TP.HCM đối phó với dịch gà:
“Chống vòng ngoài, giữ vòng trong”
16:04' 10/01/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hai ngày liên tục (8 và 9/1/2004), Chi cục Thú y TP.HCM triệu tập các hộ nuôi và kinh doanh gà trên địa bàn để triển khai phòng chống dịch. Nhờ “chống vòng ngoài, giữ vòng trong” hiệu quả nên đến nay, đàn gà TP.HCM vẫn an toàn.

 

Gà dịch chết bị thiêu hủy.

Ông Nguyễn Phước Thảo, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT TP.HCM, cho biết: “Trước hết chúng tôi nắm trong tay danh sách địa chỉ, số điện thoại tất cả những chủ trại chăn nuôi quy mô 300 con trở lên. Chỉ cần một diễn biến khác thường xảy ra đối với đàn gà, lập tức chúng tôi có mặt để giải quyết. Phương châm của chúng tôi là tăng cường ngăn dịch từ xa và phòng thủ vòng trong. Chặn dịch trong lúc này thật khó khăn, vì hiện đang là thời điểm người chăn nuôi tập trung chuẩn bị cho dịp Tết”.

 

Việc kiểm soát đàn gà thành phố chặt chẽ đến mức tưởng như không trường hợp nào bị bỏ sót.

Nhận diện gà mắc bệnh: 

Theo Chi cục Thú y TP.HCM, gà sống mắc dịch bệnh sẽ có biểu hiện mặt bị tím đỏ không bình thường. Đối với giống gà có mồng màu sẫm thì mồng và tích gà bị sưng phù lên, xuất huyết. Đối với gà đẻ trứng nếu mắc dịch bệnh thì mào gà bị xuất huyết lấm chấm. Ngoài ra gà mắc bệnh còn có dấu hiệu ở thần kinh, gà thường quẹo đầu qua một bên. Một số trường hợp gà sống đã nhiễm dịch bệnh, nhưng không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài, thì người tiêu dùng có thể phát hiện lúc giết mổ gà, bằng cách: khi cắt, rạch cổ gà thấy hai hạch ở cổ gà bị xuất huyết đỏ; hoặc đường thở (khí quản) của gà có những bợn màu trắng, giống như mủ đặc; hay phần ruột non của gà bị xuất huyết. Khi gặp những trường hợp như thế, người tiêu dùng không nên tiếc rẻ, mà phải hủy bỏ gà ngay. 

Ông Nguyễn Cửu Long (Hai Long), ngụ tại ấp  6, xã Phú Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM, nuôi mỗi đợt khoảng 18.000 con gà. Do có kinh nghiệm nuôi gà công nghiệp đã từ lâu, nên gia đình ông thực hiện phòng chống dịch rất nghiêm ngặt và tuân thủ theo sự hướng dẫn của ngành thú y. Tối ngày 8/1, ông Hai Long bán 2.000 con cho thương lái. Gà vừa chất lên xe, lập tức bị cán bộ thú y phát hiện và giữ lại vì lý do thiếu giấy kiểm dịch. Những lời giải thích của ông Hai đều không thuyết phục được cán bộ thú y.

Kể từ cuối tháng 12/2003 đến nay, ngày nào cán bộ thú y ở các cơ sở cũng đều liên lạc thường xuyên với các trại gà quy mô lớn. Họ nhắc nhở chủ nuôi gà nghiêm ngặt thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi xuất chuồng phải báo với cán bộ thú y để được cấp giấy kiểm dịch. Một “đường dây nóng” đã thiết lập. Mọi người dân khi phát hiện ra trường hợp vận chuyển gà chết thì có thể thông tin ngay đến lực lượng chuyên trách tại số điện  thoại: 8536131 - 8536132 - 8536133.

 

Thiêu hủy gà dịch.

Tuy nhiên cho đến nay, nhiều hộ chăn nuôi gà tại TP.HCM hiện rất lo lắng vì dịch gà đang "ngấp nghé" ở vùng giáp ranh TP, mà  TP vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho các chủ nuôi gà bị dịch bệnh (Sở NN & PTNT TP.HCM đã trình kế hoạch về chính sách trợ giá bà con nông dân trong trường hợp dịch gà phát sinh, nhưng còn đang được TP xem xét). Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng đang mong chờ hướng dẫn về khoa học, thông tin từ phía cơ quan chức năng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả.


Được biết, UBND TP.HCM vừa thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gà.

 

  • Nam Anh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khởi động khu công nghiệp dệt may thứ ba (09/01/2004)
Thiêu hủy gần 3 tấn gà chết (09/01/2004)
Thu thuế hàng nhập khẩu chưa cao do biến động giá xăng dầu. (09/01/2004)
Đàn gà TP.HCM vẫn an toàn (08/01/2004)
Mở rộng các khu công nghiệp về phía Long An, Đồng Nai (07/01/2004)
''Bốn nhà" trong nông nghiệp vẫn thiếu liên kết (06/01/2004)
Việt Nam đã chọn được luật sư cho vụ kiện tôm (05/01/2004)
Việt Nam sẽ thế chân Indonesia ? (05/01/2004)
Hai năm yếu kém, lãnh đạo DN sẽ bị "sắp xếp" lại (03/01/2004)
Liệu có trở thành dự án "treo" ? (03/01/2004)
Kiên quyết cắt giảm các công trình không thiết thực (02/01/2004)
DN thuỷ sản khai phá thị trường nội địa (02/01/2004)
Ủy ban Tôm VN: "Lại thêm một vụ kiện tồi tệ" (02/01/2004)
Việt Nam có thể an tâm về bệnh bò điên (31/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang