221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1016410
Kỳ 2: Cuộc cân não không quên
1
Article
null
35 năm "Điện Biên Phủ trên không":
Kỳ 2: Cuộc cân não không quên
,

(VietNamNet) - Thời gian nhích từng giây mà như dài vô tận. Những chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) VN sẽ thắng trong cuộc đọ sức bằng trí tuệ này? Tốp B.52 đầu tiên đi vào trung tâm Hải Phòng. Trung tá Cảnh nhắm mắt lại. Không có tiếng bom nào! Tốp B.52 đầu tiên đã bay qua thành phố. Hải Phòng hoàn toàn im lặng. Cả Sở Chỉ huy chùng lại, thở phào. 

>> Kỳ 1: Thảm bại của "pháo đài bay"

Trận chiến không súng đạn

Chúng tôi gặp Trung tướng Vũ Trọng Cảnh, nguyên là Trung tá, Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hải Phòng 363 (F363), khi ông vừa mới ở bệnh viện ra. Vị tướng quân gần 80 tuổi, dù sức đã yếu nhưng vẫn hùng hồn nhắc về 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, Hải Phòng chia lửa với Hà Nội...

a
Hàng ngàn lượt máy bay đã thay nhau trút bom
xuống Hà Nội - Ảnh: TTXVN
Đặc biệt, ông không thể quên kỷ niệm về một trận đánh B.52 không một tiếng súng đạn, chỉ có tiếng máy bay địch và... hơi thở của những vị chỉ huy trong phòng trực chiến. 35 năm đã qua, nhưng cuộc đấu trí chiến thuật với không quân Mỹ như vừa mới hôm qua .

Ông kể... Người Mỹ không chỉ đánh bằng bom đạn trực diện mà còn đánh ta bằng những mưu mô nhằm gây cho ta những thiệt hại không chỉ vũ khí – chủ yếu là tên lửa (lúc đó tên lửa dành ưu tiên đánh B.52), mà còn làm cho ta hoang mang để không có các phương án chiến thuật tác chiến chính xác. Và đó là một dịp để chúng huênh hoang “quân đội Bắc Việt bị mắc lừa”. Ngoài ra, sẽ gây lúng túng cho các quyết định chiến đấu sau này của ta khi chúng tiến vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.

Hồi ức những ngày khói lửa trên bầu trời trở về nguyên vẹn trong ông: Ngày 22/12/1972, kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam, F363 đã có một trận đánh B.52 tuyệt vời. Tiểu đoàn 82, 73 được công nhận bắn rơi B.52.

Sang tới đêm 23/12/1972, 20 giờ, báo động B.52 vào. Sở chỉ huy Quân chủng lệnh: "Hải Phòng chuẩn bị sẵn sàng đánh B.52!”. 

Trên bảng tiêu đồ, 9 dấu hiệu - 9 tốp B.52 lần lượt xuất hiện, nối đuôi nhau hướng lên phía Bắc. Lúc này là 21 giờ 10. Nhìn trên tiêu đồ, chúng như những con rắn trườn dần lên đầy sự đe dọa chết chóc. Cả Sở chỉ huy nín thở, các đơn vị đã sẵn sàng đợi lệnh bấm nút đạn… Nhưng… “Báo cáo… Tốp đầu tiên là B.52 giả”. 

Tất cả mọi người trong phòng chỉ huy nín thở. Đánh hay không đánh? Nếu là thật thì chỉ phút chốc cả Hải Phòng bình địa, nhưng nếu là giả thì rất lãng phí tên lửa - mà lúc này tên lửa gần như phải đạt sự tối ưu nhất: “bách phát bách trúng”. Chỉ huy vừa hội ý gấp, vừa ra lệnh cho rada của các đơn vị C171, C174 đoàn pháo 100 Sông Cầu, cùng 3 tiểu đoàn tập trung kiểm tra tốp đầu B.52. 

Trong khoảng không là cách Hải Phòng hàng chục km, nhưng trên tiêu đồ chỉ là vài chục cm. Một không khí căng thẳng bao trùm. Trung tướng Cảnh kể, lúc đó gương mặt ai cũng đanh lại, trong ruột như có lửa thiêu. Ngay lúc đó, lại nhận được điện của Tổng cục Chính trị, của Bộ Tổng Tham mưu, của Sở Chỉ huy Quân chủng… hỏi sao F363 chưa lệnh cho đánh.

a
Những hố bom trên mặt đất - Ảnh: TTXVN
"Chúng tôi cho kiểm tra lại một loạt thông số kỹ thuật, và tin tưởng tuyệt đối vào sự nhạy bén, chính xác cùng kinh nghiệm của các chiến sĩ rada. Chúng tôi quyết định lệnh: "Không bắn tốp B.52 đầu”...". Cả Sở Chỉ huy im phắc. Chỉ nghe tiếng thở, tiếng bút chì sột soạt trên vạch tiêu đồ… Riêng Trung tá, Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hải Phòng 363 Vũ Trọng Cảnh tay bíu chặt thành ghế, người căng ra, trán lấm tấm mồ hôi trong khi trời đang rất rét. Trong đầu ông lúc đó chập chờn ý nghĩ, nếu là B.52 thật, bao bà mẹ, trẻ em, nhà trường, bệnh viện… Hải Phòng làm sao hứng được cả trăm tấn bom hủy diệt? 

Thời gian nhích từng giây mà như dài vô tận. Những chiến sĩ QĐNDVN sẽ thắng trong cuộc đọ sức bằng trí tuệ này? Tốp B.52 đầu tiên đi vào thành phố, đến trung tâm Hải Phòng. Trung tá Cảnh nhắm mắt lại. Không có tiếng bom nào! Tốp B.52 đầu tiên đã bay qua thành phố. Hải Phòng hoàn toàn im lặng. Cả Sở Chỉ huy chùng lại, thở phào. 

Tuy vậy, Sở Chỉ huy vẫn lệnh cho các đơn vị: "Cảnh giác kiểm tra từng tốp một, không bỏ sót tốp nào”… Và rồi từng tốp một bay qua lần lượt tới tốp thứ 9. Không một quả đạn nào bắn lên, không một tiếng bom nổ. Mội tốp bay vào, cả Sở Chỉ huy nín thở, bay qua lại thở thở ra. Cứ như thế 30 phút trôi qua… 

Và cũng kết thúc một trận đánh kỳ lạ. Tất cả cùng bật dậy, ôm lấy nhau mà nước mắt trào ra. "Chúng ta đã chiến thắng không chỉ bằng súng đạn mà bằng cả trí tuệ", Trung tướng Cảnh vẫn vẹn nguyên niềm tự hào.

Những ngày này ông hay hoài nhớ về trận đánh trí tuệ đó... Chúng ta đã chiến thắng bằng kinh nghiệm và sự xét đoán chính xác của các chiến sĩ rada. Hồi đó B.52 có một hệ thống nhiễu gồm 16 loại khác nhau, chưa kể còn cả hàng đàn máy bay tiêm kích hộ tống bảo vệ, trong dải tín hiệu đó. Các chiến sĩ rada đã phát hiện được dải nào của B.52, dải nào là các máy bay tiêm kích, dải nào là các băng kim loại…

Trên màn hình rada không phát hiện được tín hiệu của B.52. Hơn nữa, kinh nghiệm chiến đấu với các chiến đấu cơ của Mỹ đã cho các chiến sĩ trực chiến đôi tai rất nhạy cảm. B.52 khi bay, từ xa trong không trung đã có những tiếng gầm ì ì rất đặc trưng không lẫn với động cơ các máy bay khác. Không nghe tiếng bay quen thuộc đó, và không cả những chiếc máy bay hộ tống… Đích thị là giả.

Ông bảo, nói thì giản đơn, nhưng có ở trong tình huống đó mới cảm thấy hơn bao giờ trách nhiệm và bản lĩnh của người chỉ huy chiến trận, dám nghĩ và dám quyết.

“Cận vệ đỏ” Hà Nội

Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc, 35 năm trước là Thiếu tá Tham mưu Phó Sư đoàn Phòng không 361 Hà Nội (F361), đặc trách về tên lửa. Tuổi đã hơn 70, ôm chiếc máy trợ tim, nhưng khi nhắc đến 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, ông vẫn không giấu được ánh mắt, giọng nói đầy tự hào của một người đã từng có mặt và góp phần làm nên chiến thắng lịch sử.

a
“Rồng lửa” SAM trong chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Ảnh: TTXVN
Kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời binh nghiệp của ông có lẽ là cuộc đấu trực diện với B.52 trên bầu trời Hà Nội. 

Ông kể, 2 chiếc máy bay B.52 rơi đầu tiên trong đêm 18/12/1972 là của các đơn vị tên lửa thuộc  F361 bắn hạ, có sự chỉ huy của ông. F361 là đơn vị được giữ trọng trách bảo vệ vùng trời Hà Nội, nên được mọi người đặt tên “Cận vệ đỏ”.

Ngày đó, khi được cấp trên phổ biến Mỹ lật lọng trên bàn đàm phán Hiệp định Paris, có khả năng tập kích chiến lược bằng B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành khác của miền Bắc, nhằm tạo áp lực với ta để ký kết có lợi cho ý đồ xâm chiếm lâu dài miền Nam, các đơn vị Phòng không của ta đã có sự chuẩn bị tinh thần trực diện chiến đấu với B.52 của Mỹ. Riêng F361 đã chủ động lên các phương án đón đánh với niềm tin mãnh liệt - chiến thắng, nhất định sẽ bắn rơi B.52 ngay tại Hà Nội, xứng danh “Cận vệ đỏ” bảo vệ Thủ đô.

Dựa vào đâu mà ngày đó, chúng ta lại có niềm tin chắc thắng trong khi B.52 không phải là “con ngáo ộp”, lại được mệnh danh là có sức mạnh “bất chiến bại”?

Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc nói: "Chúng tôi có niềm tin, có ý chí và có cả quyết tâm, nhưng không chỉ nói suông. Chúng tôi đã tập luyện, học (trên lý thuyết) cuốn sách “Cẩm nang đỏ” - một tài liệu đặc biệt nghiên cứu cách phát hiện, khống chế, tiêu diệt B.52 được đúc kết qua kinh nghiệm thực tiễn của các đơn vị trực tiếp đối đầu với B.52 ở phía Nam. Cộng với đó là tài liệu tình báo quân sự ta lấy được của địch, hoàn chỉnh vào tháng 9/1972. Phần khác, F361 có những chiến sĩ tên lửa không chỉ dũng cảm mà cực kỳ thông minh, nắm vững các kỹ thuật tác chiến và sẵn sàng nghênh chiến...".

Thiếu tướng Phúc bảo rằng, chúng ta cũng đã hoàn thiện cải tiến tên lửa SAM 2, khắc phục một số khuyết điểm khi đánh trên tầm cao và tìm diệt mục tiêu. Ngoài ra, dựa vào các tin tình báo, ta cũng biết được các hướng bay vào Hà Nội của máy bay địch, nên chặn đánh từ xa…

35 năm, vị tướng đã trở về với cuộc sống đời thường vẫn khăng khăng tự tin: "Không phải tới bây giờ mới nói một cách chắc chắn, mà khi đó chúng tôi đã biết như vậy. Chúng tôi vào trận là quyết chiến chứ không để cho Hà Nội bị tàn phá. Không chỉ có F361 “Cận vệ đỏ”, còn cả các lực lượng khác hiệp đồng tác chiến. Từ xa là đã có máy bay của ta lên làm tan đội hình, rồi tên lửa lên đánh tầm cao, đặc biệt ưu tiên chỉ để đánh B.52, các máy bay cường kích dành cho lưới cao xạ pháo, tiêm kích dành cho lưới lửa của dân quân tự vệ tầm thấp… Làm sao chúng có thể thực hiện dã tâm đó...".

dd
Bảo tàng Chiến thắng B52 tại Hà Nội - Ảnh: Việt Hưng (Dân Trí)
Thiếu tướng Phúc say sưa kể về chuyện đơn vị F361 bắn hạ B.52 ngày ấy. Thời điểm đó, chỉ có 2 đơn vị tên lửa ở lại bảo vệ Hà Nội, còn lại phải chi viện cho miền Nam, nhưng điều đó không làm cho F361 cảm thấy lo lắng.

Ngày 18/12/1972, ngay từ những kíp trực chiến buổi sáng, anh em trong đơn vị đã ngồi trên bệ phóng sẵn sàng đợi lệnh chiến đấu. 

Và 19 giờ 15, cả Hà Nội nhận lệnh: Tiêu diệt B.52! Các chiến sĩ của kíp trắc thủ đã bắt được tín hiệu của B.52 trong một rừng nhiễu. Các bài học lý thuyết được vận dụng triệt để và thông minh, cùng với kinh nghiệm của các trận chiến với các loại máy bay trước đó, bám sát mục tiêu đợi thời cơ…

20 giờ 30, Tiểu đoàn tên lửa 59, Trung đoàn 261 với những “rồng lửa” dũng mãnh đã bắn rơi chiếc B.52 đầu tiên. Ít phút sau,Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 bắn rơi tại chỗ một chiếc B.52 khác ngay trên bầu trời Hà Nội.

Đó là một kỷ niệm sâu sắc của ông. Ông bảo: "Khi ấy chúng tôi báo về Bộ Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu và chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi: "Có chính xác là B.52”? - Vì khi ấy, phía Nam bắn hạ B.52 nhưng không thấy xác. Cho đến khi nghe báo về “đúng B.52”, đã nhìn thấy phù hiệu hình nắm đấm, tia chớp và cành oliu cùng hàng chữ B.52G, Strategic Air Command… Và cả những nhân chứng biết nói - các phi công Mỹ...".

  • Hoài Hương

    Kỳ 3: Cánh én quả cảm và cuộc không chiến cảm tử

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,