221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1264313
Những "quốc gia" kỳ quặc nhất quả đất
1
Article
null
Những 'quốc gia' kỳ quặc nhất quả đất
,

 

Trên thế giới hiện tồn tại một số "quốc gia" tự tuyên bố chủ quyền nhưng không được các nước và tổ chức quốc tế công nhận. Chúng được gọi tên chung là các "micronation". Có vô số lí do để một ai đó có thể bắt đầu thành lập một "micronation": như một trò đùa, một cách sáng tạo nghệ thuật hay vì các mục đích biểu tình, thử nghiệm pháp lý - chính trị hoặc thậm chí để tiến hành hành vi tội ác.

1. Công quốc Sealand

Diện tích: 0,00055 km2

Dân số: 27 (ước tính năm 2002)

Nhà cầm quyền: Michael Bates

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Sealand có thể là "micronation" nổi tiếng nhất thế giới. Điều này có thể vì những câu chuyện đằng sau nó khá kỳ quặc và thực sự thú vị. Sealand nằm ngoài khơi, cách bờ biển Anh khoảng 10km và ban đầu vốn là một pháo đài trên biển nhằm ngăn chặn các cuộc không kích của Đức thời Thế chiến hai. Năm 1967, Paddy Roy Bates đã chiếm pháo đài này (khi đó có tên Knock John) và sử dụng nó để chạy một đài phát thanh bất hợp pháp ngoài khơi. Ông và gia đình tuyên bố đây là một quốc gia có chủ quyền độc lập, kể cả phát hành hộ chiếu. Theo ông Bates, Sealand đã được chứng nhận tư cách quốc gia khi Đức cử một nhà ngoại giao tới đây và toà án Anh ra một phán quyết năm 1968 rằng vì có vị trí nằm trong vùng biển quốc tế nên Sealand nằm ngoài phạm vi quản lý của nước này.

Điều này liên quan đến cái có thể là sự kiện thú vị nhất trong lịch sử Sealand xảy ra năm 1978. Trong khi Bates đi vắng, Alexander Achenbach, người tự xưng là Thủ tướng Sealand, cùng với nhiều đồng bào Đức và Hà Lan xúc tiến một cuộc tiến chiếm bằng vũ trang cơ sở này. Họ bắt giữ con trai của Bates - Michael - làm con tin trong nhiều ngày, sau đó phóng thích anh tại Hà Lan. Bates đã chiêu mộ quân nhằm hỗ trợ ông giành lại Sealand và tập kích nơi này bằng trực thăng. Ông bắt giữ Achenbach và những người khác làm tù nhân chiến tranh nhưng sau đó trả tự do cho họ trừ Achenbach. Vì Achenbach nắm giữ một hộ chiếu của Sealand nên ông ta bị kết tội mưu phản và bị giam giữ trừ phi trả một khoản tiền phạt lớn.

Khi chính phủ Anh không thể giúp đỡ, Đức đã cử một nhà ngoại giao tới để đàm phán trả tự do cho Achenbach. Thỉnh thoảng, các sự việc tương đối cực đoan như vậy đã xảy ra ở Sealand, kể cả một trường hợp năm 1990 khi một tàu Anh bị nã súng trường từ Sealand vì di chuyển qua quá gần và "xâm phạm lãnh thổ của Sealand". Tin tức về Sealand lại nóng hổi một lần nữa vào năm 2007 khi đại gia "The Pirate Bay" cố gắng thu mua nó nhằm đáp lại những giới hạn bản quyền hà khắc hơn ở Thuỵ Điển, nơi đặt trụ sở của trang web này.

2. Nước Cộng hoà Molossia

Diện tích: 58 km2

Dân số: 2-3

Nhà cầm quyền: Tổng thống Kevin Baugh

Ảnh: Rex Features
Ảnh: Rex Features

Molossia được đặt tổng hành dinh ngay ở ngoại ô Dayton, bang Nevada (Mỹ) và bao gồm nhà của Tổng thống Kevin Baugh, các khu vườn phía trước và sau nhà cùng hai bất động sản mà ông đã mua ở các bang Pennsylvania và California. Ông tự tạo bản thân phong cách của một nhà độc tài với việc diện quân phục và kính mát cỡ lớn. "Quốc gia" của ông được miêu tả như "một thú vui cực điểm". Ông cũng tự tuyên bố chủ quyền đối với một địa điểm ở Thái Bình Dương và một diện tích rộng 49,881 dặm vuông trên sao Kim. Molossia đóng thuế cho chính quyền Mỹ nhưng chính thức gọi đó là "viện trợ nước ngoài". Một loạt những việc kỳ quặc bị cấm ở Molossia, bao gồm súng ống, hải mã, cá da trơn, hành (và các loại rau giống hành) và bất kỳ thứ gì từ Texas trừ ngôi sao nhạc Pop Kelly Clarkson.

3. Công quốc Hutt River

Diện tích: 75 km2
Dân số: Khoảng 20 cư dân và 13.000 - 18.000 kiều dân ở nước ngoài
Nhà cầm quyền: Hoàng thân Leonard I

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Công quốc Hutt River (trước đây là tỉnh Hutt River) được Leonard Casley sáng lập năm 1970. "Quốc gia" này được thành lập khi 5 gia đình sở hữu các trang trại ở vùng Hutt River dính líu vào một vụ tranh chấp pháp lý với chính quyền bang Western Australia về hạn ngạch canh tác lúa mỳ. Về cơ bản, các gia đình đã sản xuất ra một khối lượng lúa mỳ vượt quá rất nhiều những gì họ được chỉ dẫn có thể bán hợp pháp theo một luật mới (gấp 1.000 lần mức cho phép trong trường hợp của Casley).

Để tương xứng với Thống đốc, Casley danh xưng là "Nhà quản lý tỉnh Hutt River" nhằm hợp pháp hoá cương vị của ông. Casley sau đó đổi chức danh của ông thành "Hoàng thân Leonard I” nhằm lợi dụng một luật cũ của Australia có nội dung nêu rõ: bất kỳ ai liên can đến một hoàng gia có thể bị bắt giữ vì tội phản quốc và sử dụng việc này để làm cớ ly khai khỏi Australia. Năm 1976, bưu điện Australia đã ngừng chuyển phát thư cho "quốc gia" của Casley và lặp lại yêu cầu về việc các cư dân của tỉnh Hutt River phải đóng thuế cho chính phủ Australia. Vì vậy, Casley đã tuyên chiến với Australia. Cuối cùng thư lại được chuyển phát tới nơi này (nhưng các thông báo nộp thuế thì không còn xuất hiện nữa).

4. Vương quốc Thế giới khác

Diện tích: 0,02 km2
Dân số: Bất định
Nhà cầm quyền: Nữ hoàng Patricia I

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Vương quốc Thế giới khác (OWK) là những gì xảy ra khi một khu nghỉ dưỡng dành cho các kiểu quan hệ tình dục bệnh hoạn do nữ chủ trì ở Cộng hoà Czech tự tuyên bố là một quốc gia có chủ quyền. OWK theo đuổi chế độ nữ quyền, trong đó phụ nữ thống trị đàn ông và dưới nữ hoàng có rất nhiều cấp bậc quý tộc khác nhau cho phụ nữ. Mục đích tuyên bố thành lập của OWK là "giành được càng nhiều tay sai đàn ông dưới sự thống trị không giới hạn của phụ nữ cấp cao hơn cũng như càng nhiều lãnh thổ càng tốt". Cũng có nhiều tầng lớp cho đàn ông, cấp thấp nhất là nô lệ, những người được tuyên bố ngang hàng "một vật nuôi trang trại thông thường". Dù nhỏ nhưng OWK bao gồm nhiều toà nhà và các khu vực hoạt động ngoài trời, kể cả nhiều phòng tra tấn. OWK có hộ chiếu, tiền, lực lượng cảnh sát, quốc kỳ và quốc ca riêng.

5. Waveland

Diện tích: 784 km2
Dân số: 0
Nhà cầm quyền: Tổ chức Greenpeace

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Khu vực địa lý của Waveland thường được nhắc đến như Rockall, một hòn đảo lởm chởm, không có người ở gần nước Anh. Cả Anh, Iceland, Ireland và Đan Mạch đều tranh chấp quyền sở hữu hòn đảo. Năm 1997, tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace đã tạm chiếm hòn đảo nhằm phản đối việc khai thác dầu mỏ trong khu vực và tuyên bố đây là một quốc gia có chủ quyền mới có tên Waveland, đồng thời đề nghị trao quyền công dân cho bất kỳ ai cam kết trung thành. Do Anh tuyên bố hòn đảo thuộc lãnh thổ của nước này và Greenpeace được tự do di chuyển và hoạt động ở Anh nên chính phủ London không thấy có vấn đề gì với hành động của tổ chức và gần như phớt lờ chúng. Cuộc biểu tình tiếp diễn cho mãi tới năm 1999, khi sự ủng hộ tài chính của Greenpeace đối với dự án chấm dứt. Hiện tại, tất cả những gì còn lại là cột đèn tín hiệu chạy bằng năng lượng mặt trời nhằm giúp các tàu thuyền tránh đâm vào đảo.

6. Lãnh địa của Đại công tước Westarctica

Diện tích: 1.610.000 km2
Dân số: (thường xuyên) 0
Nhà cầm quyền: Jon-Lawrence Langer, Đại công tước Westarctica

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Westarctica là một dải đất hoang sơ ở Tây Nam cực, chưa được tuyên bố chủ quyền cho tới năm 2001, khi một người Mỹ có tên Travis McHenry thực hiện điều đó thông qua một lỗ hổng trong Hiệp ước Nam cực - một tập hợp thoả thuận liên quan đến cách thức cộng đồng quốc tế xử trí với Nam cực. Về cơ bản, Hiệp ước cấm các nước tuyên bố chủ quyền ở Tây Nam cực nhưng lại không cấm các cá nhân làm điều đó một cách rành mạch. McHenry tuyên bố đây là lãnh thổ của ông ta, sau đó thiết lập một đất nước. Như các nhà lãnh đạo "micronation" vẫn thường làm, McHenry gửi thư tới các chính phủ trên thế giới để thông báo với họ về sự ra đời của "quốc gia" do ông đứng đầu nhưng đã bị phớt lờ trong im lặng. Nam cực không có dân cư bản địa và tương tự như vậy, Westarctica cũng không có công dân ở cả năm. Tuy nhiên, một số cơ sở nghiên cứu đã được dựng lên ở đây. Westarctica cũng phát hành tem thư và các đồng tiền xu sẵn sàng cho các nhà sưu tập mua bán. Năm 2005, McHenry đã cố gắng sát nhập các đảo Balleny và Peter I - vốn đã thuộc về New Zealand và Nauy để mở rộng Westarctica nhưng không ai thực sự coi đó là chuyện nghiêm túc.

7. Thiên quốc Celestia

Diện tích: Toàn bộ vũ trụ (trừ Trái đất)
Dân số: không xác định
Nhà cầm quyền: Người sáng lập và đại diện đầu tiên James Thomas Mangan

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Năm 1949, một người Mỹ có tên James Mangan đã tới văn phòng đăng kí chức danh và chủ quyền ở hạt Cook, bang Illinoi để tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khoảng không vũ trụ. Mục đích của Mangan là thực hiện điều đó nhân danh loài người, để không một quốc gia riêng lẻ nào về sau có thể tuyên bố chủ quyền đối với vũ trụ. Năm 1948, Mangan được cho là đã soạn thảo Tuyên ngôn của Thiên quốc Celestia và nhấn mạnh mục tiêu của "quốc gia" này là nhằm "bảo vệ những con người đáng mến dù họ sống ở đâu cũng như vẻ đẹp và lợi ích của một vùng lãnh thổ rộng lớn chưa được tuyên bố thuộc chủ quyền của bất kỳ nhà nước hay quốc gia nào". Ý tưởng về Celestia dường như đã chết cùng với người sáng lập ra nó. Tuy nhiên, Celestia từng nhận được một vinh dự hiếm hoi dành cho một "micronation" vào năm 1958, khi "quốc kỳ" của Celestia tung bay tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York cạnh quốc kỳ của các nước thành viên khác thuộc tổ chức lớn nhất hành tinh.

8. Đảo Rose

Diện tích: 0,0004 km2
Dân số: biến thiên
Nhà cầm quyền: Tổng thống Giorgio Rosa

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Năm 1967, kỹ sư người Italia Giorgio Rosa đã tạo ra một đảo nổi nhân tạo ở ngoài khơi Rimini, Italia. Nơi đây có rất nhiều tiện nghi để phục vụ du khách, kể cả một nhà hàng, hộp đêm và cửa hàng bán đồ lưu niệm. Năm 1968, Rosa tuyên bố độc lập với Italia. Chính phủ Italia đã có phản ứng khác với hầu hết các chính phủ thế giới trước tuyên bố thành lập của các "micronation" (gần như phớt lờ lãnh đạo "micronation"). Thay vào đó, các nhà chức trách Italia coi dự án của Rosa là một nỗ lực móc hầu bao của du khách trong khi vẫn tránh được việc phải nộp thuế. 4 sĩ quan cảnh sát quân sự và những người thu thuế Italia đã được cử tới đảo để giải quyết vụ việc. Sau khi nắm quyền kiểm soát Rose, hải quân Italia đã dùng thuốc nổ để cho nổ tung đảo nhân tạo, phá huỷ nó hoàn toàn.

9. Chiến dịch Atlantis

Diện tích: Một con tàu
Dân số: biến thiên
Nhà cầm quyền: Werner Stiefel

Ảnh: WW
Ảnh: WW

Chiến dịch Atlantis là một dự án do Werner Stiefel khởi xướng và đứng đầu năm 1971 nhằm tạo ra một cộng đồng tự do trong các vùng biển quốc tế, không nằm trong sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ quốc gia nào lớn hơn. Stiefel và các cộng sự hy vọng sẽ tạo nên một hòn đảo nhân tạo ở biển Carribe nhưng cuộc hành trình đã chết yểu ngay từ đầu. Họ khởi hành ở sông Hudson lúc thuỷ triều cao nhưng khi thuỷ triều xuống, con tàu bị mắc cạn trong bùn lầy. Tàu bị nặng phần đầu và gần như lật úp khi bắt đầu bị đóng băng trong lúc vượt qua cảng New York. Một trục chong chóng bị vỡ sau đó, gần South Carolina. Cuối cùng, tàu gặp trục trặc ở Bahamas và phải hạ neo, nhưng bị đắm trong một cơn bão lốc.

10.Vương quốc Talossa

Diện tích: 13km2 và một dải rộng lớn của Nam cực
Dân số: 120
Nhà cầm quyền: Vua John I

Website của Vương quốc Talossa
Website của Vương quốc Talossa

Cậu bé 14 tuổi người Wisconsin (Mỹ) Robert Madison đã sáng lập Vương quốc Talossa năm 1979, ban đầu tuyên bố chủ quyền đối với chính phòng ngủ của cậu. Khi trưởng thành, Madison tuyên bố chủ quyền đối với nhiều lãnh thổ hơn và cuối cùng bao gồm cả một phần rộng lớn thuộc bờ Đông của Milwaukee và hai hòn đảo ở Nam cực và Pháp. Talossa phát triển trong tình trạng ít người biết đến qua những năm niên thiếu của Madison nhưng được đề cập tới trong các báo nổi tiếng như New York Times và Wired, và sau đó xuất hiện trên các báo và tạp chí khắp thế giới. Phần lớn "các công dân" của Talossa (chính xác hơn là "các thành viên") biết Talossa thông qua website của Madison. Cuối cùng, một số công dân của Talossa đã trở nên phẫn uất với Madison và cho rằng cậu đã biến thành một kẻ chuyên quyền. Họ nhìn chung không chấp nhận những hành động của Madison trên cương vị lãnh đạo, kể cả vu cáo một trong những công dân dưới quyền tội ngược đãi trong gia đình. Khoảng 20 công dân ly khai Vương quốc Talossa và thành lập một "quốc gia" của riêng họ có tên gọi Cộng hoà Talossa. Vị lãnh đạo gần đây nhất của "micronation" này -  John Woolley - được bầu chọn năm 2007 và hiện vẫn còn rất hùng mạnh.

  • Thanh Bình (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,