,
221
483
Du học
duhoc
/giaoduc/duhoc/
681008
"Hãy yên lòng ở lại trời Tây!"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

'Hãy yên lòng ở lại trời Tây!'

Cập nhật lúc 19:56, Thứ Ba, 12/07/2005 (GMT+7)
,

VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của bạn đọc về câu chuyện "Có bằng tiến sĩ ở trời Tây: Tôi nên về hay ở?" . Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải các ý kiến và mong được lắng nghe, chia sẻ cùng các bạn.

Soạn: AM 480325 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Về hay ở" là trăn trở của nhiều du học sinh

Dưới đây là ý kiến của bạn Đặng Hữu Chung, công tác tại Viện Cơ học.

Nhân đọc bài của Nuyen Quang Dzung, tôi có đôi lời tâm sự muốn được bày tỏ cùng bạn đọc. Tôi rất thông cảm và muốn chia sẻ với bạn. Hơn thế nữa, tôi muốn rằng, tất cả chúng ta hãy nhìn vào thực tại của đất nước.

Có lẽ, tôi thuộc thế hệ đi trước bạn, nhưng hoàn cảnh của tôi cũng chẳng có gì sáng sủa hơn.

Tôi xuất thân từ miền Trung, nơi như câu hát “sáng chống bão giông, chiều ngăn nắng lửa”. Sau khi tốt nghiệp Khoa Toán C - Đại học tổng hợp Huế (năm 1981), tôi được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Thế rồi, chưa đầy hai năm sau, tôi phải rời nhà trường để thi hành luật nghĩa vụ quân sự, mặc dù lúc ấy sức khỏe tôi chỉ xếp vào loại dự bị (43 kg)!.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, tôi trở lại trường cũ tiếp tục công việc giảng dạy. Thời ấy, ở Huế làm sao dám mơ nổi một suất đi làm nghiên cứu sinh ở Liên-Xô, vì chỉ tiêu quá ít ỏi.

Nếu xếp hàng chờ đến lượt, tôi phải mất chừng một phần tư thế kỷ. Thế là, tôi đành hạ ước mơ xuống một cấp: đi làm nghiên cứu sinh trong nước.

Bạn đã (đang) theo học chương trình sau ĐH ở nước ngoài. Sự lựa chọn công việc sau khi kết thúc khóa học là:
Ở lại và tìm việc làm
Sang nước thứ 3 tìm việc làm
Về nước, làm cho cơ quan cũ
Về nước tìm việc làm mới
Về nước và lập công ty riêng
Chưa có dự định cụ thể
Kết quả

Có lẽ, bạn có thể hình dung được tôi phải vượt qua những gian khó như thế nào. Đó là năm cuối cùng trước khi bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ, tôi phải ngồi nhà để điều trị bệnh lao. Cũng rất may, thời ấy, tôi được các bác sĩ ở bệnh viện A tận tình cứu chữa gần như miễn phí.

Nhưng có lẽ cái may mắn lớn hơn, đó là cô bạn gái và sau đó là vợ đã luôn động viên và chăm sóc, giúp tôi có thêm sức mạnh để vượt qua những lúc khốn khó trong cuộc đời và cũng chính lý do này mà tôi quyết định xin ở lại công tác tại Viện Cơ học Hà Nội.

 Không dám khoe với bạn, quả thực, hoài bão làm khoa học trong tôi lúc nào cũng nung nấu, cho dù bằng cấp chỉ là Phó Tiến sĩ trong nước. Nhờ vào sự miệt mài, chăm chỉ, tôi đã đăng được vài bài báo trên các tạp chí có uy tín phương Tây và may thay, đó lại là chiếc cầu nối tuyệt vời để tôi sang được Anh quốc làm nghiên cứu sau tiến sĩ theo học bổng của Hội Hoàng Gia Anh (1996-1997).

Cơ hội này đã mang lại cho tôi những cơ hội tiếp sau: được học bổng làm nghiên cứu tại ĐH Utrecht ở Hà Lan (1998-1999) và sau đó làm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu biển GKSS thuộc Cộng hoà Liên bang Đức (2001-2003).

Giống như bao người khác, trong tôi đầy ấp những ước mơ, muốn đem những gì học được ở trời tây về áp dụng ở quê nhà, mong góp phần nhỏ bé vào công cuộc dựng xây đất nước.

Thế nhưng, sự đời có như ta tưởng đâu! Lúc tôi còn đang làm việc ở ĐH Utrecht, các bạn đồng nghiệp đùa rằng “phen này, thế nào sau khi về nước ông cũng sẽ được thăng chức, vì ông đã qua postdoc (sau tiến sĩ) ở Anh, và lại tiếp tục ở Hà Lan nữa”.

Nhưng, khi về nước, tôi bị giáng chức đấy chứ! Từ chức trưởng phòng máy tính, phụ trách Trung tâm tính toán của Viện Cơ xuống làm “chức không phòng” vì phòng tôi đã bị "xoá sổ" trong khi còn ở Hà Lan.

Ngậm đắng nuốt cay, tôi đành xin sang làm nhân viên cho phòng khác cùng Viện. Một năm sau, cơ hội lại đến và tôi tiếp tục đi làm nghiên cứu tại Đức hai năm.

Sau khi từ Đức về, công việc của tôi gần như hoàn toàn bị “đứt” hẳn, tôi chẳng được giao nhiệm vụ gì. Đồng thời, trong Viện cũng đã nhiều lần thay “ghế các sếp” nhưng cũng chẳng đến lượt tôi. Và, cho đến bây giờ, mọi thứ cứ tuột dần khỏi tôi. Bạn có biết không, tôi chợt nhận ra một chân lý rằng, thực ra các vị ấy không phải họ đã “nhường ghế” lại cho thế hệ sau để quay về vui thú điền viên, mà chỉ là“đổi ghế” thôi!

  • Đặng Hữu Chung (Viện Cơ học, Hà Nội)

VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của bạn đọc về câu chuyện "Có bằng tiến sĩ ở trời Tây: Tôi nên về hay ở?" và sẽ tiếp tục đăng tải. Mời các bạn tham gia chủ đề này theo cách sau. Cảm ơn các bạn.

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,