221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
555041
Thi trắc nghiệm vẫn "nằm" trên giấy?
1
Article
null
Thi trắc nghiệm vẫn 'nằm' trên giấy?
,

(VietNamNet) - Chủ trương đưa phương thức thi trắc nghiệm ở môn Ngoại ngữ vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH đã được Bộ GD-ĐT thống nhất. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đang trong tình trạng: Chưa nhận được  hướng dẫn gì từ Bộ chủ quản về chuyện này!

Với phương thức thi trắc nghiệm, các nhà quản lý hy vọng sẽ "vô hiệu hóa" được tình trạng quay cóp từ "phao"

Liệu, việc đưa thi trắc nghiệm ở môn ngoại ngữ vào hai kỳ thi quốc gia quan trọng như vậy có gây khó dễ giáo viên và học sinh? VietNamNet đã tìm hiểu về vấn đề này.

Địa phương sẵn sàng chờ... lệnh! 

Cho đến thời điểm này, Sở GD-ĐT Hà Nội chưa nhận được quyết định chính thức từ Bộ GD-ĐT về việc triển khai đề thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ trong kiểm tra học kỳ và cuối năm ở THPT.

Tuy nhiên, theo một chuyên viên phụ trách bộ môn Ngoại ngữ của Sở, khi tiến hành kiểm tra học kỳ hoặc cuối năm ở môn Ngoại ngữ, hầu hết các trường THCS và THPT đã ra đề theo cách: lựa chọn câu đúng trong hai hoặc nhiều phương án đề đưa ra.

Kiểu kiểm tra này được coi là phương thức thi trắc nghiệm đang hướng đến. Trong tuần tới, Sở sẽ có cuộc họp với phòng GD-ĐT các quận, huyện để bàn chuyện này.

Soạn: AM 220489 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Quang Anh

Theo ông Nguyễn Quang Anh, giáo viên tiếng Anh, trường THPT số 2 Mộ Đức, Quảng Ngãi, việc Bộ GD-ĐT đưa ra cách thi trắc nghiệm vào thời điểm này hơi muộn nhưng cũng hợp lý. Nếu áp dụng, về tâm lý, HS không bất ngờ nhiều. Bởi lâu nay, đề kiểm tra môn tiếng Anh đã có một phần trắc nghiệm.

Ông Mạch Định Đàm, giáo viên tiếng Anh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Khánh Hoà thì "mới chỉ nghe cách đây một tháng thông tin về việc thi trắc nghiệm qua báo chí chứ chưa thấy chỉ đạo từ trên. Nếu HS thi trắc nghiệm theo đề của Bộ ở thời điểm này cũng  không quá muộn. Tuy nhiên, nếu HS được chuẩn bị trước trong các kỳ kiểm tra của trường, sau đó thi ĐH thì phù hợp hơn và không bị hụt hẫng.

Ở Phú Thọ, hai năm trở lại đây, hầu hết các trường THCS (đặc biệt là các trường ở TP Việt Trì) đã thực hiện  kiểm tra theo phương thức trắc nghiệm ở các môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn Sử, Địa trong kiểm tra học kỳ và cuối năm.

Tại Hải Dương, khi bắt đầu thực hiện thay sách giáo khoa từ lớp 6, Sở GD-ĐT đã hướng dẫn các trường THCS lồng ghép cách thi trắc nghiệm trong kiểm tra học kỳ và cuối năm.

Mặc dù chưa có hướng dẫn chính thức của Bộ, Sở GD-ĐT Hải Dương cũng đã tổ chức tập huấn cho các trường làm quen với phương thức này. Bước đầu, đề thi ra có tỷ lệ khoảng 20%  trắc nghiệm để HS và giáo viên (GV) có thời gian làm quen. Dần dần, tỷ lệ này được nâng lên 30-40% và giữ ổn định đến thời điểm này.

"Đối với việc thi tốt nghiệp môn tiếng Anh lớp 9 THCS năm nay, nếu có chỉ đạo của Bộ GD - ĐT tổ chức thi theo dạng đề trắc nghiệm thì địa phương đã có sự chuẩn và sẵn sàng thực hiện", trưởng phòng Giáo dục phổ thông Trần Tiến Dân cho hay.

Nhiều giáo viên chưa hiểu thế nào là thi trắc nghiệm

Bên cạnh những ý kiến sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện "ứng phó" để thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT, cũng còn nhiều địa phương tỏ ra lo ngại.

Ông Hà Văn Sinh, trường CĐ Sư phạm Nha Trang cho rằng, thi trắc nghiệm vào năm 2005 thì chưa đúng thời điểm do chưa có một hoạt động nào cho HS và GV làm quen.

"Bởi hiện nay, có nhiều GV chưa hiểu như thế nào là thi trắc nghiệm. Tôi có cảm tưởng người ra đề thi trắc nghiệm dường như cũng chưa hiểu hết thi trắc nghiệm là gì. Đừng cho rằng thi trắc nghiệm là đánh giá đúng khả năng thăng tiến của người học".

Bà Lê Thị Lệ Dung, GV trường chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái lại phân vân vì lẽ: Thi trắc nghiệm và thi tiểu luận đối HS trường chuyên thì không có vấn đề gì khó khăn. Nhưng với HS trường bình thường, việc này khá mới.

Soạn: AM 220491 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bà Lệ Dung

Theo bà Dung, kiểm tra trình độ ngôn ngữ phải đủ cả kỹ năng viết, nói, nghe, đọc. Thi trắc nghiệm chỉ kiểm tra được phần là đọc chứ không kiểm tra được kỹ năng viết khá quan trọng. Việc áp dụng thi trắc nghiệm không hoàn toàn phù hợp để lựa chọn ra HS thực sự có năng lực với việc học tiếng Anh ở bậc ĐH. Đơn giản vì thi trắc nghiệm chỉ là nhận biết, HS đọc và đánh dấu, chủ yếu nhận biết nhiều hơn là để HS tái tạo lại một phần ngôn ngữ đã học.

"Ẩn số" ngân hàng đề!

Theo ông Hà Văn Sinh, việc ra đề thi kiểu này rất phức tạp. Người ra đề phải tư duy, vận động với một cường độ cao "đầu tư" ít nhất 3-6h mới "sản xuất" được 1 đề trắc nghiệm thực sự khách quan có thời gian làm bài là 30 phút.

"Để thi trắc nghiệm tốt thì HS nên tập trung nhiều chương trình học, làm quen với các mẫu đề thi để đến khi tiếp xúc đề thi của Bộ GD-ĐT không hụt hẫng", ông Mạch Định Đàm cho hay.

Từ kinh nghiệm đã triển khai trong hai năm gần đây, ông Hà Văn Sỹ, trưởng phòng Giáo dục Phổ thông Sở GD-ĐT Phú Thọ cho biết: Hiện tỷ lệ trắc nghiệm trong mỗi đề chỉ chiếm 30-40% nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

Cụ thể là trách nhiệm của Ban ra đề rất nặng, thời gian làm đề tăng lên, điều kiện cơ sở vật chất in ấn đề thi cũng phải tăng theo.

Đối với đề dễ, rất khó đánh giá đúng thực chất HS như nhiều người kỳ vọng. Nếu nâng mức độ khó của đề lên thì phải kèm theo một ngân hàng đề đủ mạnh để bảo đảm mức độ phân hóa. Kiểu làm bài bằng cách đánh dấu vào phương án đúng chỉ nên triển khai khi kiểm tra kiến thức nhanh, hoặc mức độ đánh giá khả năng vừa phải.

Nhiều địa phương đã nghị: Bộ GD-ĐT cần sớm đưa ra hướng dẫn,  tập huấn để các địa phương thống nhất triển khai. Song song với đó,phải có sự đầu tư về điều kiện cơ sở vật chất tương thích cho quá trình làm đề đạt hiệu quả.

Với HS, điều cơ bản để làm tốt bài thi ở bất kỳ dạng nào cũng cần phải có cách học và nắm vững kiến thức chương trình, sau đó mới đến yếu tố kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Để làm tốt dạng bài thi này, HS phải thật sự nhanh nhạy. 

Trong khi đó, đơn vị đảm nhiệm công việc này lại khá "kín kẽ" khi đề cập tới những thông tin liên quan tới vấn đề này.  Các lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay việc tập huấn với cơ sở đã diễn ra thường xuyên. Khi hỏi đến "ngân hàng đề" đã sẵn sàng chưa, câu trả lời cũng chung chung tương tự.

  • Cam Lu - Kiều Oanh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,