221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1248923
Tại sao Obama cần chơi nước cờ thích hợp với Ấn Độ?
1
Article
null
Tại sao Obama cần chơi nước cờ thích hợp với Ấn Độ?
,

Chúng ta thấy sự sôi động như thế nào qua chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Washington vừa rồi? Cuộc gặp của Thủ tướng Manmohan Singh với Tổng thống Obama được thu xếp một phần nhằm bù đắp quyết định đáng tiếc của ông Obama là không tới thăm Ấn Độ trong chuyến công du châu Á đầu tiên, đã gây thất vọng cho Delhi.

 

Thủ tướng Ấn Độ Singh (trái) và Tổng thống Obama.

Ấn Độ không hứng thú với chính sách đối ngoại kiêu ngạo được ban hành dưới thời Tổng thống Bush và thậm chí bởi Tổng thống Clinton trong nhiều năm qua. Với chính quyền này thì sao? 

Chính quyền Mỹ hiện tại, không như người tiền nhiệm, phản đối việc coi sự hợp tác dựa trên những tiêu chuẩn là nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của Mỹ, coi nhẹ việc Ấn Độ được đánh giá là nền dân chủ lớn nhất Thế giới đồng thời xử lý sự hợp tác với Ấn Độ và Trung Quốc theo hướng họ phải là đối tác ưu tiên của Washington trên nhiều lĩnh vực. Những bài toán lợi ích này phản ánh sự sai lệch trong mục tiêu và những tham vọng giữa Washington và New Delhi.

CIA đã tiên đoán trong vài năm qua rằng Ấn Độ sẽ nổi lên vào năm 2015 như cường quốc quan trọng thứ tư trong hệ thống quốc tế. Tập đoàn tài chính Goldman Sachs tiên đoán chỉ trong vòng một vài thập niên tới, những nền kinh tế lớn nhất thế giới theo thứ tự sẽ là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản.

Nước Mỹ chia sẻ với Ấn Độ những tham vọng nhằm kiềm chế sức mạnh Trung Quốc, bảo vệ các tuyến đường biển Ấn Độ Dương, bảo vệ một nền kinh tế quốc tế mở, bình ổn khu vực quanh trung tâm Hồi giáo jihad cực đoan ở Pakistan và Afghanistan, đồng thời kiềm chế những thách thức nảy sinh, biến đổi khí hậu, và những vấn đề toàn cầu khác.

Ấn Độ sở hữu nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới và xác định lợi ích từ việc tự do hóa dòng chảy thương mại quốc tế, đầu tư, các dịch vụ và nguồn nhân lực. Tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng của Ấn Độ, với quy mô hiện tại bằng toàn bộ dân số Mỹ, được kỳ vọng tạo nên 60% của dân số Ấn Độ vào năm 2020. Mức tiêu thụ nội địa tạo nên 2/3 GDP của Ấn Độ nhưng ít hơn một nửa của Trung Quốc, mang lại cho Ấn Độ cơ cấu kinh tế ít phụ thuộc vào xuất khẩu để phát triển. Trong khi 400 triệu nhân lực lao động của Ấn Độ chỉ bằng 1/2 nhân lực lao động của Trung Quốc, vào năm 2025 con số này sẽ đảo ngược khi dân số của già đi. Ấn Độ hy vọng vượt qua Nhật Bản vào những năm 2020 như một nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và vượt qua Trung Quốc vào đầu những năm 2030 là đất nước đông dân nhất thế giới.

Sự lớn mạnh của Mỹ trở thành cường quốc thế giới vào thế kỷ 19 và 20, là hình mẫu cho tham vọng vươn lên một cách hòa bình của Ấn Độ, bởi vì cả hai phần nào đều xác định xây dựng  xã hội mở. Theo nhà phân tích Ấn Độ Pratap Bhanu Mehta, người Ấn Độ “rất ngưỡng mộ sức mạnh Mỹ” và muốn đất nước của họ là bản sao chép của Mỹ. Có bao nhiêu nhà chiến lược ở Trung Quốc hay ở các liên minh châu Âu của Washington chia sẻ những hàm ý như vậy?

Hãy quên đi ý tưởng rằng Mỹ có nhiều điểm chung với Trung Quốc, hoặc Washington sự cần hợp tác của Trung Quốc hơn là của Delhi trên các cấn đề Afghanistan và Pakistan (cả 2 nước là sân sau của Ấn Độ có tình trạng bất ổn ảnh hưởng đến Ấn Độ), khủng bố (nạn khủng bố đã khiến công dân Ấn Độ thiệt mạng nhiều hơn bất cứ quốc gia nào), kinh tế quốc tế (việc  mất cân đối cơ cấu kinh tế chủ yếu của Ấn Độ là từ sự vận dụng tiền tệ của Trung Quốc và sự bóp méo thương mại là kết quả từ đó), việc hạn chế vũ khí huỷ diệt hàng loạt (Trung Quốc năng nổ giúp các nước khác, như Pakistan, phát triển kho vũ khí hạt nhân của họ, điều mà Ấn Độ chưa bao giờ làm), về an ninh năng lượng (nền tảng cho sự hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn cũng như tương lai hợp tác hải quân chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Ấn Độ), và thậm chí những vấn đề nan giải như biến đổi khí hậu (vấn đề được dự đoán là tác động tiêu cực tới Ấn Độ hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào ở châu Á).

Không thể nói rằng hợp tác Mỹ - Ấn Độ hứa hẹn tạo nên diện mạo cán cân quyền lực châu Á theo những cách thức đáp ứng lợi ích của Mỹ. Như chính trị gia lão thành người Singapore ông Lý Quang Diệu đã hỏi, tại sao không ai ở châu Á - Thái Bình Dương lo ngại trước sự lớn mạnh của Ấn Độ ngay cả khi họ đưa ra những hàm ý về an ninh và quyền lực của một siêu cường Trung Quốc tương lai?

Tổng thống Obama đã cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này khi ông gặp Thủ tướng Manmohan Singh để phác thảo ra những gì chúng ta mong đợi là một chương trình nghị sự bền lâu và những tham vọng đối với việc mở rộng hợp tác Mỹ - Ấn trong những năm tới. 

  • Quốc Toản (Theo Foreign Policy)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,