221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
716352
8 điều không được quên khi phát triển tổng thể Hà Nội!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
8 điều không được quên khi phát triển tổng thể Hà Nội!
,
Một Hà Nội thật ''đặc biệt'' với sự chen chân của cả các phương tiện hiện đại du nhập từ nước ngoài với những phương tiện dân tự chế ''không rõ họ tên'' (Ảnh: Lê Anh Dzũng).

(VietNamNet) - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đã đưa ra 8 ý kiến chỉ đạo sau khi xem xét báo cáo giữa kỳ Chương trình Phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội.

Báo cáo giữa kỳ này được trình bày bởi ông Iwata Shizuo - Trưởng Đoàn nghiên cứu JICA và ông Triệu Đình Phúc - Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội, đồng thời là thành viên Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội tại cuộc họp với nhiều lãnh đạo sở, ban, ngành, thành phố Hà Nội và đại diện Đại sứ quán Nhật bản cùng nhiều chuyên gia phụ trách các lĩnh vực nghiên cứu ngày 13/9/2005.

Kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu về các vấn đề được nêu ra trong cuộc họp này vừa được thể hiện bằng văn bản số 272/TB-UB ngày 4/10/2005, VietNamNet xin được thông tin nguyên văn:

''1. Nghiên cứu quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và phải kế thừa kết quả nghiên cứu của Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998 ngày 20/6/1998 và các quy hoạch chuyên ngành đã có.

2. Các kịch bản tăng trưởng dân số trong Quy hoạch tổng thể cần phải được đặt trong bối cảnh và xu hướng tăng dân số chung của cả vùng để đảm bảo cơ sở khoa học của dự báo, từ đó xây dựng quy hoạch khả thi, phù hợp và có tính bền vững.

3. Phương án thiết lập không gian xanh nối từ Cổ Loa qua sông Hồng đến hồ Tây đã kế thừa và nâng lên một bước kết quả của quy hoạch theo Quyết định 108. Tuy nhiên, cần xem xét thêm về qui mô để phù hợp với các dự án đang triển khai tại khu vực này.

4. Cần nghiên cứu rõ hơn định hướng phát triển hai bên sông Hồng, nhất là sau khi xác định được hành lang thoát lũ.

Một cuộc họp báo giới thiệu một loại hình giao thông công cộng ''ngoại nhập'' dự tính triển khai tại nội thành Hà Nội: buýt nhanh BRT - vừa xong ''màn chào hỏi'' đã vấp phải nhiều phản ứng! (Ảnh: Lê Anh Dzũng).

5. Chiến lược về giao thông - vận tải: các nhóm công tác cần phối hợp với Đoàn chuyên gia nghiên cứu kỹ hơn để có sự thống nhất cao trong các nội dung:

- Nghiên cứu quy hoạch giao thông Hà Nội gắn kết với các tỉnh, thành phố trong Vùng thủ đô trên các lĩnh vực như: đường cao tốc nối các đô thị trong vùng, đường sắt liên vùng...

- Làm rõ định hướng, chiến lược dài hạn về phát triển giao thông đô thị, đặc biệt là giao thông công cộng. Cần phân tích làm rõ đặc tính của một số loại hình đường sắt đô thị (hỗn hợp) để lựa chọn các loại hình phương tiện vận tải cho phù hợp định hướng phát triển mạng đường sắt Hà Nội lâu dài.

- Nghiên cứu khả năng các tuyến đường sắt nội đô đi ngầm từ đường vành đai 3 trở vào để đảm bảo cảnh quan, môi trường cho Thủ đô Hà Nội về lâu dài.

- Nghiên cứu định hướng bố trí thêm một sân bay quốc tế nữa tại vùng Hà Nội ngoài việc nâng cấp sân bay Nội Bài.

6. Về thoát nước và môi trường đô thị: các nhóm công tác cần phối hợp Đoàn chuyên gia trong các nội dung:

- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải cũng như đề xuất các dự án ưu tiên trong thời kỳ 2005 - 2010 để thực hiện chiến lược thiết lập cơ cấu không gian ''mặt nước'', ''cây xanh'', ''văn hóa'' cho Hà Nội. Quá trình nghiên cứu phải tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đồng thời thống nhất với Quy hoạch năm 1995 do chính JICA nghiên cứu.

- Để đảm bảo tính bền vững của môi trường Thủ đô, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp Vùng (không theo địa giới hành chính như hiện nay) như: thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang... để Hà Nội và các tỉnh cùng nhau giải quyết những tồn tại, bất cập hiện nay không tự giải quyết được.

7. Về các dự án ưu tiên: giao các Trưởng nhóm công tác tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trao đổi cùng Đoàn nghiên cứu và có ý kiến bằng văn bản, gửi về Sở Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND TP.

8. Duy trì chế độ làm việc hàng tuần trực tiếp giữa các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia của Đoàn nghiên cứu (JICA) để thống nhất từng phần công việc. Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ dự án, hoàn thành dự thảo Báo cáo cuối kỳ vào tháng 11/2005''.

  • VietNamNet

Tin liên quan:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,