221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1309236
Ly kỳ chuyện kể của Người săn bão
0
Article
null
Ly kỳ chuyện kể của Người săn bão
,

Với cặp kính trắng, Zhao Bingke trông không giống một nhà thám hiểm. Tuy nhiên, mỗi khi có một cơn bão ập đến là anh lại nhảy lên chiếc xe nặng bốn tấn của mình và lái vào tâm bão.

TIN BÀI LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

hao là trưởng nhóm Người Săn Bão thuộc Trung tâm Bão Thượng Hải, Cục Khí tượng học Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)
hao là trưởng nhóm Người Săn Bão thuộc Trung tâm Bão Thượng Hải, Cục Khí tượng học Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Zhao và hai đồng nghiệp khác của anh là chuyên gia săn bão, những người mạo hiểm tính mạng mình để tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên chết người này. 

"Chúng tôi cần có mặt ở đó, ngay giữa tâm bão. Đó là nhiệm vụ của chúng tôi", Zhao, 46 tuổi, trưởng nhóm Người Săn Bão gồm 3 thành viên được thành lập bởi Viện Bão Thượng Hải thuộc Cục Khí tượng học Trung Quốc. Công việc của họ là thu thập các dữ liệu về cấu trúc bên trong các cơn bão để phục vụ nghiên cứu. 
 
"Các cơn bão rất nguy hiểm. Nhưng chúng ta chỉ biết rất ít về những gì đứng sau cường độ của chúng - chúng đẩy nhanh tốc độ ra sao, đổi hướng di chuyển rồi tan biến như thế nào", Zhao nói. 

Sự thiếu hụt những dữ liệu như vậy từ lâu đã làm đau đầu các nhà dự báo và giới nghiên cứu thời tiết ở Trung Quốc, làm hại đến các nỗ lực của họ trong việc dự báo và đánh giá chính xác về bão. 

Trung Quốc, đất nước có bờ biển trải dài, hứng chịu nhiều bão nhất với trung bình 9,3 trận mỗi năm. Chỉ tính riêng tháng 8 năm 2005, 8 trận bão đã tấn công đất nước đông dân nhất thế giới này, với 5 trận có sức gió 138km/h. 

Trận bão Saomai, mạnh kỷ lục ở Trung Quốc, đã ập vào bờ biển phía đông nam nước này hồi tháng 8/2006, khiến 193 người chết và 10 người mất tích. 

Các chuyên gia đã sử dụng vệ tinh để quan sát sự hình thành và cấu trúc bên trong các cơn bão. "Nhưng các dữ liệu nhằm vạch ra cấu trúc bên trong của bão chỉ có thể thu thập được nhờ quan sát tại chỗ", Zhao cho hay. "Các vệ tinh không tin cậy được bởi vì có quá nhiều sự gián đoạn khi bão tiến sát vào đất liền".

Để tập hợp được dữ liệu về áp suất không khí, nhiệt độ và độ ẩm trong tâm một cơn bão, theo Zhao, bạn sẽ phải ở đó. 

Mỗi lần đi làm nhiệm vụ, Zhao và các đồng nghiệp của anh phải chuẩn bị nhiều ngày liền. 

Họ lái một chiếc Iveco, chất đầy các thiết bị quan sát, trong đó có một máy ghi lại hình ảnh của cơn bão và một số lượng lớn các bóng bay đưa hệ thống định vị toàn cầu (GPS) lên trên bầu trời để lần theo dấu vết cơn bão. 

"Chiếc xe nặng hơn 4 tấn, nặng gấp 3 lần một chiếc bình thường", Zhao nói. "Như vậy sẽ an toàn hơn khi điều khiển xe trong gió mạnh, thậm chí trong các cơn bão lớn. Nhưng bạn vẫn phải là một tay lái cừ thì mới xử lý được". 

 

Zhao Bingke và đồng nghiệp lắp thiết bị vào xe tại Cảng Yangjiang, Thượng Hải ngày 31/8 để chuẩn bị đuổi theo cơn bão Kompasu. (Ảnh: China Daily)
Zhao Bingke và đồng nghiệp lắp thiết bị vào xe tại Cảng Yangjiang, Thượng Hải ngày 31/8 để chuẩn bị đuổi theo cơn bão Kompasu. (Ảnh: China Daily)

Kể từ năm 2007, khi đội Người Săn Bão được thành lập, Zhao và nhóm của anh đã bám đuổi gần 10 trận bão dọc theo bờ biển. 

"Các nước khác như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu thu thập dữ liệu nhiều năm nay rồi. So với họ, chúng tôi còn phải học hỏi rất nhiều", Zhao thừa nhận. 

Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm Người Săn Bão là "tóm" cơn bão Pabuk. Nhưng rút cục họ phải dầm mình trong mưa mà không thu được kết quả nào. 

Khi tìm kiếm các ngôi sao, các chuyên gia có thể quan sát và dự đoán chính xác được vị trí của chúng. Nghề săn bão không như vậy. Tìm được vị trí tốt nhất để quan sát bão là cực kỳ khó bởi vì chúng rất "thất thường". 

"Liên lạc lúc đó rất hữu ích cho chúng tôi để xác định vị trí chính xác của cơn bão", Zhao nói. Vì vậy chúng tôi giữ liên lạc chặt chẽ với một trung tâm chỉ huy ở Thượng Hải, nơi có nhiều chuyên gia và các nhà dự báo giàu kinh nghiệm".

Zhao nhớ lại cái đêm khi bão Sepat ập đến vào năm 2007. Nhóm của anh lái xe tới bờ biển ở tỉnh Phúc Kiến, nơi cơn bão dự kiến sẽ đổ bộ. Chiếc xe được trang bị đầy đủ của họ bắt đầu "run lên" trong sức gió 108km/h mặc dầu nó đã được cột chặt với 4 dây cáp sắt. 

"Tình hình lúc đó rất nguy hiểm. Chúng tôi gần như bị thổi tung khỏi mặt đất", Zhao kể. "Chúng tôi đùa rằng nếu Sepat có tầm hủy diệt như bão Saomai, chúng tôi sẽ bị thổi lên tận mây xanh". 

Một phần quan trọng trong nhiệm vụ của nhóm Người Săn Bão là cứ mỗi ba giờ đồng hồ phải đưa các quả bóng bay gắn GPS lên cao 30km.

"Thường thì mất vài phút để bơm căng một quả bóng 1,5m. Nhưng giữa gió lớn thì phải mất nửa giờ", Zhao cho hay. "Ngoài đó rất nguy hiểm và chúng tôi biết điều đó. Nhưng một cơn bão càng mạnh, càng phức tạp có nghĩa là nó có giá trị nghiên cứu càng lớn nếu chúng tôi thu thập được dữ liệu của nó". 

  • Thanh Hảo (Theo China Daily)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”
Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”

Khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

,
,
,