,
221
5523
Làm giàu không khó
lamgiaukhongkho
/kinhte/lamgiaukhongkho/
861174
Thành công bắt đầu từ đâu?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Thành công bắt đầu từ đâu?

Cập nhật lúc 16:56, Thứ Hai, 06/11/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Đôi lần, nhìn những người thành đạt  tôi vẫn tự hỏi: Họ đã bắt đầu như thế nào? Tại sao họ lại thành công? Nếu tôi là họ, tôi có làm được như vậy không? Câu trả lời không bao giờ thoả mãn tôi. Vì họ là họ. Mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau, môi trường sống khác nhau, tính cách khác nhau... Chính sự khác nhau đó mà họ là những người làm được điều mình muốn, còn người khác thì ngồi và hỏi: Tại sao? Như thế nào?

Soạn: HA 947331 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Anh rminh họa. (Nguồn: Business.louisville.edu)

“Thế hệ 8x” là một danh từ không lạ. Nói tới “thương hiệu 8x”, người ta thường hình dung ra một thế hệ trẻ, năng động. May mắn cho những bạn trẻ sinh ra vào những năm 80. Đỉnh cao kỳ vĩ gắn với 8x dường như 9x, rồi sau này là 0x, 1x, 2x… thật khó bước qua. Nhưng hình như vẫn có gì đó chưa định hướng rõ ràng khi ta muốn phác họa một chân dung 8x.

Cách đây không lâu, tôi thực sự tò mò khi vô tình lướt qua một thuật ngữ mới, chung hơn về thế hệ 8x, 9x, và có lẽ là cả chuẩn bị cho thế hệ 0x, 1x, 2x… sau này nữa - Thế hệ MFO. Thuật ngữ này được định nghĩa trên diễn đàn Mquiz.net của chương trình Làm giàu không khó của VTV1. Đây là thuật ngữ chỉ thế hệ trẻ - những người có khát vọng, có kiến thức, mong muốn làm giàu bài bản và lâu dài cho bản thân và cho xã hội. Không biết sức lan truyền của thuật ngữ Thế hệ MFO ra sao, bao giờ thì sẽ phổ biến như “Thế hệ 8x”.

Nhưng về mặt ý nghĩa thì dường như VTV1 gửi gắm rất nhiều vào một thế hệ đem lại sức mạnh kinh tế, sức mạnh trên trường quốc tế cho Việt Nam. Bởi sự làm giàu không phải là sự giàu có về tình cảm, tinh thần, giá trị văn hóa, điều kiện tự nhiên, môi trường chính trị - xã hội… mà là sự chuyển hóa tất cả sự giàu có ấy thành sự giàu có tài chính, giàu về tiền bạc, giàu một cách chính đáng và lâu bền.

Thế hệ MFO, có điều kiện được trau dồi kiến thức, được giao lưu trong giai đoạn mở cửa, thông tin nhanh với sự trợ giúp của hàng trăm tiện ích thời hiện đại. Và chắc chỉ có họ mới dám trả lời: Làm giàu không khó nếu đi đúng hướng!

Thế nào là đi đúng hướng?

Tôi có thể nghĩ đơn giản, đi đúng hướng không phải là đi đúng theo những gì mình muốn làm, đi đúng theo mục đích của mình. Mà đúng hướng ở đây có nghĩa là đi đúng theo xu hướng, đúng quy luật của sự tồn tại và phát triển.

Các doanh nghiệp hiện nay luôn tâm niệm một điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, đó là: Phục vụ những gì khách hàng cần chứ không phải đưa cho khách hàng những gì mình có. Tất nhiên nằm trong phạm vi có thể của doanh nghiệp.

Tôi được biết một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất. Ngay từ khi bắt đầu họ đã tung ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp, đúng theo tiêu chí ban đầu của công ty. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, sức mua giảm hẳn. Không phải vì sản phẩm của họ kém hơn, mà là vì họ không thường xuyên thay đổi mẫu mã, bao bì của sản phẩm.

Qua rồi cái thời “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Cuộc sống hiện đại yêu cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp làm ra không chỉ “tốt gỗ” mà còn phải tốt cả “nước sơn”, và “nước sơn” đó luôn luôn khác lạ, độc đáo. Làm được điều này là đáp ứng được quy luật nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển.

Như vậy là đi đúng hướng và có thể mạnh dạn nói rằng Làm giàu không khó? Chắc có lẽ chưa đủ. Đi đúng hướng còn là làm cho sự nghiệp của mình ngày càng lớn mạnh, tồn tại lâu bền. Và để một doanh nghiệp phát triển được thì ai cũng biết, ngoài sản phẩm tốt, còn là văn hóa doanh nghiệp, là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, là sự phù hợp của doanh nghiệp với xu thế vận động của xã hội… Và còn rất nhiều yếu tố khác.

Các bạn trẻ bây giờ chứng tỏ mình bằng việc đứng lên tự lập công ty riêng. Có người thành công và không ít người thất bại. Người thất bại thì hoặc là đứng lên đi tiếp, hoặc là từ bỏ ý định kinh doanh. Quan niệm “Thương trường như chiến trường” giờ cũng đã cũ. Trong quan hệ doanh nghiệp, người ta nói đến quan hệ win - win, hai bên cùng chiến thắng, cùng có lợi. Nhưng không phải thế sự cạnh tranh bớt đi khốc liệt.

Trước thế hệ MFO, đã có rất nhiều doanh nhân 5x, 6x … thành đạt. Vậy thế hệ MFO thành công nhờ đâu? Họ bắt đầu như thế nào? Không phải vị Giám đốc trẻ tuổi nào cũng mang sẵn cho mình hình ảnh sơ mi cổ cồn. Họ có thuận lợi về công nghệ, về kiến thức, nhưng họ cũng đi lên từ những khó khăn, những suy nghĩ bình dị nhất. Có những người đi lên từ hai bàn tay trắng, đi lên từ đất đai ruộng vườn, từ niềm đam mê thuở nhỏ... Họ cũng giống như tất cả chúng ta nhưng có khác là họ biết đặt niềm tin vào chính mình, biết học hỏi và gây dựng được niềm tin.

Trong dòng suy nghĩ đó, tình cờ, tôi đọc thấy thông tin về một chương trình có tên Đường tới thành công trên VTV1. Đây là phiên bản 2 của diễn đàn Làm giàu không khó? Sự kết nối nghe chừng rất có lý. Làm giàu không khó? nếu chúng ta đi trên con đường thành công.

Phiên bản 1, Làm giàu không khó? là một talkshow với các kế sách kinh doanh khá thú vị, hữu ích với những người chịu nghe, chịu nghĩ. Bởi những kế sách đúc kết không chỉ có thể ứng dụng trong kinh doanh. Đường tới thành công có vẻ mở rộng hơn rất nhiều, và sẽ sôi động hơn với sự tham gia của sinh viên kinh tế các trường đại học trên toàn quốc - những người sẽ ở trên toa tầu đầu tiên trong sự nghiệp đưa Việt Nam thực sự thành hổ, hóa rồng…

Trả lời câu hỏi: Yếu tố nào làm nên thành công của một doanh nghiệp, của một cá nhân thành đạt? Tôi nghĩ mỗi người sẽ đưa ra một câu trả lời khác nhau phụ thuộc quan điểm và có lẽ cả nhãn quan của từng  người. Và tôi cũng đồng ý rằng: Làm giàu không khó? nếu bạn không ngại khó. Đi trên con đường thành công không khó, nhưng tìm ra con đường thành công đó mới thật là không dễ!!!                                                                                              

  • Hạ Giang
,

Tin khác

Tin khác của 'Làm giàu không khó'

,
,