221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1244309
Chậm công bố thông tin kiểm định, có lợi cho ai?
1
Article
null
Chậm công bố thông tin kiểm định, có lợi cho ai?
,

- Mặc dù đã có kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ở 20 trường ĐH, nhưng Bộ GD - ĐT vẫn chưa công bố chính thức. Phải chăng ngành giáo dục chưa có một quy chế minh bạch về công khai công tác kiểm định?

SVLao.jpg
Người học mong sớm biết kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Ảnh minh họa: Minh Quyên

Đợt kiểm định đầu tiên với 20 trường đại học (hầu hết là các trường "top") đã đến hồi kết.

Bản dự thảo báo cáo đánh giá chung cho thấy chưa trường nào đáp ứng được cấp độ cao nhất về các tiêu chí kiểm định toàn phần.

Theo ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD - ĐT), quá trình kiểm định được tiến hành từ cuối năm 2004 đến nay. Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục đã họp từ tháng 2/2009 nhưng đến nay kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ở 20 trường vẫn chưa được công bố.

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Xuân Thanh cho biết: Hiện nay Hội đồng kiểm định quốc gia đã có báo cáo trình lãnh đạo Bộ để xem xét quyết định công bố kết quả.

Cũng theo ông Thanh, kết quả kiểm định được công bố ở mức nào, có công bố chi tiết về các trường hay không, cũng sẽ do lãnh đạo Bộ cân nhắc, quyết định.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Chúng tôi chưa bàn đến việc công bố hay không vì kết quả kiểm tra các trường không vào cùng một thời điểm. Có thể đến thời điểm này có trường đã khắc phục được, việc công bố thông tin đó có thể đã lạc hậu... Sắp tới, khi thực hiện “ba công khai”, các trường sẽ phải tự công bố các điều kiện giảng dạy của trường mình. Lúc đó người học và xã hội sẽ biết thực tế việc thực hiện các cam kết đảm bảo chất lượng của các trường như thế nào”.

Có lẽ dư luận đang rất quan tâm tới kết quả kiểm định chất lượng 20 trường ĐH, mà trong đó, có nhiều trường đang được xem là thuộc "tốp đầu" của VN.

Trước hết là do chính quyền lợi của người học. Việc chưa công bố kết quả nói trên phải chăng ngành GD chưa có một quy chế minh bạch về công khai công tác kiểm định.

Nếu kết quả kiểm định chỉ để biết nội bộ với nhau thì mục đích, tác dụng, hiệu quả của kiểm định hầu như không còn nữa.

Liệu rằng, thông tin này được chính thức công bố thì có lẽ uy tín của một số trường sẽ ít nhiều bị giảm sút? Kết hợp với những diễn biến trên diễn đàn quốc hội đang sôi động với nhiều vấn đề nóng của GD thì mới thấy kế hoãn binh là… thượng sách.

Thông tin trong thời buổi này thật có giá trị. Cách đây vài năm, khi "nở rộ" việc thiết kế, chế tạo và sản xuất thiết bị dạy học (TBDH) để phục vụ Chương trình – SGK mới thì người ta thấy có anh điêu đứng, có anh khoẻ re.

Một vị chức sắc trong ngành khi ấy nói rằng, các doanh nghiệp sản xuất TBDH trực thuộc Bộ đều bình đẳng với các doanh nghiệp khác nhưng hơn ở chỗ nhanh chóng có đầy đủ thông tin. Chỉ cần biết rằng: Cái mẫu TBDH A (đã hoặc sẽ) được duyệt đấy, sản xuất ngay đi; TBDH lớp 10 môn lý có chi tiết A, chi tiết B đấy, nhập về ngay đi … cũng đủ để giúp một doanh nghiệp hốt bạc tỷ đồng thời “tiễn” nhiều đơn vị khác xuống vực thẳm thua lỗ, bởi đơn giản TBDH có tính thời vụ khắc nghiệt, không có chuyện bán lần thứ 2. Vả lại năm học mới không chờ nhà sản xuất.

Nói vậy để thấy vai trò của thông tin trong giáo dục. Và xin hỏi, sự chậm trễ trong thông tin về kết quả kiểm định thì có lợi cho ai? Có phải vì lợi ích người học hay không ?

  • Ngô Thiệu Phong

 

    Không có trường nào đạt cấp độ cao nhất

Theo báo cáo của Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thì trong số 20 trường được kiểm định có 4 trường đạt cấp độ 1 - cấp độ thấp nhất; 16 trường còn lại đạt cấp độ 2 và không có trường nào đạt cấp độ cao nhất (cấp độ 3). Kết quả cụ thể như sau:

Các trường đạt tiêu chuẩn kiểm định cấp độ 1: ĐH DL Hải Phòng, ĐH Hàng hải, ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Dân lập Văn Lang.

Các trường đạt tiêu chuẩn kiểm định cấp độ 2 gồm: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm (ĐH Huế), ĐH Sư phạm Kỹ thuật (TP.HCM), ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Nha Trang, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Vinh, ĐH Đà Lạt, ĐH Cần Thơ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Qúy: Sao gọi là chưa công khai?

Chính Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm nhiều thành phần như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn Lao động, Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT... đã làm việc ráo riết, nhóm họp 2 lần (20.1 và 5.2.2009), có báo cáo kết quả làm việc về kiểm định chất lượng giáo dục của 20 trường đợt đầu tiên. Kết quả này đã được gửi cho từng trường đại học được kiểm định, các bộ ngành liên quan để lấy ý kiến thêm sau kiểm định. Hội đồng cũng yêu cầu trước 15.10.2009 các trường phải có báo cáo kế hoạch khắc phục tồn tại và phát huy thế mạnh sau kiểm định. Như thế thì làm sao gọi là chưa công khai?

(Theo Thanh Niên)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,