Hồ Tây - Mặt gương phản chiếu lịch sử
09:59' 26/06/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - “Với tư cách một nhà sử học, Nguyễn Vinh Phúc đã kể cho ta biết về các di tích quanh Hồ Tây (Hà Nội). Nhờ phần này, ta biết được những điều mà nhiều người xưa nay vẫn thắc mắc như Quan Thánh hay Quán Thánh, Trấn Vũ hay Chân Vũ… Nay vui mừng thấy sau quyển sách về Hồ Gươm, ông đã hoàn thành quyển sách về Hồ Tây, là những công trình sáng giá về Thủ đô Hà Nội”.

Tác giả Nguyễn Vinh Phúc.

 

Đó là lời tựa của Giáo sư Hà Văn Tấn, Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho tập sách Mặt gương Tây Hồ của nhà sử học Nguyễn Vinh Phúc. Sách dày 330 trang gồm 8 chương và một phụ lục do NXB Trẻ ấn hành với giá 37.000 đồng.

 

Từ góc nhìn của nhà sử học, tác giả đã nghiên cứu những đặc trưng văn hóa của Hồ Tây: “Quanh hồ hiện nay có 21 ngôi đình Nhà nước xếp hạng, được cả nước biết tiếng: Quan Thánh, Trấn Quốc, Đông Cổ, phủ Tây Hồ… Ở 21 di tích này có nhiều văn vật có giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140 bức hoàng phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá… một cái vốn văn hóa vật thể quý báu. Ngoài ra còn có các lễ hội dân gian đặc sắc… Ven Tây Hồ lại còn các làng nghề truyền thống: các làng giấy, làng dệt, làng trồng hoa và phường đúc đồng…”.

 

Hồ Tây có nguồn gốc tên gọi từ đâu?

 

Theo sách: “Lĩnh Nam chích quái” do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn trước năm 1492 - là năm Vũ Quỳnh viết lời tựa - trong mảng truyền thuyết kể về thời Lạc Long Quân có một truyện nhan đề “Truyện Hồ tinh”… tên gọi đầu tiên của Hồ Tây là đầm Xác Cáo (Thi hồ đàm). Nguyễn Vinh Phúc qua cứ liệu sử học nhìn nhận bằng khoa học, đã khẳng định lại: “Hồ Tây chính là một món quà, một của hồi môn mà sông Hồng đã dành cho Thăng Long – Hà Nội. Chỉ có điều là sông Hồng đổi dòng từ lúc nào thì hiện chưa thể trả lời”.

 

Ngoài nghiên cứu Hồ Tây, tác giả còn tìm hiểu về Hồ Trúc Bạch: “thường được gọi tắt là hồ Trúc, chỉ cách biệt với Hồ Tây bằng con đường Cổ Ngư mà nay mang tên đường Thanh Niên. Đây là một bộ phận gắn bó khăng khít với Hồ Tây, vì thực ra Trúc Bạch chỉ hiện diện khi có con đường Cổ Ngư”. 

 

Bìa sách.

Nguyễn Vinh Phúc lý giải qua các khảo cổ và nghiên cứu khoa học đã nêu lên các địa danh bằng tên gọi, ví như: “gọi tên di tích này là quán Trấn Vũ hay quán Chân Vũ đều được cả”. Và, “gọi là đền Quan Thánh mà không gọi là đền Quán Thánh thì cũng không sai”.

 

Ở phần Phụ lục, đọc thú vị vì Nguyễn Vinh Phúc đã dẫn bài viết của nhà văn Tô Hoài viết về “Hồ Tây” với lời đề dẫn: “Nhà văn Tô Hoài, thời thiếu niên và thanh niên, lớn lên, vui chơi, học hành và làm việc đề ở quanh vùng Hồ Tây, cho nên thiên bút ký này không phải là sáng tác của một ngày, một tháng mà là cả một phần đời nhà văn”.

 

Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm (1010 - 2010) Thăng Long – Hà Nội, việc cho ra mắt những trang viết về văn hóa Thăng Long – Hà Nội như Mặt gương Tây Hồ đã góp phần dành cho ngành du lịch những hiểu biết ngoài là cẩm nang nó còn là tìm về cội nguồn với những nét văn hóa – lịch sử dân tộc của trái tim Thủ đô cả nước với nghìn năm văn hiến.

 

  • Cam Linh
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sóng nhạc trở lại với một diện mạo mới (24/06/2004)
Anna Karenina "tái xuất" ở Việt Nam (22/06/2004)
Hòa nhạc hữu nghị Việt - Nhật tại Hà Nội (22/06/2004)
Ra mắt bộ Tổng tập báo chí Việt Nam (21/06/2004)
Phóng viên VietNamNet đoạt giải nhất! (21/06/2004)
Lẩu tươi giải nhiệt (20/06/2004)
Tác giả “Trò chuyện ở Hà Nội” qua đời (19/06/2004)
Một người Úc đoạt giải thưởng văn học Anh (19/06/2004)
Jessica Simpson - ngôi sao "hot" nhất (17/06/2004)
Mariah Carey "tranh thủ" viết sách cho trẻ em (16/06/2004)
''Eve’s Women'' sang Việt Nam biểu diễn (13/06/2004)
Bà Becks "chơi trội" (12/06/2004)
Tới VietNamNet để được xem "Âm nhạc vì hoà bình" (10/06/2004)
Load nhạc chuông di động: Quá dễ! (10/06/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang