221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1137211
Gói 1 tỷ USD: Tổng lực kích cầu kinh tế
1
Article
null
Gói 1 tỷ USD: Tổng lực kích cầu kinh tế
,

 - Nhà sản xuất - nhà băng - nhà phân phối, 3 “nhà” này cần chung tay lại mới đủ sức kéo người tiêu dùng mặn mà hơn với thị trường. T.S Hoàng Thọ Xuân, Vụ Chính sách Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã liên tục nhấn mạnh như một “tư tưởng chủ đạo” để thực hiện thành công gói giải pháp kích cầu 1 tỷ USD.

T.S Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương - ảnh: PH

Dùng hàng Việt Nam

PV:
 Chính phủ đã quyết định dành 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Xin ông cho biết, Bộ Công Thương đã có kế hoạch phối hợp triển khai gói kích cầu này thế nào?

TS Hoàng Thọ Xuân: Trước mắt Bộ Công Thương tập trung vào 4 biện pháp lớn sau:

Thứ nhất, rà soát lại các dự án trong phạm vi quản lý của ngành, xác định lại cái nào thuộc diện cần thiết, sớm phát huy hiệu quả kinh tế, sớm thu hồi vốn và sớm làm ra sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Trên cơ sở đó, giao cho các nhà sản xuất vật liệu, vật tư phục vụ, liên kết và hợp tác với các dự án đó để tạo điều kiện tranh thủ về tín dụng, vốn của gói kích cầu 1 tỷ USD này.

Thứ hai, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố ngồi lại với các nhà sản xuất và phân phối để thỏa thuận, cam kết phục vụ, nhất là có mức giá tốt nhất cho Tết 2009, tạo đà tiêu thụ hàng hóa, giải phóng đầu ra, đấy mạnh tái sản xuất.

Bộ cũng đẩy mạnh khâu phân phối và các hình thức phân phối, kể cả bán hàng lưu động, đi vào vùng sâu, vùng xa… sao cho thuận tiện để kích thích tiêu dùng.

Cuối cùng, Bộ đã yêu cầu các Sở Công thương, nhà phân phối bắt tay với các cơ sở tín dụng, ngân hàng mở ra những hình thức tín dụng phù hợp cho tiêu dùng cá nhân như thông qua việc mua hàng của các nhà phân phối để xem như căn cứ cho vay trả chậm, trả góp các món hàng từ đắt tiền như bất động sản, xe hơi đến ti vi, tủ lạnh…

- Bộ Công Thương đang xây dựng chương trình “Dùng hàng Việt Nam” nhưng kinh nghiệm các lần phát động tương tự cho thấy ít hiệu quả. Liệu có biện pháp nào khả thi hơn,  thưa ông?

Bộ đang thông qua Hiệp hội bán lẻ và các siêu thị vận động cho chương trình này với hai đề xuất: tăng tỷ trọng hàng Việt tại các trung tâm bán lẻ và siêu thị và gợi ý các doanh nghiệp thưởng Tết cho nhân viên, bằng phiếu mua hàng thay cho tiền mặt.

Phải giảm giá để kích thích tiêu dùng

Nhưng trong bối cảnh thị trường “lạnh”, ai cũng muốn thắt chặt hầu bao, thì cách quan trọng nhất để họ mở hầu bao trở lại là giá phải hạ. Ngoài giá tốt, nhà phân phối còn phải phối hợp với ngân hàng, cơ sở tín dụng tạo điều kiện tài chính để người mua mạnh tay chi dùng. Hiện một số ngân hàng đã bắt tay với Saigon Coop mart cho phép khách hàng được trả chậm, trả góp khi mua hàng theo cách này…

Về phát thưởng bằng phiếu mua hàng là gợi ý của Bộ Công Thương để khuyến khích tiêu dùng trong điều kiện sức mua, tiêu dùng trong nước đang suy giảm….Nhưng để thực sự thu hút và hiệu quả trong lúc thị trường đang “lạnh” thì phải khuyến mãi, hạ giá qua phiếu mua hàng phải thật chất chứ không phải kiểu hạ giá rồi mà còn rất cao.

Vì thế, năm nay, Bộ đã có yêu cầu các Sở bàn và thống nhất với Hiệp hội cố gắng triển khai khuyến mãi, hạ giá cuối năm tốt hơn, đặc biệt tập trung vào những mặt hàng có năng lực sản xuất. Dĩ nhiên để làm được điều đó, các siêu thị phải làm việc với nhà cung cấp, không chỉ thỏa thuận đưa hàng vào mà phải thỏa thuận có giá ưu đãi cho khách hàng.

Sức mua dịp Tết năm này được dự báo sẽ thấp hơn hẳn những năm trước. Ảnh: VNN.

Nhưng các nhà sản xuất cũng đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp nói đã nhập nguyên liệu giá đắt nên khó hạ giá nhiều, đây cũng là một trở ngại lớn, ông có nghĩ như vậy?

Lập luận là đợt trước mua đắt nên phải chờ bán hết mới giảm giá để trây ỳ là không được. Hiện các nhà bán lẻ đang chịu sức ép rất lớn về việc người dân cắt giảm chi tiêu, muốn giá cả phải giảm xuống nữa nhưng nhiều nhà sản xuất lại chưa muốn san sẻ khó khăn.

Trong khi thời điểm này lẽ ra họ không thể đòi hỏi giữ mức lãi như trước, phải chấp nhận hòa vốn, thậm chí hơn thế nữa để cùng nhà phân phối tiêu thụ hàng hóa, nhất là những hàng hóa tồn đọng có năng lực sản xuất lớn. Mục đích cuối cùng là nâng cao sức mua đẩy mạnh tiêu thụ chứ cứ giữ giá cao thì xuất khẩu không được mà tiêu thụ trong nước cũng không xong.

Ngay bây giờ nhiều nhà sản xuất cũng đang chần chừ chưa muốn vào siêu thị, trung tâm thương mại, nhất là các nhà sản xuất bánh kẹo, mứt... phục vụ Tết. Lý do là năm nay người dân sợ hàng Trung Quốc nên họ tin tưởng lượng tiêu thụ sẽ mạnh và muốn tự mình phân phối hoặc đợi đến sát Tết mới ký hợp đồng vì… sợ hớ. Tôi cho là như thế là tư duy cũ, thiếu chuyên nghiệp, thời nhà sản xuất tự bán hàng đã qua rồi mà trong vòng đời sản xuất không thể tự bán hết còn làm ăn từng vụ như thế thì rất khó. 

Xăng dầu vì sao chưa giảm giá

Có phải tư duy như thế nên nhiều mặt hàng trên thế giới đã giảm mạnh nhưng giá tại thị trường nội địa vẫn còn cao, chưa chịu tiệm cận giá thế giới như giá bán lẻ xăng dầu?

Xăng dầu hay các mặt hàng khác đều phải vận hành theo cơ chế thị trường nhưng đúng là sự vận động của giá cả trong nước chưa được sát với hơi thở của thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều chỉnh gì cũng không thể ngay tắp lự được và cũng phải “bõ” mới điều chỉnh. Ví dụ vừa rồi có chuyện giá vận tải và taxi bị cho là không chịu giảm nhưng cái lý của họ là xăng dầu giảm nhiều đợt quá mà mỗi đợt lại quá lắt nhắt nên không “bõ” công đi chỉnh đồng hồ.

Nói riêng về giá xăng dầu thì có nhiều ý kiến cho là giá xăng dầu ở Mỹ đã xuống đến 7.000-8.000 đồng/lít  thì Việt Nam ở mức 9.000 đồng là vừa. Nhưng không thể so sánh tuyệt đối như vậy được vì giá xăng dầu Việt Nam còn phải “cõng” rất nhiều chi phí và yếu tố khác như thuế, ngân sách… rồi tái đầu tư vào ngành xăng dầu.

Giá nào là phù hợp thì ngoài lợi ích người tiêu dùng còn phải tính đến lợi ích doanh nghiệp và Nhà nước cho hài hòa. Hướng của Bộ Công Thương là phải minh bạch mọi chi phí và tính toán mức giá nào cũng trên cơ sở minh bạch đó. Hịên Bộ Công Thương đang rà soát nghiên cứu điều chỉnh lại Nghị định 55 trong điều kiện mới theo chỉ đạo của Thủ tướng, chậm nhất là trong quý I năm 2009 sẽ công bố. 

Năm nay: ăn Tết giản dị hơn

Với tình hình tiêu dùng ảm đạm như năm nay, ông dự đoán thị trường Tết 2009 sẽ thế nào?

Chắc là không thể sôi động được như dịp Tết các năm trước được nhưng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM vẫn là những thị trường lớn vì đây vẫn là khoảng thời gian đẩy mạnh tiêu dùng cao nhất trong năm.

Chúng tôi chưa thực sự “yên tâm” với thị trường Hà Nội, đặc biệt là những mặt hàng thực phẩm tươi sống bởi thành phố chưa có những cơ sở chăn nuôi, giết mổ lớn, rau xanh cũng mới khôi phục ở mức độ nhất định. Nhưng đợt kiểm tra mới đây của Bộ cho thấy công tác chuẩn bị Tết của hai thành phố đều khá chu đáo. Hà Nội đã chủ động liên hệ với nguồn cung rau từ Đà Lạt, Lào Cai, Sapa… Nhìn chung, xác suất cháy hàng sốt giá là không lớn. Mọi năm thị trường tăng 25-30% thì năm nay chắc cũng phải 15 -20%.

- Cảm ơn ông.

  • Phan Hùng (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,