,
221
4824
Vận hội mới
vanhoimoi
/60nam/vanhoimoi/
774312
Huy động tối đa tiềm năng con người để "Đổi mới II"
1
Article
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
,

Huy động tối đa tiềm năng con người để 'Đổi mới II'

Cập nhật lúc 14:55, Thứ Ba, 14/03/2006 (GMT+7)
,

Đổi mới I, ta huy động tối đa nguồn năng lượng tự nhiên như dầu khí, khoáng sản, hay nông sản, thủ công mỹ nghệ v.v... Nhưng đến Đổi mới II, chúng ta phải khai thác tiềm năng cao nhất là con người. Đó là ý kiến đáng chú ý của GS.TS Nguyễn Trường Tiến đưa ra trong "Bàn tròn Kỳ vọng có sự đột phá để tìm người tài cho Đảng" với Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn.

>> Sửa mình để đón "thời cơ vàng"

>> Đổi mới II: Đổi mới thế nào?

Làm thế nào để huy động tối đa tiềm năng con người? Có cần cần định lượng hoá con người thật cụ thể? Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn nào giúp cho việc xây dựng các định lượng ấy, hay lại học các cụ thời xưa, kéo nhau ra Văn Miếu thi làm quan?

Rồi còn chất lượng con người sẽ do ai chịu trách nhiệm: ngành giáo dục, cơ quan làm công tác tổ chức hay do chính mỗi cá nhân cũng được GS.TS Nguyễn Trường Tiến đề cập tới.

"Định lượng hóa con người"

Soạn: AM 726537 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn trong buổi trao đổi với TS Nguyễn Trường Tiến (Ảnh: L. A. Dũng)

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa anh Trường Tiến, anh thấy vấn đề về cơ chế, về môi trường làm việc của chúng ta, vấn đề mà ai cũng nói là cần phải sửa, như thế nào?

GS.TS Nguyễn Trường Tiến: Cách đây 20 năm, TBT Nguyễn Văn Linh đã chỉ đạo một cuộc đổi mới, nói theo ngôn ngữ phương Tây là "làm cách mạng". Chúng  ta đã giải phóng được cho người nông dân và làm nên hàng loạt đổi mới, cho doanh nghiệp, cho nhà nước. Còn đổi mới lần này, nói theo ngôn ngữ của bệnh nhân đi khám bệnh là muốn phát hiện bệnh, chúng ta phải chụp phim, phải cắt lớp, phải tìm đúng thuốc chữa đúng bệnh.

Tôi lấy ví dụ câu chuyện về cầu Văn Thánh. Đến tận thời điểm này, chúng ta vẫn chưa tìm ra được lời giải làm thế nào để cầu Văn Thánh sẽ tiếp tục được đưa vào sử dụng. Chúng ta phải đánh giá đúng, cái yếu của dân tộc mình, tiềm năng của mình, thách thức của dân tộc mình và cơ hội của dân tộc. Tôi cho rằng, luôn luôn phải đặt ra bốn vấn đề đó. Cơ hội đi với thách thức, tiềm năng đi với yếu kém... Luôn luôn song hành như vậy. Theo tôi, chúng ta phải huy động tối đa tiềm năng con người.

cuộc đổi mới I, chúng ta đã huy động tối đa nguồn năng lượng tự nhiên, dầu khí, khoáng sản, xuất nhập khẩu cà phê, thuốc lá, mây tre đan v.v... Nhưng đến cuộc cách mạng thứ hai, chúng ta phải khai thác tiềm năng cao nhất là con người. Đó phải là những con người mà ngoài lòng dũng cảm và trí tuệ cần phải có sự hiểu biết về lịch sử văn hóa dân tộc. Bởi chúng ta mới chỉ biết đến những tiến bộ của KHKT, của tư bản mà quên đi lịch sử dân tộc, quên đi truyền thống về tư tưởng văn hoá, truyền thống đạo đức, triết học.

Về vấn đề sử dụng nguồn lực con người, tôi mong muốn rằng chúng ta phải định lượng ra các vấn đề thật rõ ràng. Ví dụ như chúng ta nói rằng, đại bộ phận Đảng viên suy thoái về mặt đạo đức nhưng cần phải làm rõ, "đại bộ phận" là bao nhiêu phần trăm?

Chúng ta cũng nói rằng chúng ta phải chọn được người có tài, có đức để được nhân dân tín nhiệm. Nhưng chúng ta phải chỉ rõ ra rằng thế nào là tài, thế nào là đức và cơ chế nào để xác nhận rằng được nhân dân tín nhiệm. Tôi cho rằng tất cả phải được chỉ ra rõ ràng, chúng ta không thể nói chung chung được. Cơ chế nào để chúng ta chọn người có tài, tiêu chuẩn nào là có tài, tiêu chuẩn nào là có đức.v.v...

Nếu muốn đột phá, chúng ta sẽ phải thay đổi rất nhiều thứ. Nhưng trong đó, việc đầu tiên cần làm là chúng ta phải tiêu chuẩn hóa con người. Vì con người tạo nên tất cả. Con người tạo nên cơ chế, con người tạo nên chất lượng, tạo ra luật pháp. Không có con người chất lượng thì không bao giờ tạo ra sản phẩm chất lượng.

Nói cách khác, theo quy luật của phương Tây thì đó là thước đo giá trị. Vậy giá trị là gì? Giá trị GDP, mức sống v.v... Theo như quan điểm phương Tây thì giá trị bằng chất lượng chia cho tiền (chi phí). Tiền có thể cân đong đo đếm nhưng riêng chất lượng là giá trị âm không thể đo đếm được. Vậy nên chất lượng là tỷ số của giá thành chia cho chi phí. Nếu chúng ta xây những công trình có chi phí hợp lý mà chất lượng rất cao thì chúng ta sẽ đạt đến giá trị lớn.

Mà để đạt đến những công trình lớn như thế, thì chúng ta phải có những con người chất lượng rất tốt thì "anh" mới biết tiêu tiền của đất nước, mới biết sử dụng tiền thuế của nhân dân, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đạt đến một chất lượng cao hơn. Cả nhân loại vấn đang phấn đấu vì một cuộc sống có chất lượng cao hơn.

Năm 2006, chúng ta phải phấn đấu có tiêu chuẩn, tiêu chí, phương pháp đánh giá cán bộ, phương pháp lựa chọn cán bộ và phải quy hoạch cán bộ một cách đàng hoàng. Đương nhiên hiện nay chúng ta đã có cán bộ lãnh đạo của Đảng, cán bộ quản lý của Nhà nước, có cán bộ KHKT. Rồi lại có những cán bộ làm kinh tế. Nhưng không phải đưa tất cả ra làm quản lý. Tại sao chúng ta không làm nhà khoa học, kỹ thuật sống bằng trí tuệ của mình, tình cảm của mình để bước vào nền kinh tế trí thức?

Trong giai đoạn này chúng ta phải khẳng định vai trò của nền kinh tế tri thức, vai trò của các kỹ sư, vai trò của nhà kỹ thuật, của nhà tư vấn. Chúng ta đã từng cần nhiều đến vai trò của các  kỹ sư, bác sĩ. Nhưng đây là thời điểm đất nước cần thêm những nhà tư vấn giỏi, kỹ thuật giỏi. Chúng ta không có nhà tư vấn giỏi, kỹ thuật giỏi thì không thể khai thác hết tiềm năng, không bao giờ chúng ta sử dụng được tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. Và không bao giờ chúng ta tìm ra được những giải pháp kỹ thuật để bán được sản phẩm ra thị trường thế giới.

Ai chịu trách nhiệm về chất lượng con người?

Soạn: AM 726541 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS.TS Nguyễn Trường Tiến trong buổi trao đổi với Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vâng! Đó là ý tưởng rất tâm huyết, mạnh mẽ! Tức là phải có cơ chế, môi trường đánh giá con người một cách hợp lý. Từ trước tới giờ nhiều người vẫn nghĩ đó là trách nhiệm của Ban tổ chức TW?

GS.TS Nguyễn Trường Tiến: Đã từng đọc rất nhiều các bài trên báo tôi nghĩ rằng chúng ta không nên quy trách nhiệm cho ai cả. Đây không phải chỉ là việc của Ban tổ chức TW mà là của tất cả các vị lãnh đạo của chúng ta, Ban tổ chức TW chỉ là một mắt xích. Và tại sao chúng ta không quy trách nhiệm cho chính chúng ta! Chúng ta có gần 3 triệu Đảng viên tại sao để tình hình như thế? Tất nhiên những người được giao lựa chọn cán bộ đều hết sức tế nhị.

Vẫn còn tồn tại tình trạng bằng giả, bằng thật, cách lựa chọn, sinh hoạt Đảng, cách bầu cử như hiện nay thì không ổn. Chúng ta cần thay đổi về phương pháp lựa chọn cán bộ, phương pháp đánh giá cán bộ. Trong lịch sử, các chế độ lựa chọn nhân tài phải ra Văn Miếu, phải thi, sòng phẳng hết. Không có người thư ký, giúp việc mà tự viết tay. Tức là ra Văn Miếu ngồi đấy, thi thật, chọn thật! Muốn làm quan phải qua kỳ thi cử này. Chọn những người phải đạt được những tiêu chí nhất định.

Thực ra điều này liên quan nhiều đến chất lượng giáo dục, đào tạo, vấn đề rất lớn. Chúng tôi rất muốn tập trung cho phần này, xây dựng đạo đức của người Đảng viên cộng sản và học các cụ về cách chọn người tài cho đất nước. Các cụ dạy rất đúng, rằng "hiền tài là nguyên khí quốc gia", chỉ có điều chúng ta có hiểu hay không thôi! Yếu kém của chúng ta trong 20 năm vừa qua là chưa sử dụng hết hiền tài của đất nước, trong cũng như ngoài nước. Một số người của Đảng, một số người chủ chốt không dám nói thẳng sự thật. Chúng ta là những người trí thức, là Đảng viên cộng sản, chúng ta phải nói thẳng nói thật. Tôi cho rằng chúng ta phải hiểu mình là ai, có trách nhiệm gì trong việc xây dựng đất nước này. Tôi có cảm giác Đảng và dân tộc chúng ta phải đổi mới hơn. Trong dân tộc có Đảng và trong Đảng có dân tộc. Chúng ta nhận thức lại, thay đổi lại để hiểu gốc rễ của dân tộc mình. Làm sao dân tộc mình đứng vững bốn nghìn năm, vẫn hiên ngang bất khuất. Tôi tin rằng chúng ta vượt lên phía trước không kém gì một dân tộc nào trên thế giới này.

  • VietNamNet

Ý kiến của bạn?

,
,