221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1304399
Thói xấu của teen: Đong yêu thương bằng... tiền
1
Article
null
Thói xấu của teen: Đong yêu thương bằng... tiền
,
Nhiều teen nghĩ rằng tặng quà càng "giá trị thì chứng tỏ tình cảm dành cho nhau càng lớn, quà bé tức là “nó chẳng coi mình ra gì, chỉ tặng cho xong”.
 
Tình cảm được tính bằng giá trị quà
 
Không khó để nhận thấy, những món quà teen tặng nhau ngày càng có “giá trị”. Tất cả đều được quy ra tiền. Quà càng to, chứng tỏ tình cảm dành cho nhau càng lớn, quà bé tức là “nó chẳng coi mình ra gì, chỉ tặng cho xong”.
 
Mai Chi (THPT LTV) nhăn nhó: Tháng này có đến hai sinh nhật của hai đứa trong nhóm, độc lo quà cũng méo mồm rồi. Tớ nhịn quà sáng từ tháng trước đến tháng này mà mới được 300k, chỉ đủ tiền mua quà cho một đứa. Còn lại chắc phải năn nỉ hoặc bịa ra lý do gì đấy để xin mẹ. Đang viêm màng túi, tặng quà nhỏ thế này không biết chúng nó có nghĩ gì không đây?
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Còn Quỳnh Nga (THPT KL) sau khi kiểm xong đống quà sinh nhật thì bần thần: Sao cái L lại cư xử thế nhỉ? Sinh nhật nó rõ ràng mình tặng đôi giày hơn 400k, mà sinh nhật mình chỉ tặng cái thắt lưng rẻ tiền này? Hay là nó xác định không chơi với mình nữa, nên không “đầu tư”? Trong suy nghĩ của cô bạn, hình như không có khái niệm “chắc nó hết tiền”.
 
Ngay cả yêu đương cũng vậy. Dù chỉ là mới quen, hay yêu nhau lâu, mà thấy người yêu tặng một món quà bình thường, không có giá trị thì kiểu gì một vài bạn cũng lấy làm “chíu khọ” lắm. Như Huyền Trang (sn1991), mặc dù rất là yêu người yêu, nhưng đến ngày sinh nhật hay Valentine mà “chỉ” nhận được bó hoa, hay cái cặp tóc, cái áo bình thường thì mặt chỉ cười rất “nhạt”. Thứ khiến cô nàng xuýt xoa phải là đôi guốc đắt tiền, hay chiếc túi điệu đà được mua ở shop nổi tiếng. Thế đấy, món quà càng giá trị thì tình cảm lại càng tăng level!
 
Yêu thương cũng được đổi bằng tiền
 
Trong câu chuyện của một nhóm bạn, rất dễ để có thể nghe thấy những câu: “ghét thế không biết, tháng này mẹ tớ cho có 200k tiền tiêu”, “Cái Vy vừa được mẹ mua cho một cáy váy mới, đẹp lắm, hình như những hơn 500k, mẹ nó đáng yêu thật đấy, chả bù cho mẹ mình”…
 
Bác Dung (Hoàng Mai), mẹ của một teen học DL Đông Đô than thở, con gái bác lúc nào chuẩn bị xin tiền thì dễ thương lắm, mua cho mẹ kẹp tóc mới, lăng xăng giúp việc cho bố, xuống bếp giúp mẹ nấu cơm, quét nhà hăng hái lắm. Thế nhưng được cho tiền xong thì hôm sau lại y như cũ, bác có nhờ rửa mớ rau cũng than bận, than mệt ngay.
 
Thế Anh (THPT LG) đến lớp bực bội xả “stress” với đám bạn: Bảo mẹ tớ mua cho cái laptop 25 triệu mà nhất định không chịu, nói tớ chưa dùng gì đến. Vừa mới mua SH tháng trước, vậy mà con xin có 25 triệu cũng tiếc, cũng càu nhàu… Nghe cậu càu nhàu, mọi người không biết nên trách mẹ Thế Anh “ki” hay cậu con trai quá tính toán.
 
Đừng để chữ Tiền ám ảnh!
 
Thực ra, bạn bè của teen đều đang ở tuổi còn đi học, sống phụ thuộc vào bố mẹ và làm gì có tiền? Muốn có tiền, phải xin bố mẹ. Mà không phải lúc nào bố mẹ cũng muốn hay cũng có điều kiện để cho. Những món quà xa xỉ, đắt tiền, hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh của teen. Đừng nghĩ rằng bạn không coi trọng mình, đơn giản bạn chưa đi làm, và không thể “xoay” đâu ra tiền mà thôi.
 
Với bố mẹ cũng vậy, đừng dùng tiền để đong đếm yêu thương. Bố mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng khoản nào cần chi, khoản nào không cần chi, bố mẹ đều cân nhắc rất kỹ. Đừng vì không vừa ý mà cho rằng bố mẹ ghét bỏ mình.
 
Quan trọng nhất vẫn là yêu thương, quan tâm lẫn nhau, không phải là tiền. Nếu đem so đo tình cảm bằng tiền, liệu bạn có sợ rằng đến một lúc nào đó sẽ chẳng có ai bên bạn chỉ vì bạn đã nhẵn túi? Một người bạn thật sự luôn sẵn sàng nắm tay mình lúc khó khăn, chứ không phải người tặng những món quà đắt giá. Teen mình đừng quên điều đó nhé!
 
Theo PLXH
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,