTVT phối hợp với Hà Nội thống nhất qui mô từng đoạn tuyến và các vấn đề liên quan đến qui hoạch chung, qui hoạch giao thông của thành phố...

Sau đó, UBND TP cho biết: "Trên cơ sở kế thừa, cập nhật các chỉ giới đã cung cấp cho nhiều cơ quan, đơn vị dọc 2 bên tuyến đường từ những năm trước 2001 (như đã kể trên), Viện Qui hoạch xây dựng Hà Nội đã lập và cung cấp hồ sơ chỉ giới đường đỏ vành đai 3 đoạn từ ngã ba Thăng Long - Xuân Thủy đến Nguyễn Trãi và từ Nguyễn Trãi đến Pháp Vân được Kiến trúc sư trưởng TP chấp thuận ngày 24/4/2001, trong đó đoạn vành đai 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân theo đúng hướng tuyến (tim tuyến đường) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có chiều rộng dao động từ 68m - 78,3m".

TIN LIÊN QUAN

Được biết, khi lập hồ sơ thu hồi đất, chủ đầu tư và các cơ quan chức năng của Hà Nội thời gian đó đã căn cứ vào chỉ giới đường đỏ đoạn đường "có chiều rộng dao động" hơn chục mét đó để xác định diện tích đất thu hồi!

Tuy nhiên, cũng theo UBND TP Hà Nội, cùng thời gian đầu năm 2001, Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự án khả thi xây dựng tuyến đường này trong đó nội dung hồ sơ chỉ giới đường đỏ có một số đoạn bề rộng lớn hơn 68m chưa được cập nhật báo cáo bổ sung kịp thời với Thủ tướng. Song, căn cứ đó, Thủ tướng đã quyết định đầu tư giai đoạn I vành đai 3 này.

"Như vậy, từ thời kỳ 2001, bề rộng đường của dự án chưa nhất quán, chặt chẽ giữa các văn bản, tài liệu. Do đó, mặc dù một số hộ dân đã chuyển từ 2003, đoạn đường đến nay cơ bản đã thi công xong - nhưng vẫn khiếu kiện cho rằng dự án không được thực hiện theo chỉ giới của dự án đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt" - nhận định của lãnh đạo Hà Nội.

Về việc này, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội khẳng định xin rút kinh nghiệm. Cụ thể: Trong quá trình lập dự án đầu tư, giữa các cơ quan chức năng Bộ GTVT và UBND TP chưa phối hợp chặt chẽ, xảy những tồn tại trong việc xác định chỉ giới mở đường.

  • Hoàng Huy 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,