221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
778434
Tiếng khóc của những lao động châu Á ở Dubai
1
Article
null
Tiếng khóc của những lao động châu Á ở Dubai
,

Đối với Rajee Kumaran, Dubai là thành phố của những giấc mơ nhưng chỉ sau 5 năm làm việc tại ''thiên đường'' này, những giấc mơ đã dần tàn lụi.

Dubai với những toà nhà chọc trời, hàng loạt bãi biển lý tưởng và các cơ hội không giới hạn xuất hiện trên các tờ rơi cùng câu chuyện của các lao động đi trước giờ đã về Kerala, Ấn Độ từng có thời mê hoặc Kumaran thì giờ đây đã không còn tác dụng. Chỉ sau 5 năm sống trong cảnh dơ dáy và lao động cật lực để lấy chưa đầy 200USD mỗi tháng, giấc mơ chàng thanh niên 28 tuổi đã phai dần.

''Tôi từng nghĩ đó là nơi đầy cơ hội nhưng tôi đã bị đánh lừa'', Kumaran nói khi đang đứng cùng với vài công nhân xây dựng ở bên ngoài một công trường nằm ở sa mạc, ngoại ô thành phố. Nơi ở của các công nhân xây dựng thường được đặt ở sâu trong khu vực sa mạc vì vậy mỗi buổi sáng họ thường mất từ một đến 2h để đến nơi làm việc.

Soạn: AM 735509 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lao động di cư thường bị lạm dụng, và được hưởng rất ít quyền lợi.

Trong suốt mấy năm qua, những công nhân giống như Kumaran đã phải làm tất cả những gì có thể để tới được ''miền đất hứa-Dubai'', nhiều người phải trả hàng nghìn đôla cho các nhà tuyển dụng để được làm việc tại một trong những công trường xây dựng tại tiểu vương quốc Ảrập này.

Trong số 1,5 triệu cư dân tại Dubai thì có tới 1 triệu người di cư tới đây để làm việc. Hầu hết họ đều là công nhân xây dựng và tới từ Ấn Độ, Philippines, ông Hadi Ghaemi, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Giám sát nhân quyền, phụ trách các vấn đề liên quan tới Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất cho biết.

Trong cảnh cùng đường

Vụ nổi loạn của hàng trăm công nhân châu Á hôm 21/3 tại công trường xây dựng toà nhà cao nhất thế giới ở Dubai càng làm rõ thêm sự bất bình ngày càng tăng của người lao động. Nỗ lực biến sa mạc thành đô thị hiện đại của họ chỉ nhận được thù lao còm cõi và sự tuyệt vọng tăng cao.

Nhiều người đã chọn cách tự tử thay vì trở về quê hương với hai bàn tay trắng. Năm ngoái, 84 người Nam Á đã tự vẫn ở Dubai, phòng lãnh sự Ấn Độ tại đây cho biết. So với 2004, số công nhân tự tử đã tăng hơn 14 người.

Kuraman, mỗi tháng kiếm được 150USD đã gửi một nửa tiền lương về cho gia đình và chỉ chi tiêu khoảng 60USD cho những gì cần thiết nhất. Số tiền ít ỏi này chỉ đủ trả tiền ăn, vài điều thuốc lá và điện thoại. Kuraman nói, không biết tới bao giờ mới có thể trả hết số nợ mà anh vay để sang đây.

''Nếu tôi ở lại Ấn Độ và làm việc chăm chỉ như hiện nay tôi cũng kiếm được số tiền tương đương. Tôi sẽ chẳng phải vay nợ''. Do giá sinh hoạt tại Dubai ngày càng tăng nhiều lao động đã từ bỏ giấc mơ có được khối của cải khi trở về quê hương.

Soạn: AM 735507 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dubai không còn là miền đất hứa với những người như Kumaran

Kể từ tháng 9 năm ngoái khi 800 công nhân tổ chức biểu tình và châm ngòi cho cuộc tranh cãi về cách đối xử với lao động nước ngoài tại Dubai thì tới nay đã có thêm 8cuộc đình công lớn nổ ra nhằm đòi quyền lợi và tăng lương. Tuy nhiên, vụ nổi loạn hôm 21/3 là lớn nhất. Hàng trăm công nhân tại công trường xây dựng cao ốc Burji Dubai đã đuổi đánh nhân viên an ninh, đập phá văn phòng, phá huỷ máy móc thiết bị. Cuộc đình công cũng nhận được hưởng ứng của hàng nghìn lao động đang xây dựng ga sân bay gần đó. Tất cả các công nhân xây dựng đều hạ công cụ cho tới khi giới chủ chịu thương thuyết về một giải pháp.

''Đó là một bước ngoặt của sự phối hợp và có tổ chức'' ông Ghaemi nói. ''Bắt đầu là vài cuộc đình công lẻ tẻ và hiện nay nó đã được tổ chức bài bản, các hoạt động đều có liên kết. Nếu vấn đề không được chính phủ giải quyết nhanh chóng, tốc độ phát triển kinh tế của Dubai sẽ bị ảnh hưởng''.

Hầu hết các công nhân đang làm việc trong những công trường xây dựng ở Dubai đều phải trả tiền cho người môi giới, tổ chức tuyển dụng để được tới ''miền đất hứa''. Vấn đề này đang được chính phủ các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất tìm cách ngăn chặn.  

Sự thật về miền đất hứa

Các lao động di cư ở Dubai chỉ có rất ít quyền lợi. Chủ lao động hay những người bảo lãnh thường tịch thu hộ chiếu và giấy phép cư trú của công nhân, giới hạn quyền tự do đi lại và khả năng báo cáo các vụ lạm dụng của người làm thuê. Một khi đặt chân tới Dubai, rất ít lao động có thể rời nước này nếu không có giấy cho phép của người chủ - vốn có quyền cấm họ làm việc ở bất cứ nơi nào trong nước nếu họ bị sa thải hay xin nghỉ việc.

Công đoàn bị cấm hoạt động và hầu hết công nhân không thể cầu viện giúp đỡ ở đâu khác ngoại trừ Bộ Lao động. Từ chối thanh toán tiền lương là một trong những cách lạm dụng công nhân phổ biến nhất ở Dubai. Thông thường, các công ty đều trì hoãn trả tiền cho công nhân cho tới khi họ được thanh toán hợp đồng. Trong trường hợp xấu nhất, hơn 10 tháng liền người lao động không được trả lương và có thể mất trắng nếu công ty bị vỡ nợ.  

Bộ Lao động UAE đang cố gắng giải quyết xong vấn đề này trong vài tháng gần đây. Cơ quan này đã tạo ra một vài thay đổi cho phép người lao động tìm được việc làm mới dễ dàng đồng thời áp đặt một số mức phạt với các chủ lao động không trả tiền cho công nhân.

Soạn: AM 735505 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lao động di cư đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng các cao ốc chọc trời ở Dubai

Công nhân cũng có thể gọi đường dây nóng miễn phí tới bộ để thông báo bị lạm dụng. Những kiến nghị này sẽ được điều tra và thanh tra của bộ sẽ xuống tận nơi để giám sát.

''Chúng tôi luôn ủng hộ người lao động và muốn bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải bảo vệ quyền của người thuê lao động'', Bộ trưởng Lao động Ali al-Kaabi nói. ''Chừng nào mà 3 yếu tố trên còn ổn định thì người lao động không có lý do để biểu tình. Nếu có bất cứ vấn đề hay phàn nàn gì họ có thể nói với người giám sát và nhân viên này sẽ báo lên bộ. Nếu chúng tôi không có hành động gì, họ có quyền biểu tình''.

Tuy nhiên, số lượng lao động quá đông đổ vào Dubai trong vòng 2 năm qua khiến việc giám sát không phát huy được nhiều tác dụng. Chỉ có 80 thanh tra chính phủ chịu trách nhiệm trông coi 200.000 công ty, ông Ghaemi nói. ''Các quan giám sát mới chỉ thanh tra được 36 ký túc xá công nhân trong thời gian từ tháng 5-12 năm ngoái. Trong số này có tới 27 khu nằm dưới mức chuẩn của chính phủ''.

Cũng như mọi sáng khi bắt xe buýt tới công trường xây dựng, lần này Kumaran ngước nhìn những toà cao ốc ở Dubai với vẻ buồn bã ''Tôi ước những người giàu có thể biết ai đã xây nên những toà nhà này. Tôi ước họ tới đây và nhìn xem cuộc sống buồn như thế nào''.

  • Hoài Linh (Theo NY Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,