221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
975734
Con nhà giàu trước thềm năm học mới
1
Article
null
Con nhà giàu trước thềm năm học mới
,

(VietNamNet) - Đối với những gia đình có điều kiện, công tác chuẩn bị sách vở, đồ dùng, quần áo... cho con cái vào đầu năm học không tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, điều mà các phụ huynh lo lắng và quan tâm nhất là chất lượng giáo dục cũng như bữa ăn, giấc ngủ tại trường.

>>Miền đất cằn "chắt" chữ nuôi thân

Gánh nặng cặp sách

Cặp sách đến trường - vẫn là gánh nặng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Chị Nga, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, nhà chị có 2 con đều vào đầu cấp nên công tác chuẩn bị cũng kỹ càng hơn mọi năm.

Cậu con trai lớn năm nay vào cấp 3 nên gia đình sắm thêm một chiếc xe đạp khoảng 1 triệu đồng. Còn các khoản khác như: đóng góp tiền đồng phục, mua sách vở, sách tham khảo, cặp sách, vở bút... cũng đã được hoàn tất, trung bình khoảng hơn 1 triệu/1 cháu.

Chị Nga cho biết thêm, sách tham khảo của cháu lên lớp 6 mua theo sự hướng dẫn của cô giáo dạy thêm và chỉ mua sách Văn và Toán. Cháu lớn có dự định thi khối A nên mua sách tham khảo phục vụ cho các môn thi này. Riêng quần áo không phải sắm mới nhiều vì chủ yếu các cháu mặc đồng phục.

Cũng giống chị Nga, chị Oanh, quận Ba Đình, Hà Nội có con bước vào lớp 5, mọi việc chuẩn bị cho năm học mới cũng đều đã hoàn tất từ trong hè. Sách vở, đồng phục đều được nhà trường lo, phụ huynh chỉ đóng góp tiền, vừa rồi có mua thêm vở và một số đồ dùng học tập cần thiết, tính ra sắm đầu năm hết khoảng 400-500 nghìn, chị Oanh cho biết.

Con vào lớp 10 ở một trường trung tâm thành phố, chỗ học thêm cách nhà gần 1 tiếng đi xe đạp, chị Tuyết, quận Cầu Giấy đã phải sắm cho cậu con trai một chiếc "cup tôm" đi học cho tiện. Còn đồ dùng học tập, sách giáo khoa đã được sắm sửa từ giữa hè. Riêng sách tham khảo, chị mua tất cả các loại để con có điều kiện học tốt nhất.

Nỗi lo chất lượng

Bố và con - nẻo đường đến trường. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đối với những gia đình khá giả, việc lo học hành cho con đầu năm xem ra không tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, họ cũng có những băn khoăn mà thực chất cũng là lo lắng của hầu hết phụ huynh khi cho con em đến trường. Đó là chất lượng giáo dục và chăm sóc con em họ tại trường.

Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều trường quốc tế ở tất cả các cấp học. Mức học phí ở những trường này khá cao, phải từ 3-4 triệu đồng/cháu/tháng, nhưng vẫn có nhiều gia đình gửi con em theo học.

Cô con gái 3 tuổi của chị Tuyết cũng đang phải một tên ghi "2 danh". Một mặt ghi danh ở trường công đạt chuẩn để giữ chỗ, nhưng mặt khác vẫn cho cháu học ở lớp tư thục vì họ chăm ăn cho con rất tốt. "Học trường tư bế cháu về nặng trĩu tay, còn học ở trường công, bế con về thấy... nhẹ bỗng", chị Tuyết tâm sự.

Khi điều kiện đã đầy đủ hơn, đòi hỏi của mỗi bậc phụ huynh khi cho con đến trường là chất lượng dạy và học, chất lượng bữa ăn, giấc ngủ.

Chị Thanh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có con học lớp 3 cho biết, ở trường quốc tế "con cái mình học đến đâu, cha mẹ cần phải lưu ý điều gì đều được phản ánh rất rõ ràng. Khác với trường công của Việt Nam, nếu được nghe nhận xét con mình là HS giỏi thì cũng chỉ biết thế, còn giỏi như thế nào, giỏi đến đâu cha mẹ cũng khó hiểu rõ".

Một vấn đề nữa chị Thanh băn khoăn, vừa rồi gia đình cũng sắm đồ dùng học tập, sách vở cho con vào lớp 6, nhưng khá "chần chừ" vì không biết mua loại gì. Năm trước cũng mua vở, nhưng khi đi học cô giáo lại đưa ra mẫu khác nên bắt buộc HS phải theo. Cậu bé học ở trường quốc tế không phải lo đến việc đó. Từ cuối năm học trước nhà trường đưa cho mỗi HS một danh sách đồ dùng học tập và kiểu, loại phải mua, phụ huynh cứ thế theo, chị Thanh cho biết.

Vừa rồi, để chuẩn bị cho "cuộc đua" vào ĐH, chị Tuyết đã tìm thầy và lớp học thêm tốt nhất cho con theo học. 

Anh Lê Tuấn, Quận Gò Vấp, TP.HCM có con gái năm nay mới lên lớp 3. "Tôi không quan tâm đến chuyện học phí hay các chí phí khác cho năm học mới. Tuy nhiên, phụ huynh chúng tôi cũng không phải ngồi chơi rồi có tiền. Chính vì thế, điều mà nhiều phụ huynh mong muốn là các khoản thu sẽ phải rõ ràng. Tôi cũng mong nhà trường không nên có những đề nghị tế nhị kiểu "ai có khả năng thì đóng", bởi chắc chắn sẽ không có sự công tâm ở đây" - anh bộc bạch.

Chị Nguyễn Thị Nhung, đường Lê Văn Sĩ, Quận Phú Nhuận cũng có chung tâm trạng. "Tiền ăn học của con tôi là do ông bà ngoại ở nước ngoài chu cấp. Vì thế, gia đình cũng không phải lo lắng gì về mức học phí cả. Nhưng cũng có nhiều nỗi lo khác: Sức khoẻ các cháu có được đảm bảo không, việc học có quá tải không...".

Chị Nguyễn Vân Anh, quận Đống Đa, Hà Nội có con học lớp 7 tâm sự, giáo dục mấy năm nay thấy cải cách, đổi mới, vậy mà cái cặp của con trẻ đi học vẫn nặng trĩu hai vai.

Một vấn đề nữa mà nhiều phụ huynh cũng rất băn khoăn, lo lắng là những bữa ăn bán trú. Chị Vân Anh cho biết. Do đời sống đã khá giả, mỗi gia đình ít con hơn nên chất lượng học - ăn được các gia đình chú trọng.

  • Bảo Anh - Đoan Trúc
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,