221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
681468
Chuyện của những người học ở trời Tây "về hay ở"
1
Article
null
Chuyện của những người học ở trời Tây 'về hay ở'
,

VietNamNet đã nhận được nhiều giãi bày của các bạn đã, đang từng ở tâm trạng "tu nghiệp ở trời Tây, nên về hay ở" của Nyen Quang Dzung. Chủ đề này tuy không mới nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Chúng tôi tiếp tục đăng tải và mong nhận thêm ý kiến của các bạn.

Soạn: AM 482109 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Họ tên: Dương Trí Tuấn
Email: duongchituan@yahoo.com
Tiêu đề: Cán bộ "nguồn" nên không nên dịch chuyển
 Trước khi sang  Úc học theo học bổng ADS, tôi đã được cơ quan đồng ý cho đi sau một số cam kết. Tốt nghiệp xong tôi đã hào hứng quay trở lại. Tính đến nay, sau 8 năm công tác, kể cả quá trình đi học, tôi cũng chưa được nâng một bậc lương nào mà đang ở mức lương khởi điểm là 1,86.

Trong quá trình tôi đi du học, cũng chẳng được hưởng một đồng lương phụ cấp nào nên cũng giống như một người nghỉ không ăn lương (mặc dù Nhà nước quy định, thời gian cán bộ đi học vẫn được tính vào thời gian xét nâng lương).

Tôi dạy ở một trường Trung cấp ở Gia Lai. Chuyên ngành mà  tôi giảng dạy chưa được thành lập ở trường mà chỉ là một môn phụ cho chuyên ngành khác. Số tiết qui định khối lượng của tôi không đủ trong năm nên tôi đã phải dạy thêm vài lớp tiếng Anh -cái chẳng phải chuyên ngành của tôi nữa.

 Mới rồi, tôi cũng đã tìm kiếm được một học bổng tiến sỹ du học Nhật Bản. Nhưng, lãnh đạo cơ quan bảo rằng chỉ ủng hộ cho đi học tiến sỹ trong nước. Với đồng lương của tôi hiện nay là 563.000 đồng thì thử hỏi, đã đủ sống hay chưa mà còn đi học tiến sỹ với học phí tự túc?

Tôi cũng đã xin chuyển công tác sang một cơ quan khác hợp với chuyên ngành mình hơn thì lãnh đạo không đồng ý vì bảo rằng, thạc sỹ chúng tôi là những cán bộ "nguồn" để trường có đủ điều kiện nâng lên làm trường cao đẳng.

Trên đây là những nỗi băn khoăn của tôi xin được tâm sự cùng anh Nuyen Quang Dzung. Tôi cũng mong VietNamNet gửi cho tôi một số văn bản qui định về chế độ chính sách mà một cán bộ đi du học được hưởng để tôi không bị thiệt thòi như đã trình bày ở trên.

Bạn đã (đang) theo học chương trình sau ĐH ở nước ngoài. Sự lựa chọn công việc sau khi kết thúc khóa học là:
Ở lại và tìm việc làm
Sang nước thứ 3 tìm việc làm
Về nước, làm cho cơ quan cũ
Về nước tìm việc làm mới
Về nước và lập công ty riêng
Chưa có dự định cụ thể
Kết quả

Họ tên:  Phạm Thế Tài
Địa chỉ: tổ 24, cụm 4, p Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng
Email: phamtai@mail.ru
Tiêu đề: Nhất trí với Nuyen Quang Dzung
Dzung trăn trở y như tôi ngày nào và ngay cả bây giờ vẫn thế. Hết năm 1 trường ĐHBK Hà Nội, đi học ĐH tại CHLB Nga, suốt 7 năm miệt mài với học bổng 4$/ tháng, tôi nhận được bằng cao học. Hăm hở với niềm tin cháy bỏng, tôi quay lại báo cáo tốt nghiệp tại Bộ ĐH. Báo cáo xong, tôi được tự do tung hoành.

Nực cười! Nhà nước đầu tư cho tôi cả một đống tiền, để rồi tôi muốn làm gì thì làm. Tôi quay lại LB Nga, làm kế toán trưởng cho 1 liên doanh Việt -Nga. Sau 3 năm, thấy trình độ và sức lực của mình đủ để đáp ứng cho nhu cầu chuyên môn, tôi lại quay về quê hương, tất nhiên với một ít vốn và kinh nghiệm. Hồ sơ tôi nộp đi tất cả các nơi và sau 1 năm chờ đợi, tôi đành vào một công ty THHH để cống hiến.

Giờ đây, đọc những dòng trăng trở của Dzung, cảm giác trăn trở lại oà đến. Tôi đã từ chối nhiều lời mời của các công ty bên LB Nga. Vài lời tự đáy lòng, muốn cùng chia sẻ.
 

Họ tên: Khôi Nguyên
Địa chỉ: Nghien cuu sinh tai Uc
Email: huda032000@yahoo.com
Tiêu đề: Tôi tán đồng
Tôi cũng đang là nghiên cứu sinh nên có kinh nghiệm. Hầu hết, anh em nghiên cứu sinh tiến sỹ đều có tâm trạng là ở nhà không được sử dụng, sau khi đã học Thạc sỹ ở nước ngoài về nước một thời gian không thăng tiến được đành tìm học bổng để đi làm tiến sỹ tiếp. Khi đã đi làm tiến sỹ, lại mất quan hệ ở nhà, các vị trí lãnh đạo đã lấp đầy, nên có về quay lại cơ quan cũ cũng coi như làm lại từ đầu.

 Nếu chúng ta biết sử dụng người tài thì có lẽ nước Việt Nam đã thành Hàn Quốc từ lâu rồi. Đã bao giờ chúng ta thấy có thi tuyển vào chức danh quản lý cho người có trình độ thực sự thi thố đâu? Nói chung, ai ở được thì nên ở. Ai phải về thì cố tìm công việc khác, tốt nhất là làm cho tổ chức quốc tế.

Họ tên:  Bùi Thế Hợp
Địa chỉ: ĐH
Nottingham, Vương quốc Anh
Email: hopcse@yahoo.com
Trong câu chuyện của anh Dzung, tôi nhận thấy cái thảm trạng chung của nhiều Viện nghiên cứu ở nước ta. Vấn đề ở chỗ, chúng ta chưa có được một thị trường khoa học, nên "sản phẩm" làm ra chẳng biết "bán" cho ai ngoài việc đưa vào các ngăn kéo tủ.

Ở các Viện nghiên cứu thuộc các ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên, dẫu sao còn khả dĩ hơn. Còn các Viện nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn thì ôi thôi, buồn! (Bởi sản phẩm của họ dường như chỉ có thể "bán cho nhà nước").

Kinh phí nghiên cứu trong một năm thường được hạn chế trong mấy trăm triệu, được phân bổ chủ yếu cho mấy chục đề tài do các "cây đa cây đề" chủ trì. Nếu đem chia bình quân đầu cán bộ thì kinh phí nghiên cứu mỗi năm thế nào cũng được khoảng vài triệu đồng một người/năm (thử so sánh với chi phí học sau đại học ở nước ngoài, khoảng nửa tỉ đồng/sinh viên/năm, thì thấy quả thực là.... phi lý!).

Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn quyết định trở về. Chúng ta chẳng ai hài lòng với điều kiện hiện tại cả, nhưng vẫn còn hy vọng ở sự thay đổi trong tương lai. Hơn nữa, trong chừng mực mà nỗ lực cá nhân cho phép, hy vọng rằng tôi vẫn có thể kiếm tiền đủ sống để theo đuổi đam mê nghiên cứu. Ngoài ra, còn có gia đình và bè bạn nữa. Đấy là nguồn động viên lớn nhất.
 

Họ tên: Song Cai
Địa chỉ: Ngo 28 Nguyen Hong, Ha Noi
Email: songcaivn@gmail.com
Tiêu đề: Rat dong y
Tôi không nói tất cả, nhưng phần lớn, những người trở về sau khi có bằng tiến sĩ đều là đã buôn bán làm giàu tại trời tây, sau đó mua cái bằng tiến sĩ rồi quay trở về mua tiếp chức quyền để rồi tiếp tục làm giàu bằng chức quyền đó. Lẽ ra họ phải có công trình khoa học nhưng gần như họ chẳng làm được gì cả...

Họ tên:Pham Thi Ngoc Phuong
Địa chỉ: 269 Kim Ma - Ba Dinh -
Hanoi
Email: apexhan@hn.vnn.vn
Tiêu đề: Hãy hiểu cho chúng tôi
Noi dung: Tôi cũng đã từng tìm đường ra nước ngoài học, 2 năm sau trở thì trở về. Không như anh Dzung, trước khi đi, tôi đã xin nghỉ luôn ở co quan Nhà nước và ra đi với 2 bàn tay trắng. Về nước, để tìm được một công việc trong các cơ quan Nhà nước với mức lương hợp lý cho cuộc sống, lại không có người quen biết, thì quả là khó khăn.

Cuối cùng, tôi chấp nhận làm thuê cho các công ty của nước ngoài. Cũng biết, làm cho các công ty của nước ngoài coi như là làm  ở nước ngoài, vì lợi nhuận của họ chuyển thẳng ra nước ngoài. Muốn vào làm nghiên cứu hay làm phát triển ở một ngành, một viện nào đó, quả thật là điều không tưởng với chúng tôi. Và, nếu có vào, có lẽ cũng chẳng làm được những gì mình muốn.

Muốn vào làm nghiên cứu, hay phát triển ở một ngành, một viện nào đó, quả thật là điều không tưởng với chúng tôi. Tự thành lập một công ty của riêng mình ở Việt Nam sau một thời gian làm thuê là mong ước của hầu hết chúng tôi. Rất mong những người bạn có cùng hoàn cảnh sẽ hiểu được, tại sao, khi về nước, chúng tôi lại lao đi làm cho người nước ngoài.

  • Ý kiến của bạn:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,