221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
942818
Nước tương 3-MCPD: NTD có thể khởi kiện, đòi bồi thường
1
Article
null
Nước tương 3-MCPD: NTD có thể khởi kiện, đòi bồi thường
,

(VietNamNet) - "Nước tương gây ung thư, kết quả đã rõ ràng. Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền khởi kiện đòi bồi thường". Đó là khẳng định của bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh khi trao đổi về vụ việc này, cũng như việc xây dựng hệ thống pháp lý bảo vệ người tiêu dùng (NTD).

>> Minh bạch thông tin: Nghĩa vụ đầu tiên của doanh nghiệp!
>> TP.HCM: Tạm giữ 200.000 chai nước tương có chất 3-MCPD
>> Nước tương "đen": Cần làm rõ thông tin đến người tiêu dùng!

Bà Loan cho biết: "Đến nay, kết quả về vụ nước tương có chất gây ung thư đã rõ ràng và chúng tôi nghĩ rằng người tiêu dùng hoàn toàn có quyền khởi kiện đòi bồi thường".

Hiện nay, Ban Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh đang thường xuyên theo dõi về vụ “nước tương” để báo cáo lãnh đạo Bộ Thương mại nhằm có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Cục Quản lý cạnh tranh cũng đang nghiên cứu xây dựng cơ chế cảnh báo để bảo vệ NTD.

Người tiêu dùng hoàn toàn có thể khởi kiện và đòi các cơ sở sản xuất nước tương gây ung thư bồi thường. (Ảnh: Nguyễn Nga)

Theo bà Loan, trước mắt, Cục sẽ thông báo trên trang web của mình danh sách “đen” các hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng để cảnh báo NTD. Tuy nhiên, việc này rất phức tạp bởi vì sẽ có những doanh nghiệp bị nêu tên không tán thành. Ở nước ngoài cũng đã xảy ra trường hợp kiện ngược, tức là doanh nghiệp kiện lại cơ quan quản lý nhà nước.

Về nguyên tắc là khách hàng có thể khởi kiện các nhà sản xuất và đòi bồi thường. Tuy nhiên, để tiến hành khởi kiện và đi đến thành công có rất nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế, để tiến hành khởi kiện một vụ như nước tương gây ung thư hiện nay là gần như không thể mà nguyên nhân không phải do thiếu các công cụ bảo vệ NTD.

Cái khó nhất ở đây theo bà Loan là nếu từng NTD đơn lẻ đi khiếu nại, ví dụ như mang từng chai nước tương đến nhà sản xuất để đòi bồi thường là rất khó, mà dù có được đền bù thì chai nước tương đấy chỉ có giá trị vài ngàn đến vài chục ngàn đồng thì không có ý nghĩa gì hết, trong khi thiệt hại về mặt sức khoẻ là nghiêm trọng. Trong khi đó, có một cách hiệu quả là NTD hoàn toàn có thể khiếu nại thông qua văn phòng Hội Bảo vệ người tiêu dùng các địa phương. Bởi vì, trong những vụ mà không chỉ 1, 2 người tiêu dùng riêng lẻ bị xâm hại lợi ích trong một thời gian dài như vụ “nước tương có chứa chất gây ung thư” thì có thể tổ chức khiếu kiện tập thể thông qua tổ chức bảo vệ NTD.

Cục Quản lý cạnh tranh đang nghiên cứu vấn đề khiếu kiện tập thể. Những vụ việc như nước tương gây ung thư cũng đã được Cục Quản lý cạnh tranh nghiên cứu nhưng cũng chưa có phương án xử lý tối ưu nhất. Đây là một vấn đề khó, ngay đối với nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU có kinh nghiệm hàng chục năm về vấn đề này cũng rất lúng túng.

Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh đang xây dựng một cơ chế về vấn đề này, hy vọng là đến năm 2008 thì sẽ ra được một cơ chế khiếu kiện tập thể. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đang xây dựng Nghị định quy định chi tiết pháp lệnh bảo vệ NTD.

Bên cạnh đó, sau khi Nghị định này ra đời, các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng NTD. Khi có sự việc xảy ra ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần, sức khoẻ của NTD, các cơ quan phải có chế độ công khai thông tin cũng như xử lý thông tin sai lệch, lừa gạt NTD. Cần có một cơ chế xử lý những doanh nghiệp vi phạm như: chế độ bảo hành, quảng cáo sai sự thật, giải quyết khiếu nại không thoả đáng.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,