221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1304065
Đằng sau vụ bắt nguyên phó tổng GĐ BIDV
1
Article
null
Đằng sau vụ bắt nguyên phó tổng GĐ BIDV
,

Ông Đoàn Tiến Dũng, cựu Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận hối lộ hơn 5 tỷ đồng, một cựu thủ quỹ Viện KSND Tối cao thụt két 1,2 tỷ đồng... Điều tra viên trực tiếp làm án, kể chuyện hậu trường những vụ bắt và hỏi cung can phạm.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

  • Đắng lòng chuyện nhà trường "móc túi" học sinh nghèo

  • Teen "đốt tiền", "hành xác"... để bắt chước thần tượng

  • Quá tức giận, cha già đập chết con hỗn láo

  • “Nhận hối lộ mua nhà Hà Nội”
    Trong khoảng 3 năm qua, kể từ ngày thành lập, Đội Điều tra tội tham nhũng, PC46 (PC 15 trước đây), Công an Hà Nội, điều tra, khám phá 54 vụ án, với 118 bị can. Trong số những vụ án trên, Trung tá Mai Trọng Thắng, Đội phó PC46, được chọn mặt gửi vàng chỉ đạo, điều tra nhiều vụ án tham nhũng đình đám. Trung tá Thắng là người trực tiếp điều tra, hỏi cung các bị can trong vụ Đoàn Tiến Dũng nhận hối lộ hơn 5 tỷ đồng.

    Theo lời kể của người trong cuộc, khi bị bắt quả tang, ông Dũng cầm 1 tỷ đồng nhận hối lộ từ tay ông Hoàng Văn Khánh (ngày 2-2-2010, tại quán phở Vuông số 229 đường Giảng Võ, chỉ cách nơi ông Dũng ở vài trăm mét), mặt ông Dũng tái mét. Khi được đưa về trụ sở công an phường lập biên bản, ông thừa nhận hành vi nhận hối lộ.

    Khám nhà ông Dũng và phòng làm việc tại cơ quan, cơ quan điều tra thu giữ hơn 700 triệu đồng (hơn 200 triệu VND, còn lại là USD). Thời điểm đó, ông Dũng đang thuê căn nhà ở cùng cháu tại số 21, ngõ 150, đường Giảng Võ (Hà Nội), còn vợ con ông Dũng vẫn ở Hải Phòng. Điều tra viên hỏi: “Sao ông trữ nhiều tiền mặt trong nhà”, ông Dũng bảo: “Tôi đang tích luỹ để mua nhà Hà Nội”.

    Minh họa: Khều.

    Nhìn lại gia cảnh ông Dũng, một vợ và hai con. Con lớn đang học tại Canada, đứa nhỏ ở cùng mẹ ở Hải Phòng. Ông Dũng làm Phó Tổng GĐ một ngân hàng lớn, lương bổng cũng khá. Trung tá Thắng hỏi: “Ông cần tiền làm gì mà đòi hối lộ đến 5 tỷ đồng?”, ông Dũng nói: “Tôi cần tiền mua nhà Hà Nội”.

    Nói là vậy, nhưng thực ra, trước khi bị bắt quả tang, ông Dũng đã nhận hơn 4 tỷ đồng chuyển khoản từ ông Khánh. Số tiền ấy ông Dũng không dùng mua nhà Hà Nội, mà nhờ người cháu đứng tên góp vào Cty Cổ phần Anpha Hải Phòng. Đây cũng là Cty mua cảng container của ông Khánh.

    Những lần bị hỏi cung sau đó, có vẻ như đã bình tâm hơn, ông Dũng bắt đầu thay đổi lời khai. Ông Dũng nói việc ông nhận 1 tỷ đồng tại quán phở Vuông là “quà tết Khánh tặng tôi”. Còn hơn 4 tỷ đồng mà Cty của anh Khánh chuyển khoản, ông Dũng khai, đó là tiền “hoa hồng” từ việc ông bán cảng container giúp ông Khánh.

    Trung tá Thắng nói: “Khai thế nào là quyền của bị can, mình là điều tra viên phải tìm chứng cứ khép tội. Chứng cứ vụ án cho thấy, mỗi lần Cty của anh Khánh muốn rút tiền từ tài khoản của Cty tại BIDV Hải Phòng, đều phải có ý kiến của ông Dũng.

    Có những lần, ông Dũng cho cán bộ của Cty anh Khánh rút tiền ra nhưng sau đó yêu cầu phải chuyển vào tài khoản phía ông Dũng chỉ định, khi đó Cty của anh Khánh mới được rút tiền tiếp. Như vậy làm sao nói là tiền hoa hồng được”.

    “Tham ô để cứu em”

    Năm 2007-2008, khi bong bóng thị trường chứng khoán vỡ, khá nhiều cán bộ ngân hàng nhập trại, do lừa đảo, tham ô chơi chứng khoán, đầu cơ đất. Vụ Trần Lệ Thủy, cán bộ chi nhánh một ngân hàng tham ô, lừa đảo chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng để lại nhiều ấn tượng với Trung tá Mai Trọng Thắng.

    Trong vụ án này, có 11 bị can bị khởi tố (trong đó có 7 cán bộ ngân hàng). Thủ đoạn của các bị can là lập sổ tiết kiệm giả, thế chấp ngân hàng vay vốn để đầu tư chứng khoán, đất đai. Khi thị trường “xì hơi”, các đối tượng không có khả năng trả nợ.

    Riêng Thủy bị khởi tố thêm tội tham ô, vì trước khi chuyển công tác lên Hà Nội, thủ quỹ Thủy đã dùng thủ đoạn rút gần 30 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng đó tại Thái Bình. Nhưng khi Thủy chuyển lên Hà Nội cũng chưa ai hay biết. Việc tham ô gần 30 tỷ đồng ở Thái Bình bị vỡ lở khi cơ quan điều tra làm án tại đầu Hà Nội.

    Trung tá Mai Trọng Thắng -người tham gia điều tra và hỏi cung vụ Đoàn Tiến Dũng nhận hối lộ.

    Trung tá Thắng kể: “Tôi ấn tượng vì Thủy vốn được coi là người chăm chỉ, giản dị và khá xông xáo ở cơ quan. Thủy không có dấu hiệu gì thể hiện là người hoang phí. Trong vụ án này, em trai Thủy cũng bị bắt. Thủy kể, cô ta sa lầy vì cứu đứa em gái. Nó ăn chơi hoang tàn, vay nợ xã hội lãi cắt cổ. Cô ta phải lấy tiền cơ quan để trả nợ cho nó. Lên Hà Nội làm giả sổ tiết kiệm vay ngân hàng đầu tư chứng khoán, đất đai mong kiếm tiền lời trả nợ nhưng thị trường đóng băng, từ đó Thủy trượt không phanh”.

    Mấy ai tham ô, tham nhũng lại nghĩ tới ngày phải vào trại giam. “Nếu họ nghĩ được như vậy, chắc chẳng ai dám phạm tội. Còn mình thì sẽ thất nghiệp”, anh Thắng tâm sự.

    Vụ Trương Thị Bích Thủy, thủ quỹ Viện KSND Tối cao thụt két, tham ô 1,2 tỷ đồng để lại bài học cho nhiều người. Dăm bữa nửa tháng, Thủy rút vài chục triệu đồng, tiêu pha chẳng đến đâu. Lâu dần thành quen, tiền ngân sách Thủy rút chi tiêu như tiền của gia đình. Đến khi cơ quan kiểm tra, mất 1,2 tỷ đồng, không có tiền đền, Thủy bị truy tố.

    Giữ mình

    “Bắt tội phạm tham ô, tham nhũng khó không?”. Trả lời câu hỏi này, Trung tá Mai Trọng Thắng nói: “Cũng không dễ. Bởi đặc điểm loại tội phạm này là những người có chức vụ, vừa có trình độ lại vừa có quan hệ rộng, chằng chịt.

    Nhà ông Đoàn Tiến Dũng thuê tại Hà Nội và nhà riêng tại Hải Phòng.

    Khi bị phát hiện thì tìm mọi cách tấn công, mua chuộc, thậm chí tung tin bôi nhọ nhằm chạy tội ở các khâu phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu cán bộ thực thi pháp luật không vững vàng dễ dẫn tới thu thập tài liệu không khách quan, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Với tội hối lộ, nếu không bắt được quả tang thì khó thành công”.

    Lâu nay, công việc, vị trí của những người trong PC46 được coi là nhạy cảm. Bởi vậy, ngay từ khi thành lập đội (8-2007), việc chọn cán bộ cũng không dễ. Cán bộ được chọn phải có năng lực điều tra, chưa từng mắc sai phạm hoặc có điều tiếng gì liên quan tiêu cực...

    “Mỗi khi làm án, anh giữ mình thế nào?”. Trước băn khoăn này, Trung tá Thắng nói: “Tôi luôn tự nhủ mình đừng ham hố quá điều gì, đừng thấy người ta có thứ này, thứ nọ mà ganh đua. Tiền bạc, vật chất ai cũng muốn có, nhưng đừng bao giờ nhận của ai cái gì, nếu cái đó không phải do trí tuệ, sức lao động chân chính của mình bỏ ra”.

    Ngoài những vụ án trên, Trung tá Mai Trọng Thắng còn điều tra, phá những vụ án tham nhũng: Bắt hai cán bộ thuế quận Thanh Xuân (Hà Nội) đòi và nhận hối lộ 60 triệu đồng của Cty Dịch vụ An ninh miền Bắc; Bắt hai cán bộ Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm đòi và nhận hối lộ 147 triệu đồng của Cty TNHH Tràng Tiền; Bắt Đặng Đình Tiến, Kiểm sát viên Viện KSND huyện Từ Liêm đòi và nhận hối lộ 30 triệu đồng...

    Với thành tích trên, Trung tá Mai Trọng Thắng là một trong những điều tra viên sẽ được tuyên dương điển hình phòng chống tham nhũng toàn quốc, diễn ra đầu tháng 9-2010.

    (Theo: Tienphong Online)

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,