221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1139140
Mỹ bị chia rẽ vì "điệp vụ giải cứu" ngành ô tô
1
Article
null
Mỹ bị chia rẽ vì 'điệp vụ giải cứu' ngành ô tô
,

Gần 150 năm sau cuộc nội chiến, nỗ lực cứu ngành công nghiệp sản xuất ô tô một lần nữa trở thành trận chiến giữa miền Bắc và miền Nam Mỹ.

Nước Mỹ bị chia rẽ vì kế hoạch giải cứu ngành ô tô (Ảnh Times).
Sự thù địch đã được khơi dậy khi các lãnh đạo của Nghiệp đoàn công nhân ngành ô tô (UAW) kịch liệt lên án các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tới từ miền Nam vì bác bỏ gói giải cứu 14 tỷ USD với 3 đại gia ở Detroit là General Motors (GM), Chrysler và Ford. Các thành viên của UAW hầu hết đều làm việc tại các bang miền Bắc như Michigan - trung tâm truyền thống của ngành sản xuất ô tô Mỹ.

Nhiều nghị sĩ bỏ phiếu phản đối kế hoạch giải cứu là đại diện của các bang miền Nam - nơi các nhà máy sản xuất ô tô thuộc sở hữu của nước ngoài mọc lên như nấm và nó chứng tỏ khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các nhà sản xuất trong nước.

Những người phản đối kế hoạch giải cứu ngành ô tô gồm nghị sĩ Richard Shelby của bang Alabama - bang hiện được lợi nhờ các khoản đầu tư của Honda, Hyundai và Mercedes-Benz, thượng nghị sĩ Mithch McConnell - lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại thượng viện, người mà bang Kentucky của ông đang là nơi đóng đô của một nhà máy Toyota rất lớn, Thượng nghị sĩ Bob Corker của bang Tennessee, nơi có nhà máy sản xuất ô tô của Nissan và Volkswagen đã tạo ra hàng nghìn việc làm trong những năm gần đây.

Thượng nghị sĩ Jim DeMint của bang Nam Carolina, nơi có một nhà máy mới của BMW vừa được dựng lên, thậm chí còn đưa ra cảnh báo rằng "chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh bạo động" nếu rót tiền cứu các công ty sản xuất ô tô ở miền bắc. "Chỉ có vài công ty không bị ảnh hưởng và họ sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta không đủ tiền để cứu tất cả", nghị sĩ DeMint nói.

UAW cho hay, các tiêu chuẩn kép đang được thực thi. Nhờ có nó, miền Nam thu hút được đầu tư từ các công ty sản xuất ô tô của nước ngoài trong khi miền Bắc thì không được trợ giúp.

Brian Fredline, lãnh đạo chi nhánh của UAW tại Lansing, Michigan, nói: "Việc đó giống như các thượng nghị sĩ ở miền Nam đang chiến đấu chống lại miền Bắc. Việc đó thật khủng khiếp và gây liên tưởng rằng miền Nam sẽ nổi dậy một lần nữa. Những người ở miền Nam đã cản trở sự phục hồi kinh tế của những người ở miền Bắc".

Các vụ trả đũa đã bắt đầu. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Kentucky Jim Bunning - người từng là ngôi sao bóng chày ở Detroi, bất ngờ không được mời tới dự một sự kiện dành cho các những người hâm mộ ở Michigan vào cuối tuần qua. Động thái này được coi như một sự trừng phạt vì ông bỏ phiếu phản đối kế hoạch giải cứu ngành ô tô. Tuần trước, một kỹ sư về hưu của Công ty General Motors đã mở một website kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay Alabama cho tới khi thượng nghị sĩ Shelby bị thay thế bằng một nghị sĩ khác - người luôn suy nghĩ cho lợi ích của nước Mỹ.

Thống đốc bang Michigan, đảng viên Dân chủ Jennifer Granholm, cố vấn kinh tế cho bộ máy chuyển giao của Obama cũng tham gia phong trào phản đối các nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở những bang miền Nam. "Các thành viên Đảng Cộng hòa ở bang miền Nam chỉ bảo vệ người Cộng hòa trong biên giới của họ. Họ không hành động như thể họ là người Mỹ".

Ông Shelby bác bỏ thông tin cho rằng ông muốn hủy hoại ngành sản xuất ô tô ở phía Bắc để giúp các nhà máy sản xuất ô tô thuộc sở hữu nước ngoài ở bang ông. "Không, không, không... thất bại không bao giờ là điều tốt cho bất cứ ai. Nếu bang tôi có 5 nhà máy của GM hay Ford, tôi cũng sẽ phản đối kế hoạch giải cứu".

Hôm 14/12, thượng nghị sĩ Corker nói, các cuộc thương thuyết ở Quốc hội về thỏa thuận giải cứu đã bị phá hỏng sau khi UAW từ chối chấp nhận thực thi các biện pháp cắt giảm chi phí - sẽ buộc các công ty sản xuất ô tô trong nước hoạt động với chi phí lao động tương đương các công ty thuộc sở hữu nước ngoài. Nghị sĩ này cũng bác bỏ tin cho rằng lập trường của ông bị lợi ích cá nhân tác động. Và rằng, ở bang Tennessee của ông cũng đang có một nhà máy của GM, "nhà máy này cũng rất quan trọng đối với bang của tôi".

Thực vậy, các chuyên gia về ngành sản xuât ô tô cho biết, sự biến mất của một trong 3 đại gia ô tô sẽ ảnh hưởng tới các công ty sản xuất ô tô khác ở miền Nam. David Cole, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu máy móc nói: "Bạn không thể tách rời các công ty. Vì đó là một mạng lưới chặt chẽ của các nhà cung cấp, GM hay Ford phá sản sẽ khiến cả dây chuyền suy sụp".

  • Hoài Linh (Theo Times) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,