Văn xuôi Đồng bằng sông Cửu long: Cần một "cú" đột phá?
17:39' 12/09/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Liên lạc Hội Nhà văn Việt Nam tại ĐBSCL và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang vừa phối hợp tổ chức “Bàn tròn văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 1” tại Tiền Giang, Mỹ Tho. 

 

 

"30 năm mà chưa có tác phẩm nào lớn!" 

 

Logo "Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL".

Với 26 tham luận và 19 tham luận được đọc tại bàn tròn, đều có những cách đánh giá nhìn nhận riêng về tình hình văn xuôi của vùng. Trong đó, nhà văn Nguyễn Hồ (TP.HCM)  đã mạnh dạn đặt vần đề: “Theo tôi, hiện có hai loại nhà văn viết về ĐBSCL, đó là nhà văn viết tại chỗ và nhà văn viết “vọt cần câu”, cả hai đều có thể gọi là nhà văn ĐBSCL, chứ không nhất thiết phải có hộ khẩu đồng bằng. Đừng để địa giới hành chính nó nhốt mình… dù có 29 nhà văn viết tại chỗ mà vẫn cứ thấy dư, tôi nói cả tác phần nổi lẫn phần chìm của tảng băng, quả đúng là dư, vì thiếu đầu tư, thiếu tiền bạc”.

 

Sau đó, nhà văn Nguyễn Hồ đã đưa ra 5 kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Các Hội Văn nghệ các tỉnh đồng bằng nên coi các nhà văn viết về đồng bằng ở TP.HCM là hội viên của mình; Thứ hai: Các Hội Văn nghệ cần có trang bị tối thiểu để nối mạng với cả nước, trao đổi sáng tác, cập nhật thông tin văn học trong và ngoài nước; Thứ ba: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Thành phố, báo Văn nghệ… các nhà xuất bản cần dành những trang thường xuyên giới thiệu tác giả tác phẩm đồng bằng; Thứ tư: Hội Nhà văn Việt Nam nên mạnh dạn cho xuất bản phụ trương đồng bằng của báo Văn nghệ; Thứ năm: mỗi tỉnh, mỗi huyện có người lãnh đạo yêu nghệ sĩ”. Ông ngao ngán: “Ba mươi năm giải phóng đã tới nơi rồi mà chưa có cái gì lớn, chứng tỏ nhà văn chúng ta chưa có gan lớn, tâm huyết lớn và nhà nước chưa có đầu tư lớn, thật là uổng phí…”.

 

Cần tiếp thị văn chương?

 

Nhà văn Trần Thanh Giao cho rằng: “Vấn đề là sự tự giới thiệu của văn học ĐBSCL. Vì thời buổi kinh tế thị trường, người ta hay tổ chức hội chợ hay ít ra cũng tăng cường “tiếp thị”. Văn chương ĐBSCL không thể không quan tâm tới việc này. Công vịệc tiếp thị trong văn chương khác hẳn trong kinh tế, không thể “lăng xê” vô tội vạ để bán sách lấy tiền… Cho nên công tác nghiên cứu, phê bình… về văn chương và các tác giả ĐBSCL là vần đề cần gấp và hết sức quan trọng”.

 

Bìa sách giới thiệu tại Bàn tròn.

Những nhà văn tại ĐBSCL có vẻ lạc quan, tự tin nhưng vẫn tỏ ra nghiêm túc với cách viết để đủ sống và hội nhập. Nhà văn Vũ Hồng (Bến Tre) bày tỏ: “Phải thừa nhận một điều rằng, việc dấn thân cho văn chương hiện nay hình như là một điều rất hiếm thấy trong quảng đại tầng lớp thanh niên có năng khiếu văn học. Gặp điều kiện thuận lợi thì đến với vườn văn dạo chơi, còn gặp một chút gì đó khó khăn thì rút lui ngay để “lo cho đời sống trước mắt là chính”; chuyện văn chương để dành cho những ngày về sau cũng chẳng muộn màng. Có tác giả lớn tuổi thừa nhận rằng ngòi bút đã chai cứng mất rồi. 

 

Nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai (Kiên Giang) với tham luận: ''Chúng tôi mê viết văn nhưng không thể sống bằng nghề viết văn” lại lo cái lo “cơm áo gạo tiền” mà than rằng: Đành vậy, giới viết văn trẻ bây giờ khi chuyện mưu sinh nặng gánh, không thể sống bằng “nghề văn” được thì tốt nhất là viết chơi theo kiểu tài tử. Dù cho các bậc “đại gia” của nền văn học có kêu ca giới viết trẻ viết văn giờ thiếu tính chuyên nghiệp cũng đành chịu. Đến khi nào “nghề văn” có thể nuôi sống bản thân, phụ giúp cho gia đình đủ sống thì hẳn hay”.

 

Toàn cảnh bàn tròn văn xuôi. Ảnh Nguyễn Tý.

Chưa đồng tình với ý kiến trên của Diệp Mai nhưng nhà văn Trần Quốc Toàn (TP.HCM) cũng thừa nhận: “Sống và viết nhiều nghề nhưng vẫn đàng hoàng viết văn. Dẫu có khi nhuận bút chỉ có 20.000 đồng với một tin trên báo hay 50.000 đồng cho một câu lục bát là vui và lại lăn lộn viết. Viết báo và làm nhiều ngành nghề khác nhau chẳng qua cũng để nuôi nghề viết văn” và ông khẳng định: “Không trói buộc văn học vào những cuốn sách”.

 

 

 

 

 

  • Nguyễn Tý

 

 

 

 

 

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bữa tiệc thời trang đa quốc gia tại Hà Nội (11/09/2004)
Săn tìm ấm cổ (11/09/2004)
"Tôi không chọn chiến tranh mà chiến tranh chọn tôi" (10/09/2004)
Lịch Hy Chi tìm kiếm sự độc đáo (09/09/2004)
Trương Mạn Ngọc: Bày giải thưởng trong toilet (09/09/2004)
''Lãng du'' - Kết nối không gian (08/09/2004)
Nguyễn Khoa Đăng - Từ nhà văn đến "thầy cãi" (07/09/2004)
Bosnia dựng tượng Lý Tiểu Long (07/09/2004)
Cuộc gặp gỡ kỳ thú giữa âm thanh và màu sắc (05/09/2004)
''Muốn hạnh phúc, hãy cười thật nhiều!'' (03/09/2004)
Load nhạc trên mạng, "chiến tranh giữa các vì sao" (03/09/2004)
CS Việt kiều Quang Toàn phát hành album tại VN (03/09/2004)
Laura Branigan - ngôi sao yểu mệnh (03/09/2004)
"Món ngon" mùa chay (31/08/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang