221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
750159
Đào tạo thạc sỹ bằng mọi giá?
1
Article
null
Đào tạo thạc sỹ bằng mọi giá?
,

 (VietNamNet) - Theo “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”, tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ vào năm 2010 là 10%. Ở khu vục Đông - Tây Nam Bộ và Lâm Đồng, con số này hiện mới có khoảng 600. Nghĩa là, chỉ còn 5 năm nữa để "đắp" cho được 3.500 người có trình độ sau ĐH, cho đủ tỷ lệ như chiến lược vạch ra.

 

Nhu cầu “chất xám”: Tăng tốc!

Soạn: AM 665223 gửi đến 996 để nhận ảnh này
SV cao học trong giờ thực nghiệm

Đồng bằng sông Cửu Long có các chỉ số tăng trưởng sôi động, nhưng một thực trạng ai cũng nhìn thấy là người dân lao động có trình độ văn hoá, chuyên môn thấp nhất nước. Do đó, hiện nay các địa phương đang thiếu những yếu tố cơ bản để phát triển chiều sâu, trong đó yếu tố quan trọng là nguồn lực “chất xám”.

Theo các địa phương, trong những năm qua, các tỉnh trong khu vực có chung một hiện tượng chảy máu “nguồn lực”.

Số người có học vị sau ĐH tại một số tỉnh khá "hẻo": Hậu Giang khoảng 15, Cà Mau chỉ hơn 30 người ... Nếu tính chung số lượng giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ thì chỉ có khoảng 30% (chủ yếu là thạc sĩ).

Việc học lên bậc cao hơn là nhu cầu của mọi người, những người làm trong lĩnh vực giáo dục, việc nâng cao trình độ chuyên môn lại càng là vấn đề phải được đặt ra một cách nghiêm túc.

Theo “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” được Chính phủ phê duyệt, tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ vào năm 2010 là 10%.

Tuy nhiên, nếu tính riêng cho khu vục Đông – Tây Nam Bộ và Lâm Đồng, số giáo viên có trình độ thạc sĩ sẽ phải là 4.900 người. 

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - ĐH Sư phạm TP.HCM ước đoán (dựa trên số đã được đào tạo tại trường ĐHSP TP.HCM và các ĐH khác trong cả nước cho vùng), số giáo viên THPT của vùng có trình độ thạc sĩ chỉ trong khoảng 400 đến 600 người. Số cần phải đào tạo trong năm năm tới sẽ trong khoảng 3.500 người. Chỉ còn 5 năm để hoàn tất chỉ tiêu 10% trên.

 

Điều này có nghĩa, trung bình một năm, phải tuyển mới được 700 học viên cao học. Với chỉ tiêu được giao hiện nay (200 học viên) và năm tới khoảng 300, trường ĐHSP TP.HCM chỉ mới có khả năng đáp ứng chưa đầy 50% theo tính toán trên. Số còn lại sẽ phải trông chờ vào khoa Sư phạm ĐH Cần Thơ, ĐH Sư phạm Đồng Tháp, ĐH Đà Lạt và phần nào đó là ĐH Qui Nhơn.

 

Ngoại ngữ: Rào cản lớn

 Thứ trưởngBộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận  cho biết, từ năm 2006 trở đi chỉ tiêu đào tạo TS không mở rộng quy mô, coi trọng chất lượng đào tạo TS. Các sơ sở đào tạo TS  sẽ giảm bắt đầu từ thời điểm thực hiện Luật giáo dục (GD) sửa đổi bắt có hiệu lực (từ 1/1/2006).

Nhu cầu theo con số của chiến lược vạch ra là như vậy, nhưng trong thực tế, đây là bài toán gian nan.

 

TS Trịnh Thanh Sơn,  ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, do tốt nghiệp ĐH đã lâu, quên các kiến thức cơ bản, trình độ ngoại ngữ của thí sinh yếu đã ảnh hưởng chất lượng đầu vào. Vì thế, số lượng tuyển sinh thấp hơn chỉ tiêu Bộ giao, đặc biệt là bậc đào tạo tiến sĩ.

Đồng tình với ý kiến TS Sơn, TS Hồng cho rằng nếu cho nợ đầu vào, tổ chức học tập tốt, kiểm soát chặt đầu ra thì có thể sẽ thu hút được nhiều người học hơn so với tình hình thi tuyển hiện nay.

 

TS Phạm Phúc Vĩnh, ĐH Sư phạm Đồng Tháp thừa nhận, trong nhiều năm liền, do khả năng ngoại ngữ của thí sinh hạn chế (dưới 50/100 điểm) nên trường đã không thể tuyển đủ. Phần lớn những thí sinh dự thi sau ĐH là giáo viên trung học, giảng viên các trường ĐH,CĐ… có trình độ cử nhân sư phạm (tốt nghiệp các trường ĐHSP).

 

Bởi vậy, ông Vinh đề xuất, các trường ĐH sư phạm nói chung cần tổ chức tốt công tác đào tạo ngoại ngữ không chuyên và nếu có thể thì nên xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ không chuyên kéo dài trong 4 năm với thời lượng 36 đơn vị học trình (tương đương 540 tiết) như các trường ĐH ngoài sư phạm.

Giải pháp nào căn cơ?

 

“Thông thoáng ở đầu vào, mà chặt chẽ ở đầu ra thì mới phù hợp với xu hướng đào tạo hiện đại. Nếu buông lỏng đầu ra, cứ học là đậu, làm luận án là xong … thì sẽ khó đảm bảo được yêu cầu chất lượng đào tạo bậc này",  TS Hồ Bá Trân Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM nhận xét.

GS Phạm Phụ lại cho rằng, phải cải tiến phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo: “Cách học phải khác, tự học là chính, giảm bớt thời lượng học viên lên lớp nghe giảng, chép bài”.

Số môn học nhiều (15-25 môn), số đơn vị học trình bắt buộc quá nhiều (80-100 đơn vị học trình) nhưng lại không thiết thực đang là nhược điểm bị kêu ca nhiều nhất của chương trình đào tạo thạc sĩ hiện nay.

 

TS Nguyễn Thanh Bình - ĐH Sư phạm TP.HCM thì đề xuất trưng cầu ý kiến người học về nội dung đào tạo và tham khảo nhu cầu của họ cũng là một cách làm cho chương trình đào tạo SĐH trở nên bổ ích và gần gũi với người học. 

"Cần xây dựng tiêu chí định lượng trong việc đánh giá nhằm nâng cao chất lượng khoa học của luận án" - TS Nguyễn Kim Anh- ĐH Sư phạm TP.HCM đề xuất. Điều này xuất phát từ thực tế điểm số của các luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng, thậm chí có luận án thạc sĩ được đến 9,99. Nhưng ý kiến “sau cánh gà” của đa số thành viên của Hội đồng bảo vệ vẫn không hài lòng với kết quả bảo vệ và chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay.

  • Cam Lu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,