221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
578332
Mong tìm được gương mặt xứng đáng qua "Vinh danh nước Việt"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Mong tìm được gương mặt xứng đáng qua 'Vinh danh nước Việt'
,

(VietNamNet) - Người Viễn Xứ đã nhận được nhiều thư của bạn đọc hỏi về cuộc bình chọn danh hiệu Vinh Danh Nước Việt. Để cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo điện tử VietNamNet - Trưởng ban tổ chức cuộc bình chọn danh hiệu "Vinh danh nước Việt".

TBT Nguyễn Anh Tuấn (giữa) tại buổi giao lưu trực tuyến với Việt kiều: ông Nguyễn Hoài Bắc (trái) và ông Lê Tiến Ba (phải)

- Thưa ông, đến nay vẫn có bạn đọc hỏi về mục đích, ý nghĩa của cuộc bình chọn danh hiệu "Vinh danh nước Việt"?

- Hiện nay, Việt Nam có gần 3 triệu kiều bào đang định cư trên nhiều nước. Tất cả đều cố gắng hòa nhập và làm công dân tốt ở nước sở tại. Tuy mỗi người một hoàn cảnh sống nhưng tất cả đều hướng về Tổ quốc với lòng nhớ thương và luôn mong muốn đất nước ngày càng phồn thịnh, văn minh. Trong số họ, có rất nhiều người đã thành đạt với những cống hiến xuất sắc trên lĩnh vực chuyên môn của mình, góp phần làm rạng rỡ cho non sông Việt Nam.

Cuộc bình chọn danh hiệu Vinh danh nước Việt nhằm mục đích giới thiệu và tôn vinh những gương mặt kiều bào tiêu biểu, có nhiều thành công nổi trội và có tấm lòng với đất nước. Ngay trong việc chon địa điểm để tổ chức lễ trao danh hiệu Vinh danh nước Việt, chúng tôi cũng chọn Nhà Thái Học - Văn Miếu Quốc Tử Giám, vì đây là trường Đại học đầu tiên của đất nước, là biểu tượng văn hóa của đất nước, để bày tỏ sự trân trọng, tôn vinh.

TBT Nguyễn Anh Tuấn trao đổi với GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School

- Ông mong muốn và hy vọng gì qua cuộc bình chọn lần này?

- Qua cuộc bình chọn, chúng tôi mong tìm ra được những gương mặt Việt Nam, những con người Việt Nam thật xứng đáng để chúng ta có thể tự hào trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Chúng tôi vẫn luôn ước mong ngày càng có nhiều người Việt Nam thành đạt trên xứ người. Tiếng nói và tên gọi Việt Nam ngày càng có sức nặng mang tầm quốc tế trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, thể thao...

- "Đây là lần đầu tiên, một đơn vị báo chí đứng ra tổ chức một cuộc bình chọn có ý nghĩa sâu sắc và có cái tên mang tầm vóc lớn lao” - Ông nghĩ thế nào về ý kiến này của một độc giả?

Mỗi Việt kiều là một “đại sứ” kinh tế?

Cần làm gì để mỗi Việt Kiều là một Đại sứ kinh tế?Đó là lý do để VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến: “Mỗi Việt Kiều là một “đại sứ” kinh tế”.

- Việc này cũng là điều bình thường thôi. Tôi xem đây là một trong những nhiệm vụ của báo chí, để nhằm động viên, khích lệ tinh thần người Việt Nam thành đạt ở nước ngoài, giúp họ hướng về cội nguồn dân tộc và gắn bó nhiều hơn với quê hương.

Tôi nghĩ, trên xứ người, người Việt Nam chúng ta có tạo được những thành tựu nào, có làm được những gì nổi trội, tiêu biểu và được thán phục ở nước sở tại, không đi ngược lại lợi ích đất nước là đã góp phần làm vinh danh cho nước Việt mình trên trường quốc tế và đều xứng đáng được biểu dương.

- Nghị quyết 36 của Bộ Chính Trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài mới được ban hành từ tháng 3 năm 2004, thế nhưng VietNamNet đã mạnh dạn lên chương trình và đề ra các tiêu chí bình chọn danh hiệu VDNV từ năm 2003... Xuất phát từ đâu mà ông nghĩ đến việc này?

- Tôi cũng như mọi người, đều luôn mong muốn rằng người Việt Nam dù sống trong nước hay ngoài nước cũng sẽ là một khối thống nhất. Có như vậy thì nước mình mới có thể tận dụng và phát huy hết mọi tiềm lực để đạt được mục đích xây dựng đất nước sớm trở thành “một con rồng” Châu Á, mới có thể tự tin bước vào con đường hội nhập quốc tế.

Cuộc bình chọn danh hiệu Vinh danh nước Việt này cũng như việc tổ chức thực hiện chuyên san Người Viễn Xứ đều vì mục đích chung ấy.

TBT Nguyễn Anh Tuấn (giữa) tại buổi giao lưu với bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội và ông Nguyễn An Ninh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GDĐT

- Mặc dù có sự hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN, nhưng đây là lần đầu tiên một đơn vị báo chí đứng ra tổ chức một cuộc bình chọn có tầm vóc cả nước mà đối tượng lại là người Việt ở nước ngoài - ví như chim trời cá biển - ắt hẵn sẽ có những khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện. Ông có thể chia sẻ những ưu tư của mình cùng bạn đọc?

- Vâng, có thể coi như đây là một sự khai phá, vì vậy cái khó nhất của việc thực hiện là tìm kiếm những người Việt thành đạt nổi trội ở xứ người. Còn nhiều người rất xứng đáng để tôn vinh nhưng chưa được giới thiệu.

Tôi hy vọng, sau lễ trao tặng danh hiệu Vinh danh nước Việt lần thứ nhất này, sẽ có nhiều người biết đến cuộc bình chọn của chúng ta và sẽ tiếp tục giới thiệu các gương mặt xuất sắc khác trong năm 2005 và những năm tiếp theo.

- Đó là cái khó nhất, còn cái khó nhì…?

- Đây là một cuộc trao tặng mang tính chất tôn vinh những hình ảnh đẹp của dân tộc, chứ không mang tính thương mại, nên chủ yếu là gía trị tinh thần chứ không phải vật chất. Mặc dù VietNamNet đã cố gắng với khả năng của mình nhưng vẫn chưa lo được chu đáo cho các nhân vật trong việc đi lại, ăn ở khi về dự lễ… Giá như có nhiều nhà tài trợ thì chắc là lễ trao tặng danh hiệu Vinh danh nước Việt sẽ chu đáo và tươm tất hơn.

- Xin cảm ơn ông. Xin chúc buổi lễ trao tặng danh hiệu Vinh danh nước Việt thành công như mong muốn.

  • Người Viễn xứ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,