221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1304058
Đắng lòng chuyện nhà trường "móc túi" HS nghèo
1
Article
null
Đắng lòng chuyện nhà trường 'móc túi' HS nghèo
,

Quá trình làm thủ tục nhập học, ngoài các khoản tiền và giấy tờ phải nộp theo giấy báo, nhà trường còn phát cho mỗi em một tờ giấy cam kết tự nguyện do nhà trường đã soạn sẵn từ trước với nội dung: Mỗi học sinh phải đóng 4 triệu đồng để ủng hộ nhà trường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn xuất khẩu lao động.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Tình trạng “loạn thu” trong ngành giáo dục được “chốt” lại ở năm học vừa qua khi nhiều phụ huynh và học sinh bức xúc phản ánh tại Trường THPT Tân Kỳ I (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), nhà trường quy định mỗi học sinh phải nộp 13 khoản, mức đóng góp tuỳ vào khu vực từ 1.469.000 - 1.692.000 đồng để ủng hộ nhà trường.

Trong đó, riêng tiền xã hội hoá giáo dục là 200 nghìn đồng. Một số trường học ở huyện Yên Thành tự quy định thu tiền lao động của học sinh. Nhiều trường tiểu học, THCS trên địa bàn Thành phố Vinh vẫn thực hiện may đồng phục cho học sinh, bán vở của trường cho học sinh cao hơn giá bán ngoài thị trường…

Gần đây, vấn đề này đã được khắc phục dần tại các trường phổ thông, thì đối với hệ thống các trường trung cấp, dạy nghề và các trung tâm đào tạo liên kết với các trường đại học có uy tín trên cả nước lại tái diễn trò “móc túi” học sinh. Núp bóng tự nguyện để xây dựng cơ sở vật chất, và ủng hộ đào tạo, nhiều đơn vị trung tâm liên kết đã ép học sinh nghèo ủng hộ một khoản tiền khá lớn khiến các em lao đao.
Tự nguyện ủng hộ… 4 triệu đồng!

Chuyện thật như bịa này xảy ra tại trường Trung cấp Việt Úc, thuộc Công ty CP Xuất khẩu lao động và dịch vụ vận tải thuỷ miền Nam (liên kết với Trường CĐ Dược Phú Thọ), địa chỉ xã Nghi Phú, TP Vinh. 68 học sinh lớp dược sỹ có giấy báo trúng tuyển vào nhập học đầu tháng 11/2009 hết sức bất bình khi bị nhà trường “ép” tự nguyện đóng mỗi em học sinh 4 triệu đồng để hỗ trợ nhà trường.

             Trường Trung cấp Việt Úc, nơi

Trường Trung cấp Việt Úc, nơi "ép" học sinh tự nguyện đóng góp 4 triệu đồng

Cụ thể, ngày 5/11/2009 số học sinh có giấy báo trúng tuyển lớp dược sĩ này có mặt tại Trường Trung cấp Việt Úc để làm thủ tục nhập học theo thông báo của nhà trường. Quá trình làm thủ tục nhập học, ngoài các khoản tiền và giấy tờ phải nộp theo giấy báo, nhà trường còn phát cho mỗi em một tờ giấy cam kết tự nguyện do nhà trường đã soạn sẵn từ trước với nội dung: mỗi học sinh phải đóng 4 triệu đồng để ủng hộ nhà trường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn xuất khẩu lao động.

Cái gọi là “giấy cam kết tự nguyện” này được nhà trường “chốt” lại một câu hết sức ngô nghê: “Tôi tự nguyện làm giấy này trong trạng thái sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn và hiểu rõ từng chi tiết trong bản cam kết này và không khiếu kiện điều gì”.

Nhận được giấy, các em đều phải ký vào bản cam kết và nộp số tiền trên cho nhà trường. Điều lạ là khoản thu 4 triệu đồng ủng hộ nhà trường không có trong giấy báo nhập học mà Trường CĐ Dược Phú Thọ (TP Việt Trì, Phú Thọ) gửi cho các thí sinh trúng tuyển.

Phần lớn các em học sinh theo học ở trường Trung cấp Việt Úc đều là con em nông thôn, nghèo khó nên cùng lúc để có được khoản tiền ấy là quá khó khăn. Một số học sinh buộc phải xin nhà trường nộp một kỳ 2 triệu để được học. Khi học sang kỳ II, nhiều em chưa có tiền nộp tiếp nên nhà trường đã chuyển tiền học phí của học sinh sang tiền ủng hộ trường.

Trớ trêu thay, nhiều học sinh đã nộp tiền học phí nhưng lại bị nhà trường cho rằng nợ học phí, và có nguy cơ bị đình chỉ học. Một điều vô lý nữa là khoản thu 4 triệu đồng mà nhà trường thu của học sinh không có biên lai thu tiền.

Lý giải cho vấn đề này, đại diện lãnh đạo Trường Trung cấp Việt Úc cho rằng, số tiền trên dùng để ủng hộ nhà trường đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn cho xuất khẩu lao động. Nhà trường thu theo cam kết tự nguyện và việc thu này đã được sự thống nhất của nhà trường và Trường CĐ Dược Phú Thọ cũng như với các em học sinh trong toàn trường?

Ủng hộ tiền đào tạo


Cũng với chiêu bài ủng hộ nhà trường trong quá trình đào tạo, tại Trung tâm liên kết đào tạo trực thuộc Công ty CP Tây Nam Á (cơ sở tại Nghệ An, liên kết với Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) đã âm thầm “móc túi” học sinh khiến cho nhiều em hết sức bất bình.

Trong tháng 9/2009, nhiều học sinh nhận được giấy báo trúng tuyển của trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội thông báo nhập học tại cơ sở đào tạo ở Nghệ An. Giấy báo ghi rõ ràng học phí 300.000 đồng/tháng và 120.000 đồng tiền lệ phí nhập học, tài liệu học đầu khoá. Tổng số tiền mà các em phải nộp trong học kỳ I là 1.620.000 đồng.

Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập học, số tiền mà mỗi học sinh phải nộp lên đến 2 triệu đồng. Sự việc sau đó được học sinh thắc mắc, trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội buộc phải cử đoàn thanh tra làm việc và đã chỉ rõ số tiền thu thêm ấy là sai quy định nhưng đến nay trung tâm vẫn không trả lại cho học sinh.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 18/3/2010, nhà trường có quyết định tăng học phí từ 1.500.000 đồng lên 1.650.000 đồng/kỳ học nhưng trước đó, vào ngày 12/3/2010, Trung tâm đào tạo liên kết này đã thu tiền học phí cả kỳ của học sinh là 1.850.000 đồng. Lại nữa, khi nhận hoá đơn, học sinh ngơ ngác vì trong này chỉ ghi số tiền đã nộp là 1.650.000 đồng. Còn lại 200.000 đồng lãnh đạo trung tâm cho rằng, chỉ cần ghi tên vào sổ riêng là được.

Hiện nay, hệ thống các trường học, trung tâm liên kết mọc lên như nấm sau mưa. Chất lượng đào tạo không được kiểm định, các cơ quan chức năng cũng thả lỏng trong khâu quản lý dẫn đến những quy định vô lý nhằm thu lợi cho đơn vị được đặt ra. Chỉ khổ cho học sinh, đã nghèo còn gặp phải nhà trường tham.

(Theo báo Congannghean)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,