221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1161528
Tăng giá điện: Làm gì để kiểm soát hàng hoá tăng theo?
1
Article
null
Tăng giá điện: Làm gì để kiểm soát hàng hoá tăng theo?
,

 - Sau nhiều lần trì hoãn, việc tăng giá điện đã được Thủ tướng phê duyệt và sẽ áp dụng từ 1/3/2009. Tăng giá điện là việc chẳng thể đừng nhưng sau đó, kiểm soát hệ luỵ tác động của giá điện như thế nào tới thị trường là vấn đề cần được quan tâm, xử lý. 

Sáng đầu tuần, câu chuyện làm quà của chị Lê Ngọc Châu, cán bộ công ty truyền thông GBN (Hà Nội) là tăng giá điện. Chị Châu tâm sự: “Cứ mỗi lần nghe tin tăng giá, nhất là giá hàng thiết yếu như điện, tôi cứ giật mình thon thót. Đồ dùng gia dụng, sinh hoạt bây giờ hầu như đều dùng điện như điều hoà, máy giặt, tủ lạnh chạy 24/24h, máy tính, nồi nấu ăn...".

Giá điện tăng nhưng chất lượng dịch vụ của ngành điện có tăng lên là câu hỏi chưa có câu trả lời. Ảnh: VNN.

"Vừa rồi, do gas tăng giá, chị lại chuyển sang ninh cháo cho con bằng nồi ninh điện cho rẻ, chuyển sang dùng bếp than để tiết kiệm hơn thì cũng phải dùng bếp mồi than là bếp điện. Lương thưởng lại bị cắt giảm trong khi các mặt hàng thiết yếu cứ doạ dẫm tăng, quả là mệt mỏi. Muốn tiết kiệm hơn cũng rất khó” - chị Châu lo lắng.

Do điện là đầu vào của sản xuất, nên sắp tới, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng đòi tăng giá theo, giá cả hàng hoá khác sẽ lại nhích lên là điều khó tránh khỏi.

Chị Phạm Thanh Hoài, nhân viên Văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Kim Lan (Hà Nội) chia sẻ, mỗi tháng, nhà chị chi khoảng từ 250.000- 600.000 đồng tiền điện, một khoản tiền không nhỏ. Sau Tết, giá cả hàng hoá không tăng mạnh so với trước Tết nhưng vẫn ở mức cao. Thu nhập năm nay lại không bằng năm trước. Giờ thêm chuyện giá điện tăng, chị sẽ phải tính toán lại chi tiêu trong gia đình.

Đại diện Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định, hiện nay, khá nhiều mặt hàng thực phẩm tiêu dùng như sữa, dầu ăn, lương thực… vẫn ở mức cao. Gas vừa tăng giá. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kêu lỗ, có thể cũng rục rịch xin tăng giá… Do vậy giá điện tăng sẽ là một áp lực lớn cho giá cả thị trường. Thậm chí, các tiểu thương sẽ mượn cớ này để rục rịch tăng giá ngay trong tháng 2/2009 này. Hiệp hội siêu thị Hà Nội sẽ giám sát giá cả trong hệ thống siêu thị để có kiến nghị phù hợp với Bộ Công Thương về chính sách thị trường thời gian tới.

Tác động dây chuyền

Được biết, Bộ Công Thương đã ước lượng cụ thể các tác động của tăng giá điện. Tổng số tiền điện năm 2009 sẽ tăng lên khoảng 6.900 tỷ đồng, bằng 0,44% GDP. Mức tăng này sẽ chỉ làm giảm tốc độ GDP khoảng 0,05%- 0,07% và làm tăng CPI khoảng 0,25%- 0,3%.

Giá các loại hàng hoá khác chưa tăng song khó có thể được duy trì ở mức hiện tại khi giá điện tăng. Ảnh: VNN.

Theo nguyên tắc, tỷ lệ tăng giá bán điện cho sản xuất sẽ thấp hơn tỷ lệ tăng giá bán điện bình quân và tỷ lệ tăng giá điện cho sinh hoạt sẽ cao hơn tỷ lệ này. Vì vậy, với “mốc trung bình” tăng 8,92%, giá bán điện cho sản xuất dự kiến có thể trên dưới 7% và giá bán diện cho sinh hoạt sẽ tăng trên 9%.

Các ngành sản xuất có thể sẽ phải trả thêm khoảng 2.400-2.700 tỷ đồng tiền điện. Ngành sản xuất công nghiệp 3 ca với chi phí tiền điện cao, chiếm 40-50% giá thành sản xuất như cấp nước, điện phân, giá thành sản phẩm sẽ tăng khoảng 3-4%. Ngành cán thép, xi măng giá thành ước sẽ tăng khoảng 0,4- 0,5%, từ 6000đ- 8000đ/tấn sản phẩm.

Với điện cho sinh hoạt, theo một phương án dự kiến tăng từ 13-17%, tổng số tiền điện năm nay sẽ đội thêm khoảng 2.770-3.500 tỷ đồng, tiêu dùng cá nhân sẽ tăng khoảng 0,3- 0,35%. Tổng chi tiêu của các hộ gia đình sẽ tăng từ 2,64% lên khoảng 3%. Các hộ dùng dưới 50kWh/tháng, tiền điện tối đa sẽ phải trả thêm là 2.500đ/tháng. Các hộ sử dụng 100kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm là 16.000đồng/tháng.Các hộ sử dụng từ 150kWh/tháng, sẽ phải trả thêm 18.000-19.000 đồng/tháng, sử dụng 200kWh/tháng, hộ dân bỏ thêm 21.000đ/tháng, từ 300kWh/tháng, tiền điện tăng thêm 30.000đ/tháng.

Có thể nói, với các tính toán trên thì việc đội thêm chi phí sinh hoạt chưa phải nhiều. Tuy nhiên, một thực tế là, mỗi lần các mặt hàng thiết yếu tăng giá thì hệ luỵ xấu nhất là thói quen “tát nước theo mưa” lại được dịp hoành hành trên thị trường.

Khi giá xăng tăng, từ con cá, mớ rau ngoài chợ, quà ăn sáng đến vé xe hành khánh, cước taxi cũng tăng mạnh. Các mặt hàng tiêu dùng không liên quan nhiều đến xăng cũng theo đó mà tăng. Hệ luỵ của tăng giá điện cũng có thể tương tự.

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bình luận: Giá điện sớm muộn gì cũng phải theo xu thế hội nhập, dù muốn hay không. Đó là một yếu tố giá thành trong sản xuất sản phẩm, là giá gây tác động dây chuyền, vì thế, giá điện tăng thì nghiễm nhiên sẽ ảnh hưởng tăng giá thành khác.

Các cơ quan quản lý cần phải xem xét, kiểm soát việc tăng dây chuyền sau đó có đúng không, có hợp lý không. Biện pháp hiệu quả và tích cực nhất bây giờ vẫn là tăng cường kiểm soát việc niêm yết giá, đăng ký giá công khai, bóc tách những yếu tố tăng hợp lý và bất hợp lý. Bộ Công Thương cũng cần sớm công bố biểu giá bậc thang mới để ổn định tâm lý người dân và các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh chi phí sản xuất kinh doanh.

Ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định với cơ chế mới về giá điện, giá điện sẽ không phải chỉ điều chỉnh theo một chiều tăng mà có thể sẽ giảm, do thị trường quyết định. Dự kiến trong 2 tuần tới, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính sẽ họp việc triển khai thực hiện giá điện mới.

  • Diệp Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,