221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
563126
Tranh cãi nhiều về "thị trường giáo dục"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Tranh cãi nhiều về 'thị trường giáo dục'
,

(VietNamNet)Lại thêm một buổi tọa đàm mà vấn đề "giáo dục (GD) có phải là hàng hóa hay không" vẫn chưa ngã ngũ.... Đó là tọa đàm “GD trong cơ chế thị trường” do Viện nghiên cứu GD (trường ĐHSP TP.HCM) tổ chức sáng nay. 

 

GS Dương Thiệu Tống: GD không thể là hàng hóa! 

Soạn: AM 239976 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

 

Quan niệm “GD là hàng hoá” vốn đang là vấn đề thời thượng tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mà ở đó mọi thứ vốn mang tính chất lợi ích công cộng đều được tính bằng đô la, được xem là hàng hoá tư và được mua bán trên thị trường. 

 

Cho đến nay, GD vẫn được xem là một lợi ích công được cung cấp rộng rãi cho mọi người, không phân biệt giàu nghèo, chứ không thể xem như là hàng hoá tư có tính chất cạnh tranh và mang tính loại trừ. GD là một quyền của con người, mà quyền của con người thì không bao giờ đem ra mua bán được.

 

Trên thế giới, quan niệm “GD là hàng hoá “ không được nhiều nhà GD chấp nhận, ngay cả ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhất. Họ nêu lên những hậu quả tại hại của nó và mạnh mẽ chống lại việc thị trường hóa GD do các nhà kinh tế tân - tự - do chủ xướng.

 

Riêng ở nước ta, việc thảo luận về quan niệm “GD là hàng hoá” trong lúc này không cần thiết bằng việc cố gắng tìm ra một chiến lược hữu hiệu để chống lại khuynh hướng biến GD trở thành một hoạt động kinh doanh, chỉ đem lợi ích và nhuận cho một số người “cung cấp hàng” giàu có nhưng đồng thời lại tạo nên sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng về cơ hội GD cho những “khách mua hàng“ nghèo khổ trong xã hội.

 

Ông Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập:  Xã hội hóa GD thực sự sẽ dẫn đến thị trường GD 

 

Soạn: AM 239974 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nếu xét cụ thể, các trường ngoài công lập không được sự bao cấp của Nhà nước mà phải thu học phí để hoạt động. Mức học phí chí ít cũng bù đủ chi phí đào tạo, nghĩa là người học phải trả tiền tương xứng với những giá trị tri thức và kỹ năng mà họ nhận được từ nhà trường.

 

Đó là sự trao đổi ngang giá theo cơ chế thị trường. Và như vậy, khi có nhiều trường với nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước thì mặc nhiên hình thành thị trường các sản phẩm GD.

 

Khi có thị trường thì có cạnh tranh, buộc các cơ sở đào tạo phải phấn đấu tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng, xây dựng uy tín để hấp dẫn người học và đến 1 lúc nào đó, các trường công lập không phải bao giờ cũng ở thế thượng phong, nghĩa là cũng bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh để tồn tại. Cũng phải nỗ lực hoàn thiện mình và dưới áp lực đó, cơ chế quản lý của Nhà nước cũng phải bớt trói buộc các trường công lập. Đó là mặt tích cực của cơ chế thị trường. Nó cũng có mặt tiêu cực, Nhà nước phải quản lý để hạn chế. Trong thị trường đó, học sinh, sinh viên không phải là “hàng hoá” của GD mà là “khách hàng”, là người được hưởng dịch vụ GD.

 

 

TS Hồ Thiệu Hùng: Không vì hảng "dỏm" mà phủ nhận thị trường

 

Trong GD, hàng hoá là gì? Theo tôi, có 2 loại: Hàng hoá thể hiện dưới dạng sách, chương trình, các thiết bị GD, các phần mềm, các kinh nghiệm quản lý được đem ra trao đổi trên thị rường. Thứ 2, hàng hoá thể hiện dưới dạng sức lao động và người quản lý.

 

Sức lao động của người dạy học và người quản lý, kỹ năng, tài nghệ của họ có tác dụng chuyển kiến thức từ bên ngoài vào bên trong của người mua dịch vụ GD. Không có tác dụng này của sức lao động của người dạy học và người quản lý GD thì người học khó mà làm chủ được kiến thức, rất khó tiến bộ.

 

Hàng hoá trong GD chịu sự chi phối của các quy luật của thị trường như quy luật giá trị, cạnh tranh và cung cầu: hãy xem khi các môn toán, lý, hoá, tiếng Anh là những môn được các khoa, các ngành, các trường ĐH chọn làm môn thi nhiều nhất  thì “tự nhiên” sách các môn này bán chạy, thầy các môn này được trọng vọng hơn.

 

Ngày xưa tiếng Nga có đầu ra nên thầy tiếng Nga được ưa chuộng, khi cái ưu thế ấy mất đi thì thầy tiếng Nga lần lượt phải chuyển nghề, chuyển môn. Trung tâm dạy tiếng Anh ăn nên làm ra, tức thì hàng loạt trung tâm khác mọc lên như nấm, cạnh tranh nhau.

 

Dịch vụ GD cũng có hàng giả. Đó là cũng làm ra vẻ dạy học nhưng dạy không hết :chữ tại lớp để dành, chữ hàng thật – bán tại nhà! Đó là cũng mang nhãn mác tiến sĩ này giáo sư nọ nhưng bài giảng chẳng có nội dung gì xứng đáng với tiếng tăm, trình độ. Đó là học giả mà có bằng thật, hoặc chẳng học gì mã vẫn có bằng. Chính nạn hàng giả này trong GD khiến dư luận xã hội lên án gay gắt khiến ta phải e dè trước cụm từ “thương mại hoá GD".

 

Nhưng liệu vì trên thị trường có dược phẩm giả, dược phẩm dỏm mà ta phủ nhận luôn sự thật là ngành dược là một ngành kinh doanh? 

  • Cam Lu (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,